Bỏng nắng

Bỏng nắng tình trạng bỏng ở vùng da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh. Thời gian hay gây bỏng nắng là khoảng từ 11 – 14 giờ, thời điểm mà cường độ ánh nắng mạnh nhất, có nhiều tia cực tím nhất.

Bỏng nắng là gì?

(Ảnh minh họa)

Bỏng nắng. (Ảnh minh họa)

Bỏng nắng tình trạng bỏng ở vùng da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh. Thời gian hay gây bỏng nắng là khoảng từ 11 – 14 giờ, thời điểm mà cường độ ánh nắng mạnh nhất, có nhiều tia cực tím nhất.

Khác với viêm da do nắng, bỏng nắng có thể tổn thương rộng hơn, sâu hơn và có thể nguy hiểm. Nếu bỏng nặng có nguy cơ nhiễm trùng cao, sau khi khỏi để lại sẹo xấu.

Triệu chứng của bỏng nắng

Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, những vùng da không được che chắn như mặt, cổ, gáy, cẳng tay, mu bàn tay, bàn chân… có biểu hiện:

  • Đỏ da, đau rát, châm chích, đôi khi hơi nghứa
  • Phòng giộp, có thể hình thành những đám phỏng nước
  • Các vết đỏ không khỏi ngay mà đỏ tăng lên, có thể sưng nề và cảm giác căng cứng
  • Sau đó vùng da tổn thương có thể tróc da, khô dần rồi bong vảy
  • Nếu có bội nhiễm, các vùng phỏng có thể hình thành mủ màu trắng đục, sưng đau nhiều
  • Sau khi khỏi để lại làn da thô, thâm, dày bì, nám, tàn nhan, nhiều nếp nhăn
  • Biểu hiện toàn thân có thể gặp đau đầu, chóng mặt, khát nước,…

Khi nào bạn cần gọi bác sĩ?

Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc gọi ngay bác sĩ chuyên khoa Bỏng trên hệ thống Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn và hướng dẫn cách xử lý nhằm hạn chế biến chứng.

Nguyên nhân gây ra bỏng nắng

Nguyên nhân dẫn đến bỏng nắng là tiếp xúc với ánh nắng trong những ngày trời nắng to, gặp ở những vùng da không được che chắn. Bỏng nắng thường gặp ở những người:

  • Tắm nắng, tắm biển nhiều, nhất là vào những ngày trời nắng
  • Công nhân làm việc ngoài trời
  • Người ít tiếp xúc với ánh nắng, những người da trắng… mà tiếp xúc với ánh nắng mạnh.

Các yếu tố nguy cơ gây bỏng nắng

Các yếu tố nguy cơ gây bỏng nắng
(Ảnh minh họa)

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cháy nắng như:

  • Ở những nơi tia cực tím phản xạ lại không gian nhiều như bề mặt nước, kính, bề mặt tuyết, cát trắng, bê tông…;
  • Vào mùa hè thì tia cực tím mạnh hơn các mùa khác trong năm;
  • Độ cao càng lớn thì tia cực tím càng mạnh (cứ lên cao 300m thì cường độ tia cực tím tăng khoảng 4%); càng gần xích đạo thì tia cực tím càng mạnh;
  • Chu kỳ của mặt trời khiến cho có những ngày tia cực tím chiếu xuống trái đất mạnh hơn những ngày khác.
  • Người lâu không tiếp xúc với ánh nắng (người ở nơi ít ánh nắng mặt trời, người thường xuyên làm việc trong nhà…);
  • Người đang dùng một số loại mỹ phẩm hoặc thuốc như thuốc tránh thai, kháng sinh, thuốc an thần;
  • Người có cơ địa nhạy cảm với ánh nắng và cuối cùng là 'lỗ thủng' của tầng ôzon, lớp ngăn chủ yếu các tia cực tím có hại đến từ mặt trời...

Điều trị bỏng nắng

  • Tắm nước lạnh nhưng không phải là nước đá. Không thêm muối hoặc bất cứ loại tinh dầu nào vào trong nước.
  • Không dùng tay hoặc dao cạo để cạo đi lớp da bị cháy nắng.
  • Dùng khăn mặt ẩm hoặc khăn mềm để lau khô da sau tắm.
  • Sử dụng kem chống nắng có chứa tinh chất lô hội làm mát.
  • Sử dụng kem làm mát hoặc trị sưng tấy da với sự tư vấn của bác sĩ da liễu.
  • Không ra nắng vào thời điểm da đang bị cháy nắng.
  • Nếu bạn bị mệt mỏi hoặc buồn nôn thì nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Sau khoảng 4 – 7 ngày, tình trạng làn da cháy nắng sẽ được cải thiện, lớp da cháy nắng sẽ bị bong đi và tái tạo lớp da mới. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thường xuyên để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến da nhanh lão hóa, hình thành các nếp nhăn, thậm chí là tiềm ẩn nguy cơ ung thư da.
  • Trong trường hợp bị cháy nắng nặng, bạn nên dùng các loại kem có chứa cortison (liều lượng và cách dùng phải có ý kiến của bác sĩ) sẽ có kết quả tốt hơn.
  • Các loại thuốc chống viêm, loét cũng có tác dụng chữa lành chứng cháy nắng, đặc biệt nếu dùng kèm nó với kem đặc trị.
  • Riêng với những người bị bệnh đau dạ dày, xuất huyết dạ dày thì không nên dùng thuốc kháng viêm.

Phòng ngừa bỏng nắng

Phòng ngừa bỏng nắng
Phòng ngừa bỏng nắng. (Ảnh minh họa)

Để phòng cháy nắng, mỗi khi ra nắng, đi găng, đội mũ, đeo kính và đeo khẩu trang. Nếu không có việc cần, tốt nhất là không đi ra ngoài đường trong khoảng thời gian từ 10 - 15 giờ.

Phòng hơn chữa, vậy nên để phòng tránh cháy nắng, bạn đừng quên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF > 30. Nếu đi biển, bạn cần chọn loại kem chống nắng không thấm nước. Ngoài ra, cần đội mũ rộng vành, đeo kính râm và mang thêm ô, dù khi đi biển.

Chế độ chăm sóc người bị bỏng nắng

Chế độ chăm sóc người bị bỏng nắng
(Ảnh minh họa)
  • Nếu cảm giác đau, rát da và không thể chịu đựng được, tốt nhất bạn nên tìm đến các bác sĩ da liễu để có được cách thức chữa trị đúng đắn, kịp thời. Nếu tình trạng không nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây để hạn chế phần nào sự khó chịu do hiện tượng bỏng nắng mang lại.
  • Khi thấy da bắt đầu có hiện tượng ửng đỏ, có cảm giác nóng và đau rát khi chạm vào thì nghĩa là bạn đã bị bỏng nắng. Khi đó, tốt nhất bạn nên tránh các hoạt động ngoài trời khi còn nắng vì chúng có thể gây ra bỏng nắng ở cấp độ 2.
  • Vết bỏng khi ấy sẽ đau đớn nhiều hơn, mức độ tổn thương nhiều hơn và do đó sự phục hồi chắc chắn là khó khăn và cần nhiều thời gian hơn.
  • Nên ngâm bồn hoặc tắm dưới vòi sen với nước lạnh ngay khi có thể, chúng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, bớt đau hơn. Tốt nhất bạn không nên dùng xà phòng để tránh gây tổn thương thêm cho da.
  • Nếu có điều kiện, bạn có thể dùng bột yến mạch để làm sạch da. Chúng cũng sẽ giúp làm dịu da phần nào.
  • Tiếp tục làm mát cho da với bẹ lá cây lô hội. Hãy lấy từng bẹ lá, tách vỏ, loại bỏ nhớt rồi xắt thành từng lát mỏng để đắp lên da. Bạn có thể đắp mặt nạ lô hội cho da vài lần/ngày để giảm cám giác đau rát và nóng da.
  • Nếu vết bỏng nắng trên da không sưng tấy, bạn vẫn có thể duy trì thoa kem dưỡng ẩm cho da. Bởi nếu không, chúng sẽ khiến những lớp da bong tróc trở nên trầm trọng hơn và lâu bình phục hơn.
  • Để đảm bảo sự an toàn cho da, tốt nhất bạn nên chọn các loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên như kem bơ cacao hoặc có thể dùng vaseline để thay thế.

Theo Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 18-04-2022

    Bệnh đảo gốc động mạch (transposition of the great arteries) là một bệnh tim bẩm sinh, nếu không phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến bé.

  • 28-05-2018
    Liệt nửa người là giảm hoặc mất vận động hữu ý một tay và một chân cùng bên do tổn thương tháp kèm hay không kèm liệt một hay nhiều dây thần kinh sọ não cùng hay khác bên với bên liệt tay chân. Bệnh liệt nửa người có thể sẽ xuất hiện sau khi gặp các
  • 28-05-2018
    Tuyến yên là một tuyến nội tiết nhỏ hình hạt đậu nằm ở hố yên sàn não, phía sau mũi và giữa hai tai. Mặc dù có kích thước nhỏ như vậy nhưng tuyến yên lại có vai trò rất quan trọng, nó chỉ huy nhiều tuyến nội tiết của cơ thể như tuyến giáp, tuyến thượng
  • 28-05-2018
    Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm phế quản kéo dài trong thời gian ngắn (thường ít hơn vài tuần lễ), trong khi viêm phế quản mạn tính là tình trạng viêm phế quản kéo dài hoặc tái phát nhiều lần (và thường do sự kích thích thường xuyên của cây phế
  • 28-05-2018
    Giãn tĩnh mạch tinh là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh (bình thường, tĩnh mạch tinh của đám rối tĩnh mạch tinh có đường kính khoảng từ 2mm trở xuống). Giãn tĩnh mạch tinh là một bệnh lý rất phổ biến và thường gặp
  • 28-05-2018
    Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng sản sinh ra các hormon có vai trò giúp điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn, có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp