Lồng ruột

Khi lồng ruột xảy ra, sự lưu thông của dịch và thức ăn trong lòng ruột bị tắc nghẽn, ruột có thể bị phù nề và chảy máu, nguồn cung cấp máu đến đoạn ruột bị ảnh hưởng có thể mất, và đoạn ruột đó có thể bị hoại tử.

Đại cương về lồng ruột

Lồng ruột

Lồng ruột là một cấp cứu bụng ngoại khoa thường gặp nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi. Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột trượt và chui vào trong lòng đoạn ruột kế tiếp, nó lồng nhau như các phần của ống kính thiên văn.
Khi lồng ruột xảy ra, sự lưu thông của dịch và thức ăn trong lòng ruột bị tắc nghẽn, ruột có thể bị phù nề và chảy máu, nguồn cung cấp máu đến đoạn ruột bị ảnh hưởng có thể mất, và đoạn ruột đó có thể bị hoại tử.
Lồng ruột xảy ra từ 1-4 trên 1000 đứa trẻ nhỏ, thường gặp nhất là từ 5-9 tháng tuổi, những đứa trẻ lớn hơn cũng có thể gặp, và bé trai gặp nhiều hơn bé gái.

Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể của lồng ruột

Bệnh nhân lồng ruột thường bị đau bụng từng cơn dữ dội, đau thường xuất hiện đột ngột, bệnh nhân thường có xu hướng gấp gối vào ngực. Cơn đau thường làm cho trẻ khóc rất to (khóc thét). Khi cơn đau dịu đi, trẻ sẽ ngưng khóc trong một lúc và cảm thấy dễ chịu hơn. Cơn đau thường đến và đi như thế, và khi đau trở lại có thể đau nhiều hơn.
Các triệu chứng bao gồm:
  • Chướng bụng
  • Nôn ói
  • Nôn ra dịch mật, dịch màu xanh hơi vàng vị đắng.
  • Tiêu phân nhầy máu, như thạch
  • Quấy khóc, khó chịu, bứt rứt.
  • Khi bệnh tiếp tục diễn tiến, bệnh nhân sẽ biểu hiện yếu dần, bệnh nhân có thể sốt và có biểu hiện sốc, một vấn đề đe dọa tính mạng bệnh nhân mà trong đó, sự thiếu tưới máu mô cơ quan sẽ làm cho tim đập nhanh và huyết áp tụt dần.
  • Một vài bệnh nhân lồng ruột có thể chỉ biểu hiện lừ đừ mà không nôn ói, có thay đổi tính chất phân, hoặc chướng bụng.

Nguyên nhân gây lồng ruột

Hầu hết, bác sĩ không biết nguyên nhân của lồng ruột. Trong một vài trường hợp hợp, người ta thấy lồng ruột đi theo sau một đợt viêm dạ dày ruột (cúm dạ dày).
Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn hay virus có thể gây phù nề mô bạch huyết ở ruột, nó làm cho một đoạn ruột bị đẩy lồng vào một đoạn ruột khác.
Ở những trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi hay lớn hơn 5 tuổi, lồng ruột có lẽ được gây gây ra bởi tình trạng phì đại hạch bạch huyết, một khối u hay một mạch máu bất thường ở ruột.

Chẩn đoán và điều trị lồng ruột

Chẩn đoán lồng ruột

Bác sĩ thường nghĩ đến lồng ruột khi một đứa trẻ có những đợt tái phát: đau bụng, hay gấp cẳng chân, nôn ói, cảm giác mệt mỏi lừ đừ, hoặc tiêu phân nhầy máu.
Trong suốt quá trình thăm khám, bác sĩ cần phải hỏi về tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe gia đình, các thuốc mà bệnh nhân đã sử dụng hay bất kỳ tình trạng dị ứng nào mà bệnh nhân có. Kế đến, bác sĩ phải khám bệnh nhân, đặc biệt lưu ý đến bụng, khi sờ có thể thấy bụng chướng, căng. Đôi lúc, thầy thuốc cần phải cảm nhận phần ruột nào bị lồng.
Nếu bác sĩ nghi ngờ lồng ruột, bệnh nhân cần được đưa đến phòng cấp cứu và yêu cầu bác sĩ ngoại nhi thăm khám bệnh nhân ngay lập tức. Bác sĩ khoa cấp cứu có thể đề nghị siêu âm bụng hoặc chụp phim X-quang bụng, thường có hình ảnh của tắc ruột. Nếu thấy bệnh nhân có biểu hiện nặng, có nguy cơ tổn thương đến đoạn ruột nên đưa bệnh nhân đến phòng mổ ngay và giải quyết tình trạng tắc ruột.

Điều trị lồng ruột

Thụt tháo đại trực tràng bằng khí hay barium là một phương pháp vừa chẩn đoán vừa điều trị cùng lúc lồng ruột.
Với thụt tháo bằng hơi, người ta sẽ đưa một ống mềm, nhỏ vào trực tràng và hơi được bơm vào trực tràng qua ống thông này. Khí đi vào ruột và sẽ tạo ra hình ảnh của ruột trên phim X-quang. Nếu có tình trạng lồng ruột, trên phim X-quang ta sẽ thấy hình ảnh của khối lồng, như hình ảnh kính thiên văn. Cùng lúc đó, khí sẽ giúp tháo đoạn ruột lồng ra và giải quyết luôn tình trạng tắc nghẽn.
Barium, một hỗn hợp lỏng, thường được sử dụng thay thế hơi để giải quyết tình trạng tắc nghẽn theo một cách tương tự trên.
Cả hai phương pháp tháo lồng trên đều an toàn, và các đứa trẻ thường biểu hiện rất tốt.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ là tình trạng lồng ruột tái phát có thể diễn ra trong vòng 72 giờ sau tháo lồng, với tỉ lệ 1 trên 10 trường hợp.
Nếu ruột bị rách, việc thụt tháo không thể thực hiện được, hoặc do bệnh nhân quá yếu để cố gắng thụt tháo, khi đó bệnh nhân cần được phẫu thuật, đây là tình trạng thường gặp ở những đứa trẻ lớn. Phẫu thuật viên cần cố gắng tháo lồng, nhưng nếu bệnh nhân có nguy cơ cao khi thực hiện tháo lồng thì cắt bỏ đoạn ruột lồng là một cách giải quyết hợp lý.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nằm viện theo dõi và được nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch cho tới khi bệnh nhân có thể ăn uống và hoạt động ruột trở lại bình thường. Thầy thuốc nên theo dõi sát tình trạng bệnh nhân, nhằm đảm bảo lồng ruột tái phát không xảy ra. Một số bệnh nhân cần phải sử dụng kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng.

Khi nào thì gọi bác sĩ

Lồng ruột là một cấp cứu y khoa. Nếu bạn nghi ngờ con của mình có những triệu chứng của lồng ruột như cơn đau thắt bụng, nôn ói, lơ mơ lừ đừ, tiêu phân như thạch máu, hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc tìm sự trợ giúp y tế khẩn cấp ngay lập tức.
Hầu hết các bệnh nhân trẻ nhỏ được điều trị sớm trong vòng 24 giờ sẽ hồi phục hoàn toàn mà không có vấn đề gì. Nhưng lồng ruột mà không được điều trị có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, làm cho tình trạng bệnh nhân xấu đi rất nhanh. Vì vậy, một điều cực kỳ quan trọng là không được trì hoãn việc điều trị. Việc chậm trễ trong điều trị có thể làm tăng nguy cơ tổn thương mô không phục hồi, xé rách ruột, nhiễm trùng và có thể tử vong.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh hẹp van ba lá là khi van ở tim đóng lại không chặt (bị hở).nVan ba lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải của tim. Van mở ra khi tâm nhĩ co lại để bơm máu vào tâm thất, đóng lại khi tâm thất co lại để ngăn máu chảy ngược về tâm nhĩ.
  • 28-05-2018
    Bệnh nướu là gì? Bệnh nướu là tình trạng viêm của nướu, có thể tiến triển làm ảnh hưởng tới phần xương bao quanh và nâng đỡ răng. Nguyên nhân của bệnh là do các vi khuẩn trong mảng bám – đây là một lớp màng không màu, dính được hình thành liên tục
  • 28-05-2018
    Trong thực tế, khám chấn thương cột sống là khám tổn thương ở đốt sống, đĩa đệm, dây chằng. Tủy sống là phần nằm trong ống sống thường bị chấn thương gián tiếp do các tổn thương ở cột sống đã nêu ở trên.
  • 28-05-2018
    Bệnh động mạch ngoại vi, trong đó đại đa số xảy ra ở chi dưới là tình trạng hẹp-tắc lòng mạch do vữa xơ động mạch hoặc viêm nội mạc động mạch. Theo thống kê có khoảng 27 triệu người ở Bắc Mỹ và Châu Âu mắc bệnh động mạch ngoại vi. Ở những quốc gia phát
  • 28-05-2018
    Cường aldosterone là một loại rối loạn nội tiết dẫn đến cao huyết áp. Tuyến thượng thận sản xuất một số hoóc-môn cần thiết. Một trong số này là aldosterone. Trong cường aldosterone, tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều aldosterone, khiến mất kali và