Rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và thay đổi đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà chỉ là một hội chứng, tuy khó chịu, nhưng không nguy hiểm đến

Tìm hiểu chung

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và thay đổi đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà chỉ là một hội chứng, tuy khó chịu, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.
Người bị chứng sa dạ dày thường có biểu hiện gầy ốm, ăn uống kém, bụng đầy trướng, khó chịu. Khi ăn cơm xong, cảm giác đầy trướng càng nặng hơn, có thể kèm theo đau bụng, ợ hơi, chóng mặt, mệt mỏi và đại tiện khô.
Nếu đứng, bạn có thể nhận thấy bụng trên phẳng, bụng dưới phình to và cơ bụng giãn ra. Về lâu dài, sa dạ dày khiến sức khỏe người bệnh ngày càng suy kiệt, khả năng lao động giảm, tinh thần căng thẳng. Do vậy, bạn nên có những biện pháp để phòng bệnh như tránh làm việc nặng ngay sau khi ăn, ăn uống điều độ và tập luyện vừa sức.
Tính chất của cơn đau trong bệnh này tương tự như đau kiểu đói bụng; cũng có thể xuất hiện tình trạng trướng bụng, ợ hơi, đau thắt, các triệu chứng đi kèm là buồn nôn, nôn mửa, táo bón, khó tiêu. Khi nghiêm trọng có thể gây xuất huyết, nứt hậu môn.
Người bị chứng sa dạ dày thường có những biểu hiện như: đau bụng ở vùng trên với những đặc điểm đau có tính nhịp điệu, mỗi lần phát bệnh có thể kéo dài trong vài ngày hay vài tuần.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Chế độ ăn

Do ăn chế độ không phù hợp làm cho tiêu hóa không bình thường, biểu hiện là phân nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, mùi tanh…

Mất cân bằng sinh thái

Hiện tượng làm mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở ruột được gọi là 'loạn khuẩn'. Nhiều trường hợp do mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó phải dùng kháng sinh nhưng người bệnh không tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, dùng không đúng liều lượng hoặc dùng kháng sinh không đúng chỉ định làm cho mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở đường ruột.
Người bệnh xuất hiện đi đại tiện thấy phân lúc lỏng, lúc đặc, lúc nhão, có mùi tanh, hôi; kèm theo phân bị thay đổi cả về số lượng lẫn mùi, màu sắc và tính chất, đồng thời có thể xuất hiện những cơn đau bụng không thường xuyên.

Nghén khi mang thai

Trường hợp phụ nữ nghén khi mang thai nhưng cũng có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như không muốn ăn, nôn, buồn nôn, ọe.
Stress, các yếu tố tâm lý - xã hội

Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý

Hiện tượng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn, buồn nôn, ọe, đi lỏng hoặc táo bón, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn… là những biểu hiện cơ bản của rối loạn tiêu hóa thường gặp trong một số bệnh lý:

  • Hội chứng dạ dày, tá tràng (viêm hoặc loét): đau khi đói hoặc sau ăn, hoặc đau theo chu kỳ kèm theo đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn (trong trường hợp hẹp môn vị, u dạ dày thì nôn nhiều hơn).
  • Viêm ruột thừa cấp tính: thường có đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, hay gặp nhất là đau ở vùng hố chậu phải kèm theo buồn nôn hoặc nôn, bí trung, đại tiện.
  • Sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang): ngoài đau bụng âm ỉ hoặc quằn quại, đau xuyên ra sau lưng thì đầy hơi trướng bụng, buồn nôn, nôn cũng có thể xuất hiện.
  • Viêm ruột cấp tính cũng có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rầm rộ như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi lỏng nhiều lần như bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh lỵ trực khuẩn, bệnh ngộ độc thực phẩm…
  • Viêm đại tràng co thắt.
  • Có một số cơ quan ngoài đường tiêu hóa khi bị bệnh cũng có một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bệnh rối loạn ốc tiền đình (cũng có triệu chứng buôn nôn, nôn).

Điều trị

Điều trị rối loạn tiêu hóa

Thay đổi chế độ ăn

  • Thức ăn, nước uống không gây ra rối loạn tiêu hóa nếu bảo đảm vệ sinh, tuy nhiên cũng có loại thức ăn đồ uống có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Tránh các thức ăn gây đầy hơi: Hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế v.v... Không uống quá nhiều cà phê cũng như uống sữa.
  • Tránh các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol (một loại đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật ong và một số trái cây).
  • Ăn nhiều rau, uống nhiều nước, nhất là đối với bệnh nhân có khuynh hướng táo bón.
  • Tập thể dục đều đặn có thể giúp cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng hoạt động hiệu quả hơn.

Điều trị thuốc

  • Thuốc điều trị tùy theo từng bệnh nhân. Tuy nhiên trong rối loạn tiêu hóa, thuốc chỉ đóng vai trò phụ trong điều trị, chỉ nên dùng khi thật cần và càng dùng ít càng tốt.
  • Các loại thuốc tiêu biểu như dicyclomin HCl (Bentyl), hyoscyamin sulfat (Levsin) có thể thuyên giảm chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy.

Vì bệnh có khuynh hướng thay đổi theo chu kỳ từ tiêu chảy đến táo bón, nên bệnh nhân thường uống thuốc cầm loperamide (Imodium) hoặc diphenoxylate (Iomotil) khi bị tiêu chảy và uống thuốc nhuận tràng khi bị táo bón.
Một số bệnh nhân rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi uống amitriptylin (Elavil), một loại thuốc chữa trầm cảm.

Bài thuốc dân gian trị rối loạn tiêu hóa

Bài thuốc dân gian trị rối loạn tiêu hóa
Có nhiều bài thuốc dân gian trị hiệu quả rối loạn tiêu hóa.
Một số cách giản đơn sau đây, theo lương y Huỳnh Văn Quang và lương y Phạm Như Tá, sẽ giúp trị chứng bụng đầy hơi, óc ách do rối loạn tiêu hóa:

Hoài sơn, ý dĩ nấu với đường phèn

  • Nguyên liệu gồm: 100gr hoài sơn, 50gr ý dĩ (phần dùng cho một người) và một ít đường phèn
  • Cách chế biến: đem ý dĩ luộc sôi, bỏ nước, rồi lấy ý dĩ đó nấu chung với hoài sơn để dùng. Trước khi dùng cho vào một ít đường phèn (vừa ăn tùy người). Đây là món dân gian dùng rất hay đối với người bị chứng âm hư vị nhiệt (bụng đầy, chướng hơi, lưỡi dơ...). Còn người bị tỳ vị hư hàn (ăn uống khó tiêu, tay chân lạnh...) thì cũng dùng món trên, nhưng gia thêm vào 1 lát gừng tươi.

Sọ dừa

  • Dùng sọ dừa sao đen, rồi tán nhuyễn thành bột mịn, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng từ 10gr - 15gr hòa với nước chín để uống, sẽ rất hiệu nghiệm trong việc 'giải quyết' chứng no hơi, rối loạn tiêu hóa.

Bột quế

  • Dùng 4gr bột quế hòa với một ít nước chín để uống, sẽ có công dụng trị chứng bụng dạ hay bị lạnh, dễ bị tiêu chảy, no hơi, bụng chướng đầy...

Muối rang

  • Lấy một ít muối hầm (muối đã rang chín) hòa với một ít nước chín (không quá mặn), rồi uống từ từ từng ít một, cũng sẽ có công dụng trị chứng bụng bị đầy hơi, óc ách khó chịu...

Phòng ngừa

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
  • Hầu hết rối loạn tiêu hóa có thể phòng ngừa được nếu thực sự quan tâm đúng mức.
  • Chứng rối loạn tiêu hóa dễ đưa đến các hệ lụy xấu cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi.
  • Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi vì một số người cao tuổi nhiều khi không cần dùng thuốc cũng có thể khỏi bệnh hoặc giảm. Điều quan trọng nhất để phòng rối loạn tiêu hóa cho người cao tuổi là có chế độ ăn, uống hợp lý kết hợp với vận động cơ thể và có đời sống tinh thần thoải mái.
  • Một số người cao tuổi chán ăn, không thèm ăn, thì người nhà cần động viên và nếu cần thì phải có động tác hỗ trợ trong các bữa ăn (động viên, bón cơm, cháo, uống nước), nhất là người cao tuổi sức yếu, sa sút trí tuệ để giúp họ không bỏ bữa. Nên động viên và tìm cách chế biến các loại rau hợp khẩu vị để cho người cao tuổi ăn được nhiều rau và các loại hoa quả có nhiều chất xơ.
  • Những người đã bị táo bón thì nên ăn thêm củ khoai lang luộc, canh rau mồng tơi, rau đay.
  • Nếu bị bệnh về dạ dày, viêm đại tràng, gan, mật thì nên đi khám bệnh định kỳ để được điều trị và tư vấn của bác sĩ làm sao cho bệnh chóng khỏi.
  • Cần vận động cơ thể hàng ngày, đều đặn, nhẹ nhàng (xoa bóp vùng bụng, xoa bóp các cơ, đi bộ). Nếu sức khỏe yếu có thể chỉ đi bộ trong nhà, trong sân, không nên ngồi một chỗ trong nhiều giờ. Nếu có điều kiện và sức khỏe còn tốt thì đi bộ xa hơn, chơi cầu lông, bơi lội… Thời gian vận động cơ thể trong ngày cũng chỉ nên khoảng 60 phút là vừa và chia thành từ 2 - 3 lần tập, không tập một lúc 60 phút.

Ngoài vật chất và vận động cơ thể cũng nên có hoạt động về tinh thần như đọc sách báo, xem vô tuyến, nghe đài.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Não và mắt phối hợp với nhau để tạo nên thị lực. Mắt sẽ tập trung ánh sáng vào võng mạc. Sau đó, các tế bào của võng mạc kích hoạt tín hiệu thần kinh truyền dọc theo các dây thần kinh thị giác để tới não. Nhược thị là một thuật ngữ y khoa được sử dụng
  • 28-05-2018
    Chuột rút là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, ngoài ý muốn, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho cử động khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường gặp ở bắp thịt của cẳng chân, bắp thịt đùi và hông, bàn tay, bàn chân và cơ
  • 28-05-2018
    Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006, hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 950.000 người mắc ung thư dạ dày, và có khoảng 700.000 bệnh nhân chết vì ung thư dạ dày. Khu vực dễ mắc ung thư dạ dày là các nước Đông Á, châu Nam Mỹ và Đông Âu.
  • 28-05-2018
    Hệ thống thoát nước, bắt đầu ở góc trong của mắt, thông thường mang những giọt nước mắt đi từ bề mặt của mắt vào mũi, nơi chúng được hấp thụ lại hoặc bay hơi. Khi một ống dẫn bị rách, nước mắt không thể thoát bình thường, để lại một con mắt bị kích thích
  • 28-05-2018
    Viêm miệng áp tơ là những tổn thương nhỏ có thể xuất hiện mặt trong má và môi, đáy miệng, trên hoặc dưới lưỡi.
  • 28-05-2018
    Suy thận mạn tính hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc bệnh suy thận mạn tính, thận không thể loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu