Bạch hầu

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn (Corynebacterium diphtheriae) gây ra. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở vùng hầu,, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác. Đặc điểm dễ nhận ra là có giả

Tổng quan về bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính lây qua đường hô hấp, do vi khuẩn gây ra. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở vùng hầu, họng, thanh quản, mũi, đôi khi ở da và các vùng niêm mạc khác. Đặc điểm dễ nhận ra là có giả mạc xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng.
Bệnh không tồn tại miễn dịch chống lại vi khuẩn, chỉ duy nhất miễn dịch chống lại độc tố. Bởi vậy hầu như chỉ người mang vi khuẩn và người bị bệnh mới có miễn dịch. Nếu người mẹ đã có miễn dịch thì trẻ sinh ra có được miễn dịch do mẹ truyền qua nhau thai nhưng chỉ kéo dài được từ 3-6 tháng sau sinh. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh nếu mẹ đã được tiêm phòng nhưng khả năng miễn dịch không còn.

Triệu chứng của bệnh bạch hầu

Bạch hầu họng - mũi

Ở thời kỳ khởi phát, trẻ sốt khoảng 38 độ C, quấy khóc, không chịu chơi, da xanh, kém ăn, bỏ bú, có thể ói mửa, nuốt đau, sổ mũi một bên, họng hơi đỏ.
bệnh bạch hầu

Thời kỳ toàn phát, đặc điểm nổi bật ở thời kỳ này là sự lan tràn của giả mạc (có khi chỉ vài giờ, đôi khi tới vài ngày). Đầu tiên giả mạc ở một bên amiđan, rồi lan sang bên kia trùm lên nửa hoặc cả lưỡi gà và các cột của màn hầu. Giả mạc trắng hơi xám, dính chặt vào niêm mạc, nếu bóc ra sẽ chảy máu, hạch dưới hàm sưng. Bệnh nhân sốt nhẹ, sổ mũi một bên.
Nếu được điều trị kịp thời và có hiệu quả, bệnh sẽ diễn biến lành tính, giả mạc sẽ hết sau 24-48 giờ, khỏi bệnh nhưng còn mang vi khuẩn tới vài tuần, có trường hợp tới 1 năm.
Những trường hợp không được điều trị kịp thời hoặc không hiệu quả, bệnh sẽ tiến triển nặng. Chỉ vài giờ sau khi xuất hiện giả mạc, các dấu hiệu nhiễm độc nghiêm trọng xuất hiện. Lúc này giả mạc lan khắp họng, dày, màu xám đen, xuất huyết, nặng mùi, hạch hai bên cổ họng sưng to, đau, không di động làm cổ to ra.
Ở một số bệnh nhân (10%) có chảy máu mũi, máu lợi. Bệnh nhân đau khi nuốt và uống nước bị sộc ra mũi. Thể trạng rất yếu, xanh xao, sốt 39-40 độ C, tím môi và tứ chi, mệt lả, nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, đầu chi lạnh, gan sưng to... Bệnh nhân tử vong sau 24-36 giờ, lâu nhất 1 tuần trong tình trạng xuất huyết và suy nhược.

Đối với thể bạch hầu thanh quản

Thường là hậu quả do không được điều trị kịp thời (sau bạch hầu họng), lứa tuổi hay mắc là từ 2-5 tuổi. Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn khản tiếng: Bệnh nhân sốt nhẹ 38 độ C, toàn thân không thấy thay đổi, trẻ chỉ hơi khản tiếng, có ho nên thường không được chú ý đến. Dần dần chuyển thành ho khan, tiếng khàn và mất tiếng. Hội chứng ho khan và mất tiếng là một dấu hiệu quan trọng để tiến hành tiêm huyết thanh ngay, nếu không chỉ 1-2 ngày sau, bệnh chuyển sang giai đoạn khó thở.
  • Giai đoạn khó thở: Đầu tiên, thỉnh thoảng xuất hiện cơn khó thở với đặc điểm: khó thở chậm, có tiếng rít, khó thở khi thở vào, chỉ xuất hiện khó thở khi gắng sức (ăn, uống, ho, khóc...) và vào buổi tối hay ban đêm. Sau đó xuất hiện khó thở thanh quản liên tục do hẹp thanh quản. Tình trạng bệnh nhi rất nguy kịch, tiến dần tới giai đoạn ngạt. Lúc này cần phải mở khí quản ngay.
  • Giai đoạn ngạt: Trẻ thiếp dần đi, không giãy giụa, trông như nằm ngủ nên dễ nhầm tưởng bệnh đã bớt. Khó thở thay đổi theo kiểu nhanh và nông, không có tiếng rít nữa, nhưng tím tái dần. Đôi khi mặt nhợt nhạt, môi tím, mạch nhỏ yếu, vã mồ hôi rồi chết. Thời gian bắt đầu bị bệnh đến chết khoảng 5-7 ngày (tỷ lệ tử vong cao khoảng 25-70%).

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

Tác nhân gây bệnh

nguyên nhân bệnh bạch hầu

Tên tác nhân gây bệnh là Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae. Đây là một loại trực khuẩn, có 3 tuýp là Gravis, Mitis và Intermedius.
Trực khuẩn bệnh sống rất lâu trong giả mạc và trong họng của những bệnh nhân đang ở thời kỳ lại sức. Ngoài ra, chúng còn tồn tại rất lâu (tới vài tháng) trên các đồ chơi của trẻ bị bạch hầu, trên áo choàng của nhân viên y tế, trong các buồng điều trị bệnh. Tuy nhiên, trực khuẩn gây bệnh rất nhạy cảm với các yếu tố lý hóa. Dưới ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, trực khuẩn bị chết sau vài giờ, ở nhiệt độ 58 độ C, sống được 10 phút, còn trong phenol 1% hoặc cồn chỉ có thể sống được 1 phút.

Phương thức lây truyền

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và người lành mang khuẩn. Những người này mang mầm bệnh trong họng hay trong mũi trung bình từ 3-4 tuần, có khi kéo dài hơn 1 năm (khi họ ho, hắt hơi... trực khuẩn theo các giọt nước bắn sang người lành và làm lây bệnh). Bệnh cũng có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm khuẩn.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh nguy hiểm nên bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng. Hai biến chứng nổi bật của bệnh là viêm cơ tim và biến chứng thần kinh. Biến chứng khác gồm hoại tử ống thận cấp gây suy thận, viêm phổi, viêm nội tâm mạc.
  • Biến chứng viêm cơ tim: Đây là biến chứng thường gặp nhất, do ngoại độc tố bạch hầu gây ra. Biểu hiện: nhịp tim nhanh, tim có tiếng thổi, đặc biệt có thể rối loạn dẫn truyền dẫn tới ngừng tim và tử vong.
  • Biến chứng thần kinh: Bao gồm liệt cục bộ các dây thần kinh số 4, số 10, có thể kèm nhìn mờ, khó nuốt, nói giọng như ngạt mũi... Có thể xuất hiện suy tim và trụy mạch do thoái hóa các trung tâm vận mạch và liệt lớp cơ động mạch vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi phát bệnh.
 

Chẩn đoán bệnh bạch hầu

Bác sỹ sẽ thăm khám để kiểm tra các hạch bạch huyết có bị sưng hay không. Bác sỹ có thể hỏi về tiền sử bệnh tật và các triệu chứng đã xuất hiện.
Nếu có những mảng màu xám phủ lên họng hoặc amiđan, bạn có khả năng bị bệnh bạch hầu. Để chẩn đoán xác định, mẫu mô ở vùng bị ảnh hưởng sẽ được lấy để đem đi xét nghiệm.

Điều trị bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là một bệnh nguy hiểm. Do vậy, bác sỹ sẽ điều trị thật nhanh và triệt để.
Bước đầu tiên trong việc điều trị là tiêm thuốc chống độc. Loại thuốc này được sử dụng để chống lại các loại độc tố do vi khuẩn bạch hầu tiết ra. Bạn nên lưu ý nói với bác sỹ nếu mình bị dị ứng với các thuốc chống độc. Trong trường hợp này, bạn có thể sẽ được tiêm liều nhỏ thuốc chống độc và tăng dần liều thuốc trong quá trình điều trị. Bác sỹ có thể sẽ kê đơn cho bạn sử dụng một vài loại thuốc kháng sinh như erythromycin và penicillin để tiêu diệt vi khuẩn.
Trong suốt quá trình điều trị, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn phải nằm viện để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

Cách phòng tránh bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là bệnh có thể dự phòng dược bằng việc sử dụng kháng sinh và vaccine.

Vaccine phòng bệnh bạch hầu thường được tiêm  phối hợp với vaccine phòng uốn ván và ho gà (vaccin DPT) trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc phối hợp trong vaccin 5 trong 1 (bạch hầu – uốn ván – ho gà – viêm gan B – Hib). Cập nhật các mũi tiêm cho bé tại đây. Trong những trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể sẽ xuất hiện phản ứng dị ứng với vaccine. Phản ứng dị ứng có thể là phát ban hoặc co giật và sẽ tự biến mất.
Với người trưởng thành, khuyến cáo nên tiêm phối hợp vaccine bạch hầu và uốn ván. Bằng việc tiêm vaccine, bạn có thể bảo vệ trẻ và bản thân không bị bệnh bạch hầu trong tương lai.
Ngoài ra, cần giữ nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh hắc lào (hay còn gọi là lác) là bệnh do vi nấm gây ra, tùy theo vị trí bị bệnh trên cơ thể, người ta phân ra loại nấm bẹn, nấm thân, nấm mặt, nấm chân... Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Dermatophytes và thường gặp nhất là 2 loại: Trychophyton và Epiderm
  • 28-05-2018
    1. Thế nào là điếc? Người điếc là người không có khả năng nghe như người có sức nghe bình thường. Có nhiều mức độ điếc khác nhau : + Nghe bình thường: có thể nghe được cả lời nói thầm. + Điếc nhẹ: chỉ nghe được lời nói bình thường khi đứng cách 1 mét.
  • 28-05-2018
    Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do virus gây ra. Bệnh lây truyền rất nhanh, ảnh hưởng đến da và màng nhầy niêm mạc.nHệ miễn dịch ở người sẽ tự miễn dịch hoặc tăng sức đề kháng với virus sau khi bị bệnh thủy đậu lần đầu tiên. Tuy vậy, ở
  • 28-05-2018
    Tuyến cận giáp có hình bầu dục và kích thước bằng hạt lúa được nằm ở cổ. Các tuyến cận giáp sản xuất hoóc-môn giúp duy trì sự cân bằng thích hợp của canxi trong máu và trong các mô. Cường cận giáp là có quá nhiều hoóc-môn trong máu do hoạt động quá mức
  • 28-05-2018
    Ngón tay cò súng, hay ngón tay bật, là bệnh khiến cho ngón tay bị cứng ở một tư thế. Bệnh chủ yếu tác động đến lớp mô xung quanh gân ngón tay gọi là bao gân. Gân là các mô sợi dày gắn cơ với xương. Viêm bao gân làm cho gân không chuyển động một cách
  • 28-05-2018
    Blốc nhĩ thất là sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung động điện từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tùy vào mức độ tắc nghẽn dẫn truyền xung động này mà người ta chia blốc nhĩ thất thành 3 mức độ khác nhau. Bốc nhĩ thất độ I Blốc nhĩ thất độ