KHI NÀO CẦN DÙNG KHÁNG SINH CHO TRẺ VIÊM TAI GIỮA?

Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ rằng trẻ bị viêm tai giữa thì phải dùng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, đa số trường hợp trẻ bị viêm tai giữa không cần điều trị bằng kháng sinh. Cùng tìm hiểu khi nào nên dùng kháng sinh cho trẻ bị viêm tai giữa.

Viêm tai là bệnh thường gặp ở trẻ em, phổ biến nhất là viêm tai giữa (phía sau màng nhĩ). Viêm tai có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Các bác sĩ thường điều trị viêm tai do vi khuẩn bằng kháng sinh. Trong trường hợp đó, liều kháng sinh phải là liều đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn.

Vẫn có những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hoặc trẻ lớn cần kháng sinh. Nhưng sử dụng kháng sinh quá thường xuyên sẽ gây hại cho trẻ, bởi vì:

Trong hầu hết các trường hợp, thuốc kháng sinh là không cần thiết

  • Kháng sinh không có tác dụng điều trị đối với bệnh viêm tai do vi rút gây ra.
  • Kháng sinh không giúp giảm đau.
  • Thông thường, các bệnh nhiễm trùng do virus và nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ tự hồi phục sau 2-3 ngày, đặc biệt là ở trẻ em trên hai tuổi.


Đầu tiên, ba mẹ cần gọi cho bác sĩ để điều trị cơn đau trước

Nếu nghi ngờ bé bị viêm tai, ba mẹ hãy viết mô tả triệu chứng theo diễn tiến của dòng thời gian, và upload các hình ảnh và video theo hướng dẫn của thư ký y khoa lên bệnh án điện tử. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên ba mẹ quan sát và đợi thêm một vài ngày trước khi đưa đi soi tai kiểm tra.

Dấu hiệu chính của viêm tai là đau, đặc biệt là vào ngày đầu tiên. Bé cũng có thể kèm sốt.

Bác sĩ có thể sẽ kê cho bé các loại thuốc giảm đau (loại không kê đơn), chẳng hạn như: acetaminophen (Tylenol dành cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ hoặc loại thông thường); ibuprofen (Motrin dành cho trẻ em hoặc loại thông thường).

Thuốc kháng sinh không thể giúp giảm cơn đau trong 24 giờ đầu. Chúng chỉ có tác động nhỏ đến cơn đau sau 24h. Vì vậy, giảm đau là hướng điều trị quan trọng và thông thường còn là phương pháp điều trị duy nhất cần thiết.

Hầu hết trẻ em cần 2-3 ngày để tự khỏi bệnh

Ba mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ xem thuốc kháng sinh có thực sự cần thiết trong trường hợp của con mình hay không hoặc liệu phương pháp “chờ và theo dõi” có phù hợp với bé trong lần bệnh này hay không. Trẻ em bị viêm tai được theo dõi và chăm sóc theo cách “chờ” sẽ hồi phục tốt ngang như trẻ em uống kháng sinh ngay khi mới chớm bệnh.

Tuy nhiên, bạn nên tham vấn kỹ với bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện sau 2-3 ngày hoặc nếu đột ngột trở nên tồi tệ hơn.

Thuốc kháng sinh có thể có tác dụng phụ

Khi trẻ uống kháng sinh sớm sẽ dễ bị nôn trớ, tiêu chảy và dị ứng với thuốc. Ngoài ra, kháng sinh có thể tiêu diệt các loại vi trùng “có lợi” trong cơ thể và gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa.

Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh là cũng là một vấn đề lớn

Thuốc kháng sinh có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc tăng trưởng mạnh mẽ. Đây là những vi khuẩn rất khó tiêu diệt. Chúng gây ra những căn bệnh khó chữa và khiến việc điều trị vừa khó khăn vừa tốn kém. Sử dụng nhiều kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ biến chứng và các tác dụng phụ. Vi khuẩn kháng thuốc có thể bị lây nhiễm từ người này sang người khác.

Thuốc kháng sinh có thể gây lãng phí tiền bạc

Một đợt khám, tái khám và điều trị bệnh viêm tai giữa mức độ từ nhẹ tới vừa cho trẻ 2 tuổi bằng kháng sinh có thể tốn tới cả triệu bạc. Nếu để xảy ra kháng thuốc, thì việc khám và tái thường xuyên với chi phí thuốc thậm chí còn cao hơn nhiều.

Khi nào cần điều trị bằng kháng sinh?

Nếu viêm tai khiến trẻ rất đau và kéo dài nhiều ngày, rất có thể viêm tai đợt này là do vi khuẩn.

Những trẻ thường cần điều trị kháng sinh ngay lập tức bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh từ dưới 6 tháng tuổi.
  • Trẻ sơ sinh từ 6 tháng - 2 tuổi bị đau tai từ trung bình đến nặng.
  • Trẻ em trên 2 tuổi trở lên có kèm sốt 39 độ C trở lên.
  • Trẻ em có kèm thêm tình trạng bệnh lý khác, bao gồm: Sứt môi, Hội chứng Down, Rối loạn miễn dịch, trẻ có gắn thiết bị trợ thính.


Biên tập bởi đội ngũ Wellcare

- 31-05-2022 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Đầy hơi, còn gọi là đầy bụng, là tình trạng khí tích tụ trong dạ dày và ruột, làm cho bạn cảm thấy đầy bụng và trong một số trường hợp bụng bạn có thể căng lên. Đầy hơi thường do nuốt không khí hoặc hơi đến từ sự phân hủy của thực phẩm trong quá trình
  • 28-05-2018
    Thông thường khi hành kinh, lớp nội mạc tử cung sẽ bong tróc và được 'tống' ra ngoài. Khi những mảng niêm mạc tử cung bong tróc, không thoát ra ngoài mà bị chảy ngược trở lại buồng trứng, khoang bụng, bàng quang, trực tràng... được gọi là lạc nội mạc
  • 17-10-2018

    Gân là phần dây chằng nối giữa 2 đầu xương hoặc nối giữa cơ với xương. Vì vậy có nhiều tên gọi khác nhau liên quan tới vị trí có gân: gân khớp bàn tay, gân khớp đùi... Viêm gân là một bệnh lý của gân và là nguyên nhân gây đau hoặc sưng, nề, tấy, đỏ...

  • 28-05-2018
    Bệnh giả gút thường xảy ra ở người lớn tuổi và phổ biến nhất là ảnh hưởng đến đầu gối. Các khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng, bao gồm mắt cá chân, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và vai.. Những đợt đau có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Còn được
  • 17-10-2018

    Viêm giác mạc do Herpes là một bệnh nhiễm virus của mắt do virus simplex herpes (HSV). Có hai loại virus chính. Loại I là phổ biến nhất và chủ yếu lây nhiễm vào mặt, thường gây ra “herper vùng mép” hay “nổi bọng nước.” Loại II là hình thức truyền herpes

  • 28-05-2018
    Đau dạ dày không viêm loét là một thuật ngữ dùng để mô tả các dấu hiệu và triệu chứng của chứng khó tiêu không có nguyên nhân rõ ràng. Đau dạ dày không viêm loét còn được gọi là khó tiêu chức năng hoặc khó tiêu không viêm loét. Đau dạ dày không viêm