Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)

Thoái hóa điểm vàng, hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm (AMD), là một bệnh rối loạn về mắt gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa. Thoái hóa điểm vàng có hai loại: thoái hóa điểm vàng dạng khô và thoái hóa điểm vàng

Tìm hiểu chung Bệnh Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)

Bệnh Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)

Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD) là bệnh gì?
Thoái hóa điểm vàng, hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm (AMD), là một bệnh rối loạn về mắt gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa. Thoái hóa điểm vàng có hai loại: thoái hóa điểm vàng dạng khô và thoái hóa điểm vàng dạng ướt. Cả hai loại này thường xảy ra ở những người lớn tuổi nên còn được gọi chung là bệnh thoái hóa điểm vàng do lão hóa.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)

Bệnh Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)

Những dấu hiệu và triệu chứng của thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD) là gì?
Tùy vào từng loại thoái hóa điểm vàng mà có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau:
Thoái hóa điểm vàng khô:
Thị lực suy giảm, cảm giác bị nhòe khi nhìn một vật gì đó. Khi bệnh trở nên nặng hơn, một điểm mờ sẽ xuất hiện giữa tầm nhìn của bạn và càng ngày càng sẫm màu hơn.
Thoái hóa điểm vàng ướt:
Triệu chứng phổ biến nhất là bạn sẽ thấy tầm nhìn trung tâm bị bóp méo, ví dụ như các đường thẳng trở nên lượn sóng. Hoặc tầm nhìn trung tâm sẽ xuất hiện một điểm mờ, theo thời gian điểm mờ này lớn dần làm giảm khả năng nhìn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy gặp bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy thị lực của mình bị suy giảm hoặc điểm mờ xuất hiện ở trung tâm tầm nhìn. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân Bệnh Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD) gây bệnh Bệnh Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)

Bệnh Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)

Nguyên nhân nào gây ra thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)?
Tùy vào từng loại thoái hóa hoàng điểm (AMD) mà có những nguyên nhân chính sau:
Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm) dạng khô:
Phổ biến nhất, xảy ra khi các tế bào nhạy cảm điểm sáng trong vùng điểm vàng từ từ bị suy giảm.
Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm) dạng ướt:
Xảy ra khi các mạch máu bất thường sau võng mạc bắt đầu phát triển. Các mạch máu mới này thường dễ vỡ dẫn đến rỉ máu trong điểm vàng. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất thị lực sau này.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)

Bệnh Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)

Những ai thường mắc phải thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)?
Bệnh phổ biến ở những người trên 60 tuổi, phụ nữ cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đói với trường hợp của bạn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng bao gồm:
Độ tuổi: càng cao tuổi bạn càng dễ mắc bệnh, đặc biệt là ở độ tuổi trên 60;
Gia đình có tiền sử bị bệnh thoái hóa điểm vàng;
Hút thuốc;
Người bị béo phì;
Chế độ ăn uống không lành mạnh.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Điều trị Bệnh Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD) hiệu quả

Bệnh Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)?
Bạn sẽ được nhỏ vào mắt một loại thuốc chuyên dụng, bác sĩ sẽ dùng ống kính y khoa để xem võng mạc, mạch máu và thần kinh thị giác. Bạn cũng có thể sẽ thực hiện một bài kiểm tra bằng cách nhìn vào bản vẽ Amsler bằng một mắt. Nếu những gì bạn thấy là các đường gợn sóng, rất có thể bạn đã mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)?
Điều trị sớm là rất quan trọng. Nếu bị thoái hóa hoàng điểm (AMD) ở giai đoạn đầu, bạn nên kết hợp các loại vitamin, chất chống oxy hóa và kẽm cùng với bỏ thuốc lá để quá trình điều trị hiệu quả hơn. Tuy phương pháp này không giúp cho thị lực của bạn phục hồi như cũ nhưng nó có tác dụng ngăn không cho bệnh phát triển thêm. Nếu thoái hóa điểm vàng khô ở giai đoạn cuối thì không có cách điều trị nào có thể ngăn chặn việc mất thị lực.
Điều trị thoái hóa điểm vàng ướt bao gồm phẫu thuật bằng laser hoặc liệu pháp quang năng. Cả hai đều không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng có thể làm chậm tốc độ mất thị lực.
Các phương pháp điều trị mới hơn bao gồm tiêm vào mắt một loại chất kháng thể monoclonal và nhân tố ngăn giãn mạch màng trong phát triển. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu ở mắt và bị đau.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)

Bệnh Thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm, AMD)?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh thoái hóa điểm vàng:
Ăn nhiều trái cây, rau củ, cá và tránh các thực phẩm có nhiều chất béo;
Không hút thuốc;
Kiểm tra mắt định kỳ và tuân theo các chỉ định của bác sĩ;
Chỉ đọc sách hoặc làm những việc mang tính tập trung cao khi có ánh sáng đầy đủ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 01-06-2018

    Hội chứng buồng trứng đa nang hay còn gọi là hội trứng Stein-Leventhal do Irvine F.Stein và Michael leventhal mô tả đầu tiên năm 1937

  • 28-05-2018
    Polyp đại trực tràng là một hay nhiều khối u đường kính từ vài milimet đến vài centimet, nhô lên bề mặt lòng đại trực tràng. Polyp đại trực tràng có thể là u lành tính, một số khác có thể biến thành ung thư và một số
  • 28-05-2018
    Việc giữ cân bằng giữa lượng nước đưa vào và lượng nước thải ra khỏi cơ thể rất quan trọng. Vì nước chiếm một lượng lớn (khoảng 70%) trọng lượng cơ thể và giúp kiểm soát nồng độ các chất điện giải, đặc biệt là Natri và Kali.
  • 28-05-2018
    Bệnh bụi phổi amiăng là tình trạng xơ phổi do hít phải bụi amiăng. Amiăng là tên của một nhóm sợi tự nhiên từng được sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp vì nó có khả năng chịu nóng tốt và có thể dùng để cách nhiệt. Khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu
  • 28-05-2018
    Bệnh sốt màng não miền núi, hay còn gọi là sốt màng não, là bệnh cấp tính gây ra do vi khuẩn tên Rickettsia rickettsii (thường có trong bọ ve). Loại ve này có nhiều ở khu vực nhiều cây cối, đặc biệt là bụi cây thấp và bụi cỏ cao. Bệnh thường phổ biến