HIV và mang thai

Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là loại vi-rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). HIV xâm nhập vào đường máu thông qua dịch cơ thể, như máu hoặc tinh dịch. Một khi đã xâm nhập vào máu, vi-rút này tấn công các tế bào CD4. Tế bào
Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là loại vi-rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
HIV
HIV (Ảnh: WCCFTech)

HIV lây nhiễm như thế nào?

HIV xâm nhập vào đường máu thông qua dịch cơ thể, như máu hoặc tinh dịch. Một khi đã ở trong máu, chúng tấn công và tiêu diệt các tế bào CD4. Tế bào CD4 là tế bào quan trọng của hệ miễn dịch. Nếu các tế bào này bị phá hủy thì khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể giảm đi.

AIDS xảy ra khi nào?

AIDS xảy ra khi lượng tế bào CD4 giảm xuống dưới một mức độ nhất định và cơ thể mắc phải những căn bệnh mà thông thường hệ miễn dịch có thể chống lại được. Các bệnh này bao gồm: viêm phổi, một số loại ung thư, và nhiễm trùng.

Thời gian từ khi bị nhiễm HIV cho đến khi biểu hiện AIDS là bao lâu?

Có thể mất hàng tháng cho đến hàng năm từ khi bị nhiễm HIV cho đến khi biểu hiện thành AIDS. Nếu không làm xét nghiệm, một người có thể không biết là mình bị nhiễm HIV cho đến khi bắt đầu bị bệnh.

HIV có thể chữa được không?

Có thể kiểm soát HIV nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc dùng thuốc chống HIV có thể giúp người mang vi-rút sống lâu hơn và giảm khả năng truyền vi-rút sang cho người khác. Không có vacxin chống HIV.

Nếu thai phụ bị nhiễm HIV thì có truyền HIV sang cho bé không?

HIV có thể truyền từ mẹ sang con bằng các đường sau:
  • Trong thời gian mang thai, HIV có thể truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai.
  • Trong quá trình sinh, bé có thể bị nhiễm do tiếp xúc với máu và các dịch khác của mẹ. Khi túi nước ối vỡ thì khả năng truyền vi-rút từ mẹ sang con cũng tăng. Phần lớn bé bị nhiễm HIV từ mẹ là trong quá trình sinh.
  • Sữa mẹ cũng có thể truyền vi-rút sang cho bé.

Làm thế nào để giảm khả năng truyền HIV từ mẹ sang con?

Nên hỏi bác sĩ để quyết định các biện pháp làm giảm khả năng truyền HIV từ mẹ sang con. Có các biện pháp sau:
  • Dùng thuốc chống HIV trong quá trình mang thai
  • Sinh mổ nếu xét nghiệm cho thấy nồng độ HIV cao
  • Dùng thuốc chống HIV trong quá trình chuyển dạ và khi sinh nếu cần
  • Cho bé uống thuốc chống HIV sau khi sinh
  • Không cho bé bú sữa mẹ
Sử dụng các biện pháp này, 99% người mẹ mang HIV sẽ không truyền HIV sang con.

Tại sao nên chữa trị HIV trong quá trình mang thai?

Chữa trị HIV trong quá trình mang thai gồm có 2 mục đích: 1) để bảo vệ sức khỏe của chính người mẹ, và 2) để tránh truyền HIV sang cho con. Nhiều thuốc được sử dụng đồng thời để điều trị HIV, được gọi là “dùng thuốc theo phác đồ”. Thuốc chống HIV được dùng để làm giảm lượng vi-rút có trong cơ thể.

Các thuốc HIV có tác dụng phụ không?

Các thuốc trị HIV có thể có tác dụng phụ. Các tác dụng phụ thông thường bao gồm: buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, và đau cơ. Một số tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm: thiếu máu, tổn thương gan, và một số bệnh về xương như loãng xương. Mặc dù rất ít gặp, nhưng các thuốc trị HIV có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nếu không dùng thuốc thì khả năng truyền HIV từ mẹ sang con sẽ tăng lên rất nhiều.

Tải lượng vi-rút là gì?

Tải lượng vi-rút là lượng vi-rút có trong cơ thể.

Tại sao phải theo dõi tải lượng vi-rút và số lượng tế bào CD4 trong cơ thể?

Tải lượng vi-rút cao cùng với lượng tế bào CD4 thấp đồng nghĩa với việc khả năng truyền HIV từ mẹ sang con cao và khả năng người mẹ bắt đầu đổ bệnh cao. Tuy nhiên ngay cả khi tải lượng vi-rút thấp thì vẫn có khả năng truyền HIV từ mẹ sang con.

Có nên sử dụng bao cao su ngay cả khi đang mang thai?

Nếu bạn tình hoặc chồng cũng bị nhiễm HIV, việc sử dụng bao cao su có thể giúp cả hai người tránh bị thêm các nhiễm trùng khác. Nếu bạn tình hoặc chồng không bị nhiễm HIV thì ngoài việc sử dụng bao cao su, nên dùng thêm các thuốc khác để làm giảm khả năng lây nhiễm.

Thai phụ nhiễm HIV và sanh mổ thì có thêm các nguy cơ nào khác?

Thai phụ dương tính với HIV có thể sẽ gặp thêm một số nguy cơ khi sinh mổ. Phụ nữ với lượng tế bào CD4 thấp có hệ thống miễn dịch yếu hơn người thường, vì thế khả năng viêm nhiễm sau phẫu thuật sẽ cao hơn. Vết mổ có thể mất nhiều thời gian hơn để lành. Thuốc chống viêm sẽ được chỉ định trong quá trình sinh mổ.

Sau khi sinh, làm thế nào để biết là bé có bị nhiễm HIV hay không?

Nếu người mẹ dương tính với HIV thì bé sẽ được làm xét nghiệm với HIV vài lần trong vài tháng đầu. Xét nghiệm sẽ kiểm tra xem trong máu bé có chứa vi-rút hay không. Nếu hai trong số những xét nghiệm này dương tính thì có nghĩa là bé đã bị nhiễm HIV. Nếu hai trong số những xét nghiệm này âm tính thì có nghĩa là bé không bị nhiễm. Khi bé được 12-18 tháng thì sẽ làm xét nghiệm một lần nữa.Chú giải
  • Bệnh loãng xương : là trường hợp khi xương trở nên yếu và dễ gãy.
  • Hệ miễn dịch : là hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại các vật thể lạ và các sinh vật lạ xâm nhập cơ thể như vi trùng gây bệnh.
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) : là một nhóm các dấu hiệu và triệu chứng, thường là nhiễm trùng nặng, xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị phá hoại do nhiễm vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
  • Nhau thai : là cơ quan nuôi dưỡng thai nhi và giúp loại bỏ chất thải từ thai nhi.
  • Sinh mổ : là quá trình sinh bằng cách mổ bụng và tử cung của người mẹ.
  • Thai nhi : là bào thai phát triển trong tử cung, được định nghĩa từ tuần thứ 9 đến khi sinh.
  • Thiếu máu : là trường hợp lượng máu hoặc số lượng tế bào máu thấp bất thường. Nguyên nhân thông thường nhất là do thiếu sắt.
  • Túi nước ối : là túi chứa dịch trong tử cung người mẹ, nơi thai nhi phát triển.
  • Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) : là loại vi-rút tấn công các tế bào nhất định của hệ thống miễn dịch và gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
Chú ý
Nếu bạn có thêm thắc mắc, hãy đến gặp bác sĩ sản phụ khoa
Bài này được thiết kế để trợ giúp bệnh nhân, chứ không mô tả toàn bộ quá trình điều trị cần thiết, và do đó không nên bỏ qua các phương pháp khác có thể. Tuỳ thuộc vào trạng thái của từng bệnh nhân, điều kiện của cơ sở y tế mà các phương pháp điều trị có thể có thay đổi.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết). Xuất huyết trên là do số lượng tiểu cầu thấp bất thường– thành phần giúp
  • 17-10-2018

    Bệnh viêm buồng trứng là bệnh viêm nhiễm trên buồng trứng do vi khuẩn gây ra, thông thường sẽ phát sinh bệnh cùng với một số bệnh khác như viêm ống dẫn trứng, viêm phúc mạc vùng chậu, rất hiếm khi bệnh đơn phát. Khi bị viêm buồng trứng có thể gây ra...

  • 28-05-2018
    Bệnh viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính tại nhu mô tụy; sau khi hết viêm, chức năng của tụy có thể hồi phục hoàn toàn. Bệnh có thể gây các biến chứng nặng với tỷ lệ tử vong cao trong trường hợp viêm tụy nặng mặc dù đã được điều trị. Khoảng 2/3
  • 28-05-2018
    Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Nhiệt độ cơ thể chúng ta không bằng nhau ở các thời điểm trong ngày, thường là cao hơn vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ vượt quá 38oC, bạn đã bị sốt.
  • 17-10-2018

    Gân là phần dây chằng nối giữa 2 đầu xương hoặc nối giữa cơ với xương. Vì vậy có nhiều tên gọi khác nhau liên quan tới vị trí có gân: gân khớp bàn tay, gân khớp đùi... Viêm gân là một bệnh lý của gân và là nguyên nhân gây đau hoặc sưng, nề, tấy, đỏ...

  • 28-05-2018
    Do sức nặng của cơ thể đè nén vào vùng gân gan chân trong một thời gian dài. Khi thực hiện động tác bước đi, một chân nhấc lên, một chân làm trụ để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Thực tế khi di chuyển, trọng lượng dồn lên chân sẽ gấp 20 lần trọng lượng bản