Còi xương

Còi xương là bệnh lý chậm phát triển xương, hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, do thiếu vitamin D làm cho xương bị dị dạng như cong vênh và dễ gãy xương, nứt xương. Là bệnh gây ra do cơ thể bị thiếu vitamin D, dẫn đến thiếu canxi làm ảnh hưởng phát triển hệ
Còi xương là bệnh lý chậm phát triển xương, hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, do thiếu vitamin D làm cho xương bị dị dạng như cong vênh và dễ gãy xương, nứt xương.
Là bệnh gây ra do cơ thể bị thiếu vitamin D, dẫn đến thiếu canxi làm ảnh hưởng phát triển hệ xương. Bệnh xảy ra nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi, cao nhất ở lứa tuổi 3-18 tháng.
Nguyên nhân thường gặp nhất là thiếu vitamin D do thiếu cung cấp (ít phơi nắng, da sậm màu, trẻ sinh non, trẻ quá bụ bẫm…), ngoài ra có còi xương do mất vitamin D qua thận…, còi xương do kháng vitamin D.
Trẻ thường có biểu hiện quấy khóc, ngủ không yên giấc, giật mình, ra nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, răng mọc chậm; chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng...
Trường hợp nặng, trẻ bị biến đổi ở xương gây thóp rộng, có các bướu trán, lồng ngực biến dạng, có chuỗi hạt sườn, các đầu xương cổ tay, cổ chân bè ra, chân vòng kiềng, chữ bát,...

Triệu chứng, biểu hiện bệnh còi xương

Triệu chứng, biểu hiện bệnh còi xương

Các biểu hiện ở hệ thần kinh:
  • Trẻ ra mồ hôi nhiều kể cả ban đêm (mồ hôi trộm)
  • Trẻ kích thích khó ngủ, hay giật mình
  • Rụng tóc gáy (do trẻ ra mồ hôi nhiều)
  • Đối với còi xương cấp có thể gặp tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, hay nôn, nấc khi ăn. Có thể co giật do hạ calci máu.
  • Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, chậm biết bò.
Các biểu hiện ở xương:
  • Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh.
  • Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn.
  • Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn.
  • Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong.
Toàn thân: nếu không được điều trị, trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, da xanh thiếu máu, lách to.
Khi cần có thể làm các xét nghiệm để khẳng định bệnh và xác định mức độ bệnh:
Phosphatase kiềm, Calci máu, phospho máu, chụp Xquang xương.

Nguyên nhân của bệnh còi xương

Nguyên nhân của bệnh còi xương

  • Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi, phốtpho.
  • Những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.
  • Nguyên nhân thường gặp nhất là thiếu vitamin D do thiếu cung cấp (ít phơi nắng, da sậm màu, trẻ sinh non, trẻ quá bụ bẫm…), ngoài ra có còi xương do mất vitamin D qua thận…, còi xương do kháng vitamin D.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh còi xương

Các yếu tố nguy cơ của bệnh còi xương

Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai:
  • Điều này có thể phá vỡ cân bằng canxi nội mô ở bào thai và gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương từ trong bào thai. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp, nên trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào lượng vitamin D dự trữ thu được qua rau thai để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
  • Vì vậy, việc người mẹ thiếu vitamin D trong thời gian mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây còi xương sớm ở trẻ sơ sinh.
  • Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và canxi, tỷ lệ canxi/photpho thấp.
  • Chế độ ăn nhiều phytat (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng làm giảm hấp thu canxi.
Trẻ suy dinh dưỡng:
Một số công trình nghiên cứu cho thấy, còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất, kể cả vitamin D và muối khoáng; đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D.
Ngược lại, tình trạng thiếu vitamin D cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng cảm nhiễm với vi khuẩn, do đó tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ còi xương cao hơn so với trẻ bình thường.
Trẻ có cân nặng lúc sinh thấp (dưới 2.500g) có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân nặng lúc sinh bình thường. Nguyên nhân là cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia vào chuyển hóa vitamin D còn yếu.
Có hội chứng kém hấp thu: Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.

Điều trị bệnh còi xương

Điều trị bệnh còi xương

Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10-15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng, cho trẻ đi tắm điện ở khoa lý liệu pháp các bệnh viện.
Bởi vì dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7-dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phốtpho. Ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.
Cho trẻ uống vitamin D 4.000 UI/ngày trong 4-8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000-10.000 UI/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/ống, 3 tháng tiêm nhắc lại 1 lần trong năm đầu tiên.
Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: Canxi B1-2-6 từ 1-2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1-2 thìa cà phê/ngày.
Chế độ ăn uống:
  • Cho trẻ bú mẹ.
  • Ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: Sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương.
  • Cho thêm dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: Vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

Phòng ngừa bệnh còi xương

Phòng ngừa bệnh còi xương

Để phòng ngừa tình trạng còi xương ở trẻ, các bà mẹ nên chú ý một số điều sau:
  • Mẹ trong giai đoạn có thai và cho con bú: cần ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày.
  • Bắt đầu cho trẻ (và cả mẹ) tắm nắng vào buổi sáng từ lúc trẻ được 1 tháng tuổi, liên tục đến khi trẻ biết đi. Thời gian tắm nắng trung bình 15-30 phút mỗi ngày, trẻ có da sẫm màu hơn phải tắm lâu hơn trẻ có da sáng.
  • Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ... và nhất là nước khoáng, lượng khoáng chất cao trong những loại nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.
  • Trong chế độ ăn của trẻ luôn cung cấp đầy đủ chất đạm, nhất là đạm động vật và chất béo: Mỗi bát thức ăn của trẻ phải thêm 1-2 thìa dầu ăn.
  • Khi trẻ chậm mọc răng, nên kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng, chiều cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng... thì chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương.
  • Cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo... Việc bổ sung thêm vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết tuy nhiên phải được chỉ định của Bác sĩ.
  • Các bà mẹ không được tự ý sử dụng vitamin D, vì có thể làm trẻ bị ngộ độc khi dùng liều cao hoặc thời gian dùng quá dài.

Kinh nghiệm dân gian chữa còi xương

Kinh nghiệm dân gian chữa còi xương

Còi xương ở trẻ em là do thiếu vitamin D. Khi mắc bệnh này, thần kinh trẻ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình, quấy khóc, đổ mồ hôi không phụ thuộc vào thời tiết. Bị còi xương nặng, trẻ sẽ yếu cơ, biến dạng xương đầu, lồng ngực, tay chân và cột sống, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.
Xin giới thiệu cùng bạn đọc một số bài thuốc Đông y trị bệnh còi xương ở trẻ, nếu kiên trì thực hiện sẽ cho kết quả tốt.
Trẻ em chậm lớn, thấp bé, nhẹ cân: Lấy 50 gr hoàng tinh, 100 gr mật ong. Ngâm hoàng tinh vào nước sạch cho mềm, rửa sạch, cho vào nồi luộc chín để nguội. Lại cho hoàng tinh đã nguội vào đun cùng mật ong đến khi mật ong ngấm hết vào hoàng tinh, dùng bình sứ để đựng, cho trẻ ăn dần, có tác dụng bổ gan, thận.
Trẻ em thiếu canxi, chiều cao không đạt chuẩn, dậy thì muộn: Dùng các loại xương lợn, gà, bò, dê, chó mỗi loại 100 gr. Mang tất cả các loại xương trên rửa sạch, đập nát, cho vào nồi đun kỹ lấy nước, bỏ bã. Thêm gạo vào nấu thành cháo, cho gia vị đủ dùng cho trẻ ăn. Món này có tác dụng làm mạnh gân cốt, thêm canxi cho trẻ.
Hoặc: Dùng 30 gr ngũ gia bì, táo tàu 5 quả, 15 gr nhân hạnh đào, đem sắc kỹ, cho trẻ uống nước và ăn táo, hạnh nhân. Hoặc dùng 6 gr hạt sen, 10 cái vỏ trứng gà, 12 gr sơn tra, sắc kỹ cho trẻ uống ngày 2 lần.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Trật khớp háng là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. Thông thường nhất hông trái sẽ bị ảnh hưởng. Khớp háng là dạng khớp chỏm cầu, có kích thước lớn nhất, lại được các cột xương

  • 28-05-2018
    Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim, hậu quả của thiếu máu cục bộ cơ tim. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng nhồi máu cơ tim cấp vẫn là một loại bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm
  • 28-05-2018
    Nhóm cơ cổ trẻ còn rất yếu và không đủ sức nâng đỡ đầu vốn có kích thước tương đối lớn hơn. Rung lắc mạnh làm đầu trẻ di chuyển thô bạo từ trước ra sau, gây tổn thương não nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Lực này sẽ tăng lên nếu sự rung lắc bị gián
  • 28-05-2018
    Tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng. Hầu hết bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Mặc dù có thể có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, nhưng việc điều trị được đề xuất ở đây thì thích hợp trong trường
  • 28-05-2018
    Thai trứng là một khối u lành tính phát triển trong tử cung. Nguyên nhân của thai trứng là do trứng được thụ tinh và phát triển một cách bất thường. Mặc dù thai trứng không phải là một bào thai thật sự nhưng nó vẫn gây ra các triệu chứng giống như thai
  • 11-12-2018

    Não là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Não kiểm soát trí nhớ, sự nhận thức, các giác quan (nghe, nhìn, ngửi, nếm và xúc giác) và xúc cảm. Ngoài ra, não cũng kiểm soát những bộ phận khác như các cơ, các cơ quan và mạch máu. Những khối