Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)

Thoát vị là những túi phình của nội tạng hoặc mô (như quai ruột) bị trồi ra và dịch chuyển ra khỏi vị trí của chúng. Chúng bị đẩy xuyên qua những chỗ hở hoặc chỗ yếu của cơ, do đó xuất hiện những túi phình lên.
Mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)
Hình ảnh minh họa

Mỡ (lipid) máu cao, còn gọi là máu nhiễm mỡ, là một rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể làm cho nồng độ mỡ trong máu quá cao.
Mỡ rất cần thiết để tạo và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Bên cạnh đó mỡ cũng cung cấp và vận chuyển các vitamin tan trong dầu. Tuy nhiên, nếu lượng mỡ quá nhiều có thể gây ra bệnh tim, bệnh tiểu đường và béo phì.
Trong cơ thể có rất nhiều loại mỡ nhưng những loại phổ biến nhất trong gây mỡ máu cao là cholesterol và triglycerides. Mỡ máu cao có thể xảy ra do sự tăng cao của một hoặc cả hai loại sau:
  • Cholesterol đi khắp cơ thể dưới hình thức gọi là lipoprotein. Có hai loại cholesterol là: HDL cholesterol (cholesterol tốt) và cholesterol LDL (cholesterol xấu). Cholesterol trong máu cao có nghĩa là cholesterol LDL cao.
  • Triglyceride được lưu trữ trong các tế bào mỡ để sử dụng và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Ăn quá nhiều chất béo làm cho cơ thể không đốt cháy hết để sản sinh năng lượng có thể dẫn đến nồng độ triglyceride cao. Nếu triglycerides của bạn cao thì cholesterol cũng có thể đang ở mức cao.

Triệu chứng thường gặp

Cholesterol trong máu cao thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể. Nhưng nếu triglyceride quá cao, tuyến tụy sẽ bị sưng lên gây đau bụng đột ngột, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, nôn mửa và sốt.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn từ 20 tuổi trở lên, bạn nên kiểm tra nồng độ cholesterol ít nhất 5 năm một lần. Nếu chỉ số này cao hơn mức cho phép, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm. Ngoài ra, nếu các thành viên trong gia đình đã bị máu nhiễm mỡ, tiểu đường hoặc bệnh tim, bạn cần phải kiểm tra thường xuyên hơn.

Nguyên nhân gây mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)

Nguyên nhân chính của bệnh là mất cân bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, làm gia tăng lượng chất béo được hấp thụ. Mỡ trong máu cao cũng có thể là do di truyền hoặc do sử dụng các chất kích thích và gây nghiện. Tuổi cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến bệnh, vì từ 20 tuổi trở lên, cholesterol sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)

Đây là một bệnh thường gặp. Nó có thể xảy ra ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh và người có chế độ ăn nhiều chất béo. Những người có vấn đề với khả năng điều tiết của cơ thể như bệnh tiểu đường và béo phì hoặc người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Ngoài ra, các chất kích thích và gây nghiện như rượu hay thuốc lá cũng làm tăng khả năng gây ra mỡ máu cao. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ trong máu cao:
  • Chế độ ăn uống nhiều chất béo;
  • Không tập thể dục;
  • Sử dụng các chất, các loại thuốc kích thích như rượu, bia và thuốc lá;
  • Thành viên trong gia đình bị mắc phải căn bệnh này.

Điều trị bệnh mỡ máu cao

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)?

Các bác sĩ sẽ đo lường mức độ triglyceride và cholesterol so với các chỉ số ở những người bình thường. Chỉ số tối ưu của cholesterol là ít hơn 200 mg/dL và triglycerides là dưới 150 mg/dL. Các chỉ số này có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của bạn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mỡ máu cao (máu nhiễm mỡ)?

Điều trị mỡ máu cao bao gồm 2 bước:
Thay đổi lối sống:
Bạn nên bắt đầu với một chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo và đường, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Bỏ hút thuốc và uống rượu, thay vào đó là tập thể dục. Gọi bác sĩ để được tư vấn một chế độ ăn uống và bài tập thích hợp.
Sử dụng thuốc để điều chỉnh lipid:
Các bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc để kiểm soát lượng cholesterol. Các loại thuốc này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thận. Đừng quên cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ bệnh, triệu chứng khác hoặc dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn có thể áp dụng các lối sống và thói quen sinh hoạt sau đây để đối phó với bệnh mỡ máu cao:
  • Luyện tập thể dục đều đặn;
  • Ăn nhiều trái cây, rau quả và thực phẩm nhiều chất xơ. Khi nấu ăn, bạn nên dùng dầu oliu bão hòa đơn, dầu đậu phộng và dầu canola;
  • Ăn cá;
  • Bỏ thuốc lá;
  • Giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thực hiện các bài tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp hay bơi lội. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Gây xương là chấn thương thường gặp ở trẻ em đặc biệt là sau khi té ngã. Mọi trường hợp gãy xương đều cần chăm sóc y tế bất kể phần nào bị gãy hay chấn thương lớn/ nhỏ thế nào.
  • 28-05-2018
    Áp xe phổi là một tình trạng nung mủ, hoại tử nhu mô phổi sau một quá trình viêm cấp, mà nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn, ký sinh trùng... Áp xe phổi thường được chia thành 2 loại: Áp xe phổi tiên phát: Là sự nung mủ cấp tính ở vùng phổi chưa có tổn
  • 10-10-2018

    Giãn phế quản là tình trạng tăng khẩu kính phế quản liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều phế quản có đường kính trên 2mm. Giãn phế quản được chia thành: giãn phế quản hình túi, giãn phế quản hình trụ và giãn phế quản hình tràng hạt.

  • 28-05-2018
    1- Khai thông đường hô hấp: hút đàm dãi - đặt nội khí quản - mở khí quản. Dẫn lưu xoang màng phổi khi có tràn khí hoặc tràn máu xoang màng phổi. 2- Bồi hoàn thể tích tuần hoàn: cầm máu - băng ép - truyền dịch (NaCl 0,9%, Lactated Ringer...), truyền máu.
  • 28-05-2018
    Cơ thể người gồm có hai quả thận ở mỗi bên của ổ bụng. Chúng có chức năng tạo ra nước tiểu, sau đó nước tiểu được đưa xuống bàng quang nhờ hai niệu quản. Tại bàng quang, nước tiểu được dự trữ và thải ra ngoài qua niệu đạo.
  • 28-05-2018
    Việc giữ cân bằng giữa lượng nước đưa vào và lượng nước thải ra khỏi cơ thể rất quan trọng. Vì nước chiếm một lượng lớn (khoảng 70%) trọng lượng cơ thể và giúp kiểm soát nồng độ các chất điện giải, đặc biệt là Natri và Kali.