Herpes môi (mụn rộp môi)

Bệnh Herpes môi, đôi khi được gọi là mụn nước sốt (sốt vỉ), là đám vết phồng rộp nhỏ trên môi và xung quanh miệng. Vùng da xung quanh chỗ phồng thường đỏ, sưng lên và đau nhức. Chỗ phỏng có thể vỡ, dịch trong chảy ra và sau đó đóng vảy sau vài ngày.

Bệnh Herpes môi là gì?

Bệnh Herpes môi (còn gọi là mụn rộp môi) là đám vết phồng rộp nhỏ trên môi và xung quanh miệng. Vùng da xung quanh chỗ phồng thường đỏ, sưng lên và đau nhức. Chỗ phồng có thể vỡ, dịch trong chảy ra và đóng vảy sau đó vài ngày. Vết thương thường lành trong vòng 2 tuần hoặc hơn.

(Ảnh minh họa)

Bệnh do virut herpes simplex (HSV) gây ra. Virut có thể gây loét xung quanh miệng và trên cơ quan sinh dục. Hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh herpes môi. Sau khi mắc bệnh, virut herpes ở lại trong cơ thể cho đến hết phần đời còn lại. Đôi khi một người có thể bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu cảnh báo trước. Một số loại thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng của herpes môi và phòng bệnh tái phát.

Triệu chứng bệnh Herpes môi

Bạn có thể cảm thấy ngứa hay nóng rát trên môi hay trên mặt vài ngày trước khi vết mụn rộp xuất hiện. Các vết rộp có dạng mụn nước màu đỏ nổi trên bề mặt da, khi chạm vào có cảm giác đau. Chúng thường bị vỡ ra, dịch trong chảy ra sau đó đóng vảy và tự lành lại. Các triệu chứng khác bao gồm: sốt, loét họng hoặc sưng hạch ở cổ hoặc bộ phận khác trên cơ thể. Trẻ em thường chảy nước dãi trước khi bị mụn rộp.
Một vài người có virut nhưng lại không bị bệnh, không biểu hiện triệu chứng bệnh.
Lần đầu nhiễm virut có thể không biểu hiện bệnh. Tuy nhiên nếu biểu hiện, nó thường nghiêm trọng hơn những lần bùng phát sau này. Trong lần đầu phát bệnh, bệnh có thể lan tràn đến mọi nơi trong miệng.
Bệnh tái diễn thường phát triển ở mép môi. Giai đoạn tiền phát trong khoảng 6 - 48 tuần đầu tiên khi mụn chưa mọc, bạn sẽ có cảm giác nhoi nhói, nóng, ngứa, tê, căng hoặc đau ở vùng nhiễm bệnh.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, bạn có thể Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Da liễu trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bệnh.

Nguyên nhân kích thích bệnh tái phát

Sau khi bị nhiễm virut, không có cách nào chắc chắn bạn không mắc bệnh trở lại. Nhưng bạn có thể làm giảm số lần mắc và lây lan virut bằng cách tránh:

  • Tiếp xúc với ánh mặt trời, đặc biệt vùng môi
  • Căng thẳng hay mệt mỏi
  • Bị nhiễm bệnh khác chẳng hạn như cảm hoặc cúm
  • Dị ứng thực phẩm
  • Chữa răng hay tổn thương vùng môi hay nướu
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Phẫu thuật thẩm mỹ ví dụ như xóa sẹo hay làm mịn da bằng tia lade
  • Mang thai hay thay đổi hocmon phụ nữ do chu kỳ kinh nguyệt.

Điều trị bệnh Herpes môi

Hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh herpes môi. Hầu hết các mụn rộp sẽ tự biến mất. 

Điều trị bằng thuốc

Dùng thuốc có thể làm giảm thời gian mắc bệnh và đôi khi ngăn chặn bệnh bùng phát trong tương lai. Đối với điều trị mụn rộp tái phát, các loại thuốc sau đây có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian phát bệnh:

  • Thuốc mỡ hoặc kem bôi cục bộ có thể bán theo hoặc không theo đơn, làm giảm đau, ngứa.
  • Thuốc uống kháng virus, chỉ bán theo đơn, có thể dùng khi có dấu hiệu đầu tiên (như nóng, ngứa) xuất hiện. Thuốc này có rất ít tác dụng khi mụn đã sưng to.

Thuốc có thể uống hàng ngày để ngăn cản bệnh tái phát đặc biệt ở những người thường xuyên phát bệnh đau đớn.
Nếu hệ miễn dịch của bạn yếu và bị phát bệnh, bạn có thể cần dùng thuốc liều cao để kiểm soát các triệu chứng và liều hàng ngày để ngăn chặn bệnh tái phát.
Dù rất hiếm nhưng trẻ em và người lớn có hệ miễn dịch yếu cũng có thể phải dùng kháng sinh trong những giai đoạn bệnh nghiêm trọng để chữa trị bội nhiễm vi khuẩn.

Điều trị bổ sung

Có thể điều trị thêm một số thuốc bổ sung nếu bạn muốn giảm bớt các triệu chứng bệnh.
Khi phát bệnh có thể dùng bổ sung Vitamin C, lysine bổ sung và chanh bạc hà dụ để trợ giúp cho cơ thể. Vitamin C có thể ở dạng thuốc viên, trong kem bôi cục bộ, hoặc dạng lỏng dùng cho mụn rộp. Lysine bổ sung ở dạng thuốc viên và chanh bạc hà có sẵn trong kem bôi ngoài da.
Kem bôi có tác dụng làm giảm thời gian phát bệnh.

Điều trị tại nhà

Hầu hết mụn rộp có thể tự lành nhưng bạn cũng có thể điều trị bênh tại nhà bằng cách:

  • Đặt một cái khăn ướt mát trên các vết loét 3 lần một ngày, 20 phút mỗi lần để giúp giảm sưng và tấy đỏ.
  • Dùng ibuprofen hoặc acetaminophe để giảm đau. Không dùng aspirin cho người nhỏ hơn 20 tuổi vì nó có liên quan đến hội chứng Reye, một vấn đề nghiêm trọng nhưng hiếm.
  • Sử dụng nước súc miệng có baking soda để làm dịu cơn đau miệng.
  • Tránh các loại thực phẩm có chứa axit (như trái cây họ cam quýt và cà chua).
  • Sử dụng thuốc mỡ không cần toa có thể làm giảm đau hoặc giúp chữa mụn rộp.
  • Một số sản phẩm như Abreva và Zilactin có thể tăng tốc độ chữa lành các vết loét mụn hoặc ngăn chặn chúng nếu áp dụng sớm.
  • Các sản phẩm khác như Orajel và Anbesol có thể làm tê liệt vùng đau trong miệng hay trên môi.
  • Trẻ em từ 2 tuổi trở lên có thể được điều trị bằng Zilactin-L lỏng, Orajel Baby, và Anbesol. Abreva là dành cho người 12 tuổi trở lên, nên tư vấn với bác sĩ trước khi sử dụng nó cho bé trai. Và nếu con bạn là trẻ dưới 2 tuổi, hãy tư vấn với bác sĩ Nhi khoa trước khi sử dụng bất kỳ các loại thuốc nào.

Những biện pháp giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh ở trẻ:

  • Khuyến khích rửa tay thường xuyên
  • Đừng để con chơi đồ chơi mà trẻ khác đã cho vào miệng
  • Thường xuyên rửa sạch đồ chơi với chất khử trùng
  • Nếu trẻ có mụn vỡ hay rỉ dịch, hãy giữ chúng ở nhà cho đến khi các mụn nước bắt đầu đóng vảy
  • Không để trẻ em hôn nhau trong khi chúng bị bệnh hay chảy nước dãi không kiểm soát
  • Sử dụng găng tay dùng một lần hoặc một miếng gạc bông để bôi thuốc mỡ lên vết loét mụn của bé.

Biện pháp phòng tránh nhiễm virut Herpes

  • Tránh tiếp xúc với dịch thể của người nhiễm bệnh (hôn người bệnh).
  • Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống, ly uống nước hay những vật dụng mà người bệnh đã dùng.

Biên dịch - Hiệu đính:

Nguồn: Y học cộng đồng

- 18-09-2018 -

Bài viết liên quan

  • 08-04-2021

    Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive compulsive disorder – OCD) là một bệnh rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân. Khi mắc bệnh, các suy nghĩ và nỗi sợ không mong muốn (hay còn gọi là sự ám ảnh) xuất hiện liên tục và

  • 28-05-2018
    Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là loại vi-rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). HIV xâm nhập vào đường máu thông qua dịch cơ thể, như máu hoặc tinh dịch. Một khi đã xâm nhập vào máu, vi-rút này tấn công các tế bào CD4. Tế bào
  • 18-09-2018

    Bệnh u máu là bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Có khoảng 30% số bệnh nhân là trẻ trong tháng đầu sau sinh. Còn lại đa phần xuất hiện ở giai đoạn trẻ 1 tuổi. Một phần nhỏ xuất hiện ở tuổi trưởng thành. Bản chất của khối u là sự tăng sinh của mạch

  • 28-05-2018
    Vàng da hay còn gọi là “vàng mắt” hoặc “vàng củng mạc mắt”. Đây là tình trạng da và tròng trắng mắt bị xỉn vàng, gây ra bởi lượng bilirulin trong máu quá cao. Bilirubin là một hóa chất có màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong nằm trong
  • 28-05-2018
    Bệnh viêm thanh quản là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khản tiếng, mất tiếng. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ trở thành mạn tính, làm thay đổi giọng nói, ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp.
  • 17-10-2018

    Quai bị, hay còn gọi là bệnh má chàm bàm, là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Virus này làm sưng tuyến nước bọt và gây ra đau đớn. Thời gian từ lúc bạn nhiễm phải virus và bị bệnh kéo dài từ 12 đến 24 ngày. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em và đôi