Quai bị (má chàm bàm)

Quai bị, hay còn gọi là bệnh má chàm bàm, là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Virus này làm sưng tuyến nước bọt và gây ra đau đớn. Thời gian từ lúc bạn nhiễm phải virus và bị bệnh kéo dài từ 12 đến 24 ngày. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em và đôi

Quai bị (má chàm bàm) là gì?

Quai bị (hay còn gọi là bệnh má chàm bàm) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 - 9 tuổi. Bé nam thường mắc bệnh nhiều hơn bé gái. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp, nước bọt bị nhiễm trùng bắn ra ngoài khi nói chuyện, hắt hơi. Khi bị quai bị, tuyến mang tai có thể sưng ở một hay cả 2 bên.

quai bị (má chàm bàm)
(Hình minh họa)

Triệu chứng của quai bị

Các triệu chứng thường gặp gồm:

  • Đau mặt hoặc 2 bên má;
  • Đau khi nhai hoặc nuốt;
  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Viêm họng;
  • Sưng hàm hoặc sưng tuyến mang tai;
  • Đau tinh hoàn, sưng bìu.

Khi nào bạn cần gọi bác sĩ?

Nếu nghi ngờ bạn hoặc con bạn bị bệnh, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ giỏi trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở mỗi người. Hãy gọi cho bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Virus là nguyên nhân gây bệnh. Chúng lan truyền dễ dàng từ người sang người bằng các hạt nước trong không khí (khi hắt hơi). Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc phải bệnh này nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ với người bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh

Bệnh này phổ biến ở tất cả mọi người. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị:

  • Độ tuổi: trẻ ở độ tuổi từ 2 - 12 (đặc biệt là ở những trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh);
  • Tiếp xúc hoặc dùng chung đồ với người bệnh;
  • Hệ thống miễn dịch yếu.

Điều trị Bệnh Quai bị (má chàm bàm)

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên triệu chứng và kiểm tra sức khỏe. Thông thường, bệnh này không cần các xét nghiệm đặc biệt để chẩn đoán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ được yêu cầu tiến hành xét nghiệm máu để xác định xem có bị bệnh hay không.
Thường mất 10 ngày để khỏi bệnh và miễn dịch suốt đời với quai bị. Acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp giảm sốt và đau. Không dùng aspirin cho trẻ nhỏ vì nguy cơ có thể mắc phải hội chứng Reye. Chườm lạnh lên hàm có thể giúp xoa dịu cơn đau và đắp khăn ấm để hạ sốt. Tránh thức ăn cay và quá cứng. Bạn hoặc trẻ nên ở nhà cho đến khi khỏi bệnh và không còn khả năng lây bệnh.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hoại tử vô mạch là một căn bệnh về xương, xảy ra do mất tạm thời hoặc vĩnh viễn nguồn cung cấp máu tới xương. Nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào xương sẽ bắt đầu chết đi khiến cho xương trở nên dễ gãy. Nếu hoại tử vô mạch ở gần khớp, bề mặt khớp
  • 20-04-2021

    Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn trao đổi chất mãn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. 

  • 28-05-2018
    Suy tuyến cận giáp là tình trạng tuyến cận giáp trạng không sản sinh đủ hormon tuyến cận giáp (viết tắt là PTH- parathyroid hormon) có tác dụng trong việc điều chỉnh lượng canxi và photpho trong xương và máu của cơ thể. Thiếu PTH dẫn đến tình trạng giảm
  • 28-05-2018
    Giun móc là một loài ký sinh trùng sống trong ruột non của người. Bệnh lưu hành ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Phương thức lây truyền: Ấu trùng giun móc xâm nhập qua da, niêm mạc và qua đường ăn uống. Đặc điểm của giun móc là khả năng hút máu
  • 28-05-2018
    Sỏi bàng quang là chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành chiếm khoảng 1/3 trường hợp có sỏi ở hệ tiết niệu. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, nhưng nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn. Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành
  • 28-05-2018
    Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh làm cho da và mắt của trẻ có màu vàng, xảy ra khi có quá nhiều bilirubin trong máu.