Hạ thân nhiệt

Cây sơn độc là một loại cây có thể gây ra dị ứng da nghiêm trọng (viêm da do tiếp xúc). Sự dị ứng này xảy ra do một loại nhựa tên là urushiol có mặt trong lá, cành và rễ cây. Vùng da bị ảnh hưởng có thể bị khô, đỏ hoặc có thể bỏng giộp. Nếu cây bị đốt

Định nghĩa

Bệnh Hạ thân nhiệt
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Hạ thân nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể giảm bất thường. Bình thường, nhiệt độ cơ thể chúng ta vào khoảng 37°C. Khi bị chứng hạ thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể bạn giảm xuống dưới 35°C và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
Nếu cơ thể không kịp tạo nhiệt, tim, hệ thống thần kinh và cơ quan khác sẽ bị rối loạn hoạt động gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những người thường gặp chứng hạ thân nhiệt phần lớn là người già và trẻ nhỏ ở vùng ôn đới và hàn đới do khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông. Những người bị hạ thân nhiệt đều cần phải nhập viện càng sớm càng tốt.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng hạ thân nhiệt bao gồm:
  • Cảm thấy lạnh;
  • Rùng mình liên tục;
  • Nổi da gà;
  • Môi thâm;
  • Có cảm giác cơ thể không đủ ấm;
  • Trẻ bị hạ thân nhiệt có thể bị ửng đỏ, da lạnh ngắt và yếu ớt.
  • Nếu thân nhiệt bị hạ lâu, hiện tượng rùng mình biến mất và bạn bắt đầu lú lẫn và vụng về, ngoài ra còn có tình trạng nói ấp úng và mất thăng bằng. Nhịp tim khi đó sẽ giảm đi hoặc bị loạn nhịp.
  • Một vài triệu chứng phức tạp khác có thể xảy ra khi bị hạ thân nhiệt gồm bỏng lạnh, hoại tử, cước chân tay vì rét và nứt gót.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần được cấp cứu ngay khi có biểu hiện hạ thân nhiệt, hay có các dấu hiệu và triệu chứng kể trên. Đặc biệt là nếu bạn có tình trạng sức khỏe xấu như mắc bệnh tiểu đường và bị hạ thân nhiệt, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất là do tiếp xúc thời tiết hoặc nước lạnh mà không được bảo vệ. Quần áo ướt và gió mạnh, tình trạng da nhiễm lạnh sẽ dẫn đến hiện tượng giảm nhiệt. Ngâm mình trong nước lạnh quá lâu cũng dẫn đến hạ thân nhiệt. Uống nhiều rượu cũng có thể là nguyên nhân khiến hạ thân nhiệt.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hạ thân nhiệt bao gồm:
  • Độ tuổi: người cao tuổi dễ bị hạ thân nhiệt hơn;
  • Nghiện rượu hoặc thuốc phiện;
  • Đang sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc gây nghiện, thuốc chống trầm cảm;
  • Có sức khỏe yếu.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hạ thân nhiệt?

  • Trước khi cấp cứu đến, người bệnh phải được đưa ra khỏi nơi lạnh và được làm ấm:
  • Nên cởi bỏ quần áo ướt và mặc quần áo khô;
  • Đắp nhiều lớp chăn khô hay áo choàng để giữ ấm;
  • Bạn có thể dùng thức uống ấm không caffein;
  • Tránh gió lùa;
  • Bạn nên được đặt gần hệ thống sưởi an toàn, hoặc nguồn thân nhiệt từ người khác. Tuy nhiên, bạn không được tiếp xúc nhiệt trực tiếp như nước nóng hay miếng dán cung cấp nhiệt.
  • Nếu hạ thân nhiệt dẫn đến hôn mê, bạn nên được cấp cứu càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ điều trị bằng các cách ngâm trong dung dịch làm ấm hoặc khí làm ấm.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hạ thân nhiệt?

Bác sĩ sẽ nghĩ tới khả năng bạn bị hạ thân nhiệt nếu bạn bắt đầu có triệu chứng ở môi trường lạnh như ngoài trời mùa đông. Một nhiệt kế đặc biệt sẽ được dùng để đo nhiệt độ cơ thể và độ giảm nhiệt (thường có sẵn ở phòng cấp cứu) để chẩn đoán. Các quy trình kiểm tra khác sẽ xác định mức độ tổn thương của các cơ quan gồm điện tim, xét nghiệm và chụp X-quang.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa bị hạ thân nhiệt:
  • Mặc ấm khi trời lạnh;
  • Tăng cường chăm sóc đối với trẻ nhỏ và người già;
  • Nạp đủ lượng calo và lượng nước cần thiết;
  • Thận trọng với mọi thay đổi thời tiết và có kế hoạch rõ ràng;
  • Thay ngay quần áo ướt và mặc vào quần áo khô;
  • Ra khỏi vùng nước lạnh ngay lập tức. Chậm trễ vài phút có thể nguy hiểm tính mạng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 25-03-2021

    Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ dường như đang tăng lên, mặc dù vẫn chưa rõ là do sự cải thiện trong khả năng phát hiện và báo cáo các trường hợp mắc tự kỷ hay do sự gia tăng thực sự số trường hợp mắc rối loạn này hoặc do kết hợp cả hai nguyên

  • 28-05-2018
    Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.
  • 28-05-2018
    Bệnh u lympho Hodgkin, hay còn gọi là u bạch huyết Hodgkin, ung thư hạch Hodgkin. Đây là một loại bệnh ung thư của các hạch bạch huyết (các tuyến bạch huyết). Các tuyến bạch huyết và mạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm
  • 28-05-2018
    Chèn ép tim là tình trạng tim bị đè nén do có quá nhiều máu hoặc chất dịch tích tụ giữa cơ tim và màng ngoài tim từ đó tạo áp lực lên tim và ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của tim. Trong trường hợp không bơm đủ máu có thể dẫn đến suy tim.
  • 17-10-2018

    Bệnh viêm tụy là tình trạng viêm của tuyến tụy. Viêm tụy do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi tuyến tụy bị viêm, bệnh có thể biểu hiện thành sưng các ống tuyến và những mạch máu xung quanh, có thể chảy máu, nhiễm trùng và làm tổn thương tụy.

  • 17-10-2018

    Bệnh sán lá gan gồm bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchiasis, Opisthorchiasis) và bệnh sán lá gan lớn (Fascioliasis) thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh sán lá gan nhỏ: phân bố rộng khắp trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở