Đột quỵ do xuất huyết

Có hai loại đột quỵ do xuất huyết là xuất huyết não và xuất huyết dưới màng nhện . Trong hai loại này xuất huyết não là loại đột quỵ do xuất huyết thường gặp hơn.

NGUYÊN NHÂN và YẾU TỐ NGUY CƠ

Hai loại đột quỵ do xuất huyết khác nhau như thế nào?

Đột quỵ do xuất huyết

Xuất huyết trong não


  • Xảy ra khi mạch máu bị vỡ gây chảy máu vào mô sâu bên trong não.
  • Thường do cao huyết áp mãn tính hoặc lão hóa mạch máu gây nên.
  • Đôi khi do dị dạng động tĩnh mạch (AVM). AVM là một búi mạch máu có hình dạng bất thường và rất dễ vỡ. Xuất huyết từ AVM gây ra chảy máu trong não.

Xuất huyết dưới màng nhện


  • Xảy ra khi một đoạn phình mạch (một túi chứa đầy máu phình ra ngoài động mạch) trên hoặc gần bề mặt não bị vỡ gây chảy máu vào khoảng không gian giữa não và sọ.
  • Thường do huyết áp cao gây nên.

Những yếu tố nguy cơ khác ngoài cao huyết áp?

Những yếu tố khác làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Uống thuốc tránh thai (đặc biệt là những loại có hàm lượng estrogen cao)
  • Uống rượu bia quá mức
  • Dùng ma túy và các dược chất bất hợp pháp

XÉT NGHIỆM và CHẨN ĐOÁN

Đột quỵ do xuất huyết được chẩn đoán như thế nào?

Khi một người có các triệu chứng của đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA), bác sĩ sẽ thu thập thông tin và đưa ra chẩn đoán. Những việc bác sĩ thường làm là:

  • Xem xét bệnh sử (bao gồm cả bệnh sử gia đình, nghề nghiệp, thói quen,…)
  • Thăm khám tổng trạng và hệ thần kinh
  • Làm một số xét nghiệm (máu)
  • Chụp CT và MRI
  • Xem xét các kết quả xét nghiệm cần thiết khác
  • Các xét nghiệm cung cấp thông tin về cấu trúc (hình dạng), chức năng (cách hoạt động) cũng như tình trạng mạch máu (sự tưới máu) của bộ não. Từ những thông tin này, bác sĩ có thể đưa ra nhận định về vùng não bị tổn thương.
  • Các xét nghiệm chẩn đoán được chia thành ba nhóm:
  • Xét nghiệm hình ảnh (CT, MRI,…) cho thấy hình dạng của bộ não.
  • Điện não đồ (EEG) ghi lại các xung điện phản ánh hoạt động của bộ não.
  • Khảo sát dòng chảy của máu để tìm ra nguyên nhân làm thay đổi tình trạng tưới máu ở não.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị đột quỵ do xuất huyết như thế nào?

Vì sự xuất huyết có thể đe dọa đến tính mạng, bệnh nhân PHẢI được chăm sóc tại bệnh viện. Một số loại thuốc sẽ được dùng để kiểm soát huyết áp. Các loại thuốc khác có thể được dùng để giảm phù não sau đột quỵ.
Tùy theo nguyên nhân gây xuất huyết, can thiệp bằng phẫu thuật có thể là cần thiết. Phẫu thuật thường được khuyến cáo để xử lý chỗ phình mạch (bằng cách đặt kẹp kim loại ở gốc của chỗ phình mạch) hoặc để loại bỏ những mạch máu bất thường cấu thành dị dạng mạch máu (AVM).
Một số thủ thuật ít xâm lấn hơn cũng có thể được chỉ định như can thiệp nội mạch. Trong thủ thuật này, bác sĩ đưa ống thông (catheter) vào động mạch chính ở chân hoặc tay và luồn tới vị trí có túi phình hoặc AVM để đặt các thiết bị giúp ngăn chảy máu như keo, coil (dây kim loại rất nhỏ).
Những câu hỏi có thể hỏi bác sĩ và y tá
Hãy dành vài phút để viết ra các câu hỏi mà bạn quan tâm để hỏi nhân viên y tế. Một trong số đó có thể là:

  • Tôi có thể làm gì để phòng ngừa một cơn đột quỵ khác?
  • Tôi có thể kiểm soát huyết áp cao bằng cách nào?

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Suy tim sung huyết hay còn gọi là suy tim mạn, suy tim ứ huyết, suy tim. Đây là tình trạng tim co bóp không đủ lượng máu đến các cơ quan và mô. Khi một bên hoặc cả hai bên tim không đẩy được máu ra ngoài, máu đọng lại trong tim hoặc tắc nghẽn tại các
  • 13-05-2022

    Bệnh sốt thấp khớp (Rheumatic Fever) là một khuyết tật tim không bẩm sinh, thường xảy ra ở trẻ từ 5-15 tuổi. Bệnh có thể gây tổn thương đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

  • 13-05-2022

    Hẹp van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ quá nhỏ, hẹp hoặc cứng. Trường hợp hẹp van nhẹ có thể không cần điều trị gì, nếu hẹp van mức nặng sẽ cần phẫu thuật để máu lưu thông tốt hơn.

  • 28-08-2018

    Khó chịu này thường xuất hiện trong thời gian ngắn sau khi đi ngủ. Hoặc có lẽ nó xảy ra sau khi ngồi quá lâu. Cảm giác này làm cho bạn muốn ngồi dậy và đi vòng quanh. Vẫn chưa biết nguyên nhân của hội chứng chân không nghỉ, nhưng các nhà nghiên cứu

  • 01-04-2022

    Dị ứng bao gồm các vấn đề của hệ thống miễn dịch. Hầu hết các phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng như một “báo động giả”.

    Các phản ứng dị ứng thường xảy ra khi trẻ tiếp xúc phấn hoa, cây xanh và cỏ dại, nhựa mủ của cây, nấm mốc, mạt bụi, thức ăn và thuốc.

    Có ba cách hiệu quả nhất để điều trị dị ứng là tránh tiếp xúc, tiêm phòng dị ứng (liệu pháp miễn dịch) và thuốc. Các gia đình nên thảo luận kỹ với các bác sĩ nhi hoặc bác sĩ chuyên khoa dị ứng của bé để có thể tìm phương án hỗ trợ giảm bớt hoặc điều trị dị ứng.

    Các xét nghiệm có thể được dùng đến để chẩn đoán dị ứng bao gồm xét nghiệm da, xét nghiệm máu hoặc biện pháp tiếp xúc và ghi nhận phản ứng.

  • 28-05-2018
    Ung thư hậu môn là hiện tượng phát triển bất thường của các tế bào trong lớp niêm mạc hậu môn, tạo thành các khối u và có khuynh hướng di căn ra các vùng lân cận. Phần lớn trường hợp ung thư hậu môn là ung thư dạng biểu mô, u tế bào hắc tố, biểu mô tế