Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma (Toxoplasmosis)

Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng

Tổng quát về bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma

Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Bạn có thể bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma khi tiếp xúc với phân mèo hoặc thịt bị nhiễm bệnh. Toxoplasma cũng có thể truyền từ mẹ sang thai nhi trong tử cung (qua nhau thai).
Nếu bạn đang khỏe mạnh bạn sẽ không thấy bất kỳ ảnh hưởng xấu nào. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị bệnh như nhiễm HIV hoặc đang dùng một loại thuốc chống ung thư (ví dụ, ciclosporin), mà làm ngăn chặn hệ thống miễn dịch làm việc đúng cách, bệnh nhiễm Toxoplasma có thể gây biến chứng. Các biến chứng có thể bao gồm các bệnh về mắt, nhiễm trùng não (viêm não) và nhiễm trùng ở các cơ quan khác trong cơ thể.
Người có hệ thống miễn dịch bình thường thường khỏi bệnh mà không cần điều trị. Tuy nhiên, điều trị thường cần thiết cho những người bị suy giảm miễn dịch hoặc phụ nữ có thai.

Ký sinh trùng là gì?

Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Nó có thể ăn ký chủ của nó, hoặc sống trú ẩn trong ký chủ của nó. Ký sinh trùng của con người bao gồm những mầm bệnh (nấm, vi khuẩn, vi rút, động vật nguyên sinh) và giun sán.

Các triệu chứng của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma là gì?

Nếu hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động tốt, bạn thường sẽ không có triệu chứng nào cả. Khoảng một trong mười người nhận thấy có bị nổi hạch (hạch sưng to). Những hạch sưng to này thường là ở hai bên cổ hoặc gáy (vùng chẩm). Hạch sưng thường biến mất trong khoảng sáu tuần nhưng có thể kéo dài hơn. Hiếm khi, bạn có thể bị nhiễm trùng lan rộng hơn liên quan đến tim, phổi và các cơ quan khác của cơ thể.
Nếu hệ thống miễn dịch của bạn không hoạt động tốt (ví dụ, bạn đang dùng thuốc chống ung thư hoặc bị nhiễm HIV), bạn có thể bệnh nặng. Nếu nhiễm trùng đến não bộ của bạn, bạn có thể lú lẫn từng cơn, tê liệt tiến triển một bên của cơ thể hoặc có vấn đề về ngôn ngữ. Đôi mắt của bạn có thể bị nhiễm (xem bên dưới) và nhiễm trùng có thể lây lan sang phổi và các cơ quan khác của cơ thể.
Nếu bạn bị nhiễm trùng trong thai kỳ bạn có thể không thấy có triệu chứng hoặc bạn có thể cảm thấy bị các hạch sưng to hoặc vấn đề về mắt. Nếu nhiễm trùng bẩm sinh xảy ra (có nghĩa là, nếu nhiễm trùng được truyền cho con), hậu quả có thể nghiêm trọng. Các biến chứng như vậy có nhiều khả năng nếu nhiễm trùng xảy ra trong 10 tuần đầu tiên của thai kỳ. Sẩy thai có thể xảy ra hoặc di dạng thai nhi có thể được phát hiện nhờ siêu âm. Trẻ sơ sinh có thể được sinh ra với vấn đề về não, bệnh về mắt, động kinh, chậm trễ phát triển hoặc rối loạn về máu. Em bé có thể bình thường khi sinh và các vấn đề chỉ có thể trở nên rõ ràng hơn sau này.
Toxoplasma có thể lây nhiễm đôi mắt của bạn dù hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động tốt hay không. Nó cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh bị nhiễm bẩm sinh. Vấn đề về mắt thường gặp nhất gây ra bởi nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma được gọi là viêm màng mạch – võng mạc mắt (chorioretinitis). Nhiễm trùng này liên quan đến lớp giữa của mắt (các màng mạch) và lớp lót bên trong của mắt (võng mạc).
Toxoplasma lây nhiễm đôi mắt

Bạn có thể thấy vấn đề về thị lực và nổi đom đóm mắt (nhiều đốm xuất hiện trong thị trường hay còn gọi là tầm nhìn của bạn). Thông thường, chỉ có một mắt bị nhiễm. Bạn có thể thấy đau nhẹ ở mắt nhưng hầu hết mọi người không thấy bất kỳ sự khó chịu nào.

Bạn bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma bằng cách nào?

Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma (Toxoplasmosis)

Hình: Chu kỳ sinh học của Toxoplasma gondii


Trong nhiều loài động vật có thể bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma, mèo là vật chủ chính. Khi một con mèo bị nhiễm bệnh, Toxoplasma xâm nhập vào niêm mạc ruột và bắt đầu sinh sản những thể chưa trưởng thành được gọi là trứng nang (oocysts). Chúng thải ra ngoài theo phân của con mèo. Sau đó bạn có thể bị nhiễm do tiếp xúc với đất, nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Ví dụ, bạn có thể bị nhiễm bởi:
  • Ăn thức ăn chưa nấu chín hoặc thịt sống – đặc biệt là thịt lợn hoặc thịt cừu.
  • Ăn trái cây hoặc rau chưa được rửa sạch.
  • Tiếp xúc đất bị ô nhiễm trong khi làm vườn.
Mẹ bị nhiễm có thể truyền Toxoplasma cho thai nhi qua nhau thai
Những bà mẹ có thể truyền Toxoplasma cho thai nhi của họ qua nhau thai. Trong trường hợp hiếm gặp, Toxoplasma có thể được truyền từ một người hiến tạng bị nhiễm cho người nhận tạng.

Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma thường gặp như thế nào và ai là những người nhiễm bệnh?

Khoảng 400 trường hợp nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma được chẩn đoán ở Anh mỗi năm. Số thực tế của người bị nhiễm bệnh có thể sẽ cao hơn, vì Toxoplasma thường không gây triệu chứng và người ta có thể không biết rằng họ đã bị nhiễm bệnh. Bệnh phổ biến hơn ở các nước ẩm nóng, nơi có điều kiện thuận lợi hơn cho sự tồn tại của trứng nang.
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm Toxoplasma – người lớn và trẻ em, đàn ông và phụ nữ.
Nếu hệ thống miễn dịch của bạn không hoạt động đúng bởi một số lý do – ví dụ, bạn đang điều trị bệnh ung thư hoặc bạn bị nhiễm HIV – bạn có nhiều khả năng bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Làm thế nào để chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma?

Nếu bạn bị nghi ngờ nhiễm Toxoplasma, xét nghiệm đầu tiên bạn có thể làm là xét nghiệm máu. Kết quả sẽ cho thấy mức độ globulin miễn dịch sẽ cao (hay còn gọi là immunoglobulins – là protein được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch để chống nhiễm trùng). Có nhiều loại globulin miễn dịch khác nhau. Mức độ IgG tăng trong 1-2 tuần đầu tiên của nhiễm trùng và dương tính suốt đời. Mức độ IgM tăng trong tuần đầu tiên và bình thường lại sau một vài tuần vì vậy xét nghiệm này rất hữu ích để phát hiện nhiễm bệnh gần đây. Mức độ IgA đôi khi được xét nghiệm ở trẻ sơ sinh.
Dịch khác trong cơ thể đôi khi được kiểm tra – ví dụ, dịch ối bao quanh em bé trong tử cung.
Sinh thiết một mảnh nhỏ của mô trong cơ thể được thực hiện khi chẩn đoán vẫn còn nghi ngờ.
Bạn có thể cần chụp hình ảnh của não bộ bằng cách chụp cộng hưởng từ (MRI Scan) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) nếu nghi ngờ nhiễm trùng não.
Thai nhi có thể cần siêu âm nếu nghi ngờ rằng nhiễm trùng đã truyền sang từ mẹ.

Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma được điều trị như thế nào?

Nếu hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động tốt, bạn sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên nếu triệu chứng nặng hoặc chậm biến mất, cần một số thuốc kháng sinh từ 4-6 tuần. Sự kết hợp thường được sử dụng là pyrimethamine và sulfadiazine. Những loại thuốc này có thể gây tổn hại cho tủy xương khi dùng một mình vì vậy acid folinic thường được bổ sung để giảm nguy cơ này.
Sự kết hợp này cũng có thể được sử dụng nếu hệ thống miễn dịch của bạn không hoạt động tốt. Tuy nhiên, bạn cũng có thể được lựa chọn thay thế như trimethoprim-sulfamethoxazole, clindamycin hoặc atovaquone, tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của bạn. Sau 4-6 tuần bạn sẽ có thể cần phải dùng một liều thấp thuốc cho phần còn lại của cuộc sống của bạn, trừ khi vấn đề ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn chỉ là tạm thời.
Nếu bạn bị nhiễm trong khi bạn đang mang thai, bạn sẽ được dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, không chắc chắn tốt như thế nào về phòng chống lây nhiễm cho em bé trong thai kỳ. Nhiều loại thuốc có sẵn. Sự lựa chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động tốt hay không và em bé đã bị nhiễm hay không. Spiramycin dường như là lựa chọn tốt nhất để bảo vệ em bé chưa bị nhiễm trùng. Nếu em bé bị nhiễm nghiêm trọng, bạn có thể được đề nghị phá thai.
Nếu bạn bị nhiễm trùng Toxoplasma ở mắt thì thường không cần điều trị, với điều kiện hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, bạn có thể cần điều trị nếu nhiễm trùng nặng hoặc có khả năng gây ra sẹo ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn. Điều trị thông thường là kháng sinh và thuốc nhỏ mắt steroid, trong trường hợp nặng thuốc viên steroid.
Nếu hệ thống miễn dịch của bạn không hoạt động tốt, bạn sẽ gần như chắc chắn được dùng thuốc kháng sinh. Nếu bạn đang mang thai, spiromycin là lựa chọn tốt nhất.
  • Nếu hệ thần kinh của bạn bị nhiễm, bạn có thể bị động kinh, điếc hoặc các vấn đề về thần kinh khác.
  • Nếu bạn bị nhiễm trùng mắt, điều này đôi khi có thể gây ra vấn đề về thị lực, và trong trường hợp hiếm có thể dẫn đến mù lòa.
  • Nếu hệ thống miễn dịch của bạn không hoạt động tốt, nhiễm trùng có thể lây lan sang tim, phổi và các cơ quan khác của cơ thể.

Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma có thể phòng ngừa được không?

  • Tất cả mọi người nên làm theo những lời khuyên dưới đây. Tuy nhiên, những lời khuyên này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ có thai và những người có HIV dương tính:
  • Rửa tay trước khi chế biến thức ăn.
  • Phải rửa thật sạch tất cả trái cây và rau quả, bao gồm xà lách đã chuẩn bị, trước khi ăn.
  • Triệt để nấu chín thịt sống và các thức ăn đông lạnh.
  • Đeo găng tay và triệt để rửa tay sau khi xử lý đất và làm vườn.
  • Tránh phân mèo trong đất.
Ở một số nước (như Pháp), tất cả các phụ nữ mang thai được xét nghiệm Toxoplasma. Điều này không xảy ra ở Anh, bởi vì tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn nhiều.

Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma có tiên lượng tốt không?

Nếu hệ miễn dịch của bạn là làm việc tốt, rất có khả năng bạn sẽ khỏe và không có ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên nếu bạn có một vấn đề lâu dài về hệ miễn dịch, bạn có nguy cơ phát triển biến chứng. Tiên lượng cho những người nhiễm HIV và đã bị nhiễm Toxoplasma đã được cải thiện đáng kể từ việc sử dụng các phương pháp điều trị gọi là điều trị kháng retrovirus hoạt tính cao (HAART).

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 18-09-2018

    Viêm ruột thừa thường gây đau bắt đầu từ vùng xung quanh rốn và sau đó di chuyển sang vùng bụng dưới bên phải. Đau do viêm ruột thừa sẽ tăng dần trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 giờ và cuối cùng trở nên rất nặng nề.

  • 28-05-2018
    Nhiều phụ nữ cảm thấy có sự thay đổi về thể chất hoặc tâm lý trong những ngày trước khi hành kinh. Khi những triệu chứng này xảy ra từ tháng này qua tháng khác, và chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của người phụ nữ, thì được coi là Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • 28-05-2018
    Hội chứng đau cơ xơ hóa (fibromyalgia syndrome – FMS), thường được gọi là đau cơ xơ hóa, là một rối loạn gây ra bởi sự tác động từ bộ não của bạn tới việc xử lý tín hiệu đau. Đau cơ xơ hóa được đặc trưng bởi đau cơ xương lan tỏa.
  • 28-05-2018
    Trong ngành dinh dưỡng học, thuật ngữ ‘Suy dinh dưỡng protein - năng lượng (severe protein - energy malnutrition - PEM)’ để chỉ các thể lâm sàng điển hình từ suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) đến thể teo đét (Marasmus). Ngày nay, người ta cho rằng
  • 28-05-2018
    Bệnh này còn được gọi là cúm dạ dày do nó lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc ăn uống thực phẩm, nước bị nhiễm bệnh. Nếu bạn là người khỏe mạnh, bạn có thể sẽ phục hồi mà không có biến chứng. Nhưng đối với trẻ sơ sinh, người lớn
  • 27-05-2020

    Một mùa hanh khô nữa lại về. Đi cùng cơn gió lạnh cắt da và sắc đào hồng thắm là một nỗi “chộn rộn” mang tên “cúm A”. Các bác sĩ trên hệ thống Wellcare đã bận, nay lại càng mải miết giải tỏa nỗi lo về cúm A trong các cuộc khám từ xa mỗi tối.