Đau bụng kinh

Ngay cả khi bạn không lạ gì thuật ngữ này, nếu là phụ nữ, bạn có thể đau bụng kinh một vài lần trong đời. Đau bụng kinh đơn giản là một thuật ngữ y học đối với sự co thắt khi có kinh, đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng bụng dưới ở nhiều phụ nữ chỉ trước và trong
Nếu là phụ nữ, bạn có thể đau bụng kinh một vài lần trong đời. Đau bụng kinh đơn giản là một thuật ngữ y học đối với cơn co thắt khi có kinh, đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng bụng dưới ở nhiều phụ nữ chỉ trước và trong thời gian có kinh. Với một số phụ nữ, chỉ đơn thuần là sự khó chịu. Với những người khác, có thể đủ nghiêm trọng để cản trở các hoạt động thường ngày trong vài ngày mỗi tháng.
Đau bụng kinh có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát gồm những bất thường phi thể chất. Cái gọi là các cơn đau bình thường này tác động tới 50-90% số phụ nữ ở lứa tuổi có kinh. Đau bụng kinh nguyên phát thường khởi phát 3 năm sau khi trẻ gái bắt đầu có kinh. Đau bụng kinh thứ phát gồm nguyên nhân thể chất, như viêm nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.
Nếu bị đau bụng kinh nguyên phát, có một vài cách làm dễ chịu hơn. Cũng có thể dễ chịu khi biết rằng cơn đau có xu hướng giảm cường độ theo tuổi của bạn và thường mất sau khi bạn có thai. Với đau bụng kinh thứ phát, giải quyết cơn đau bằng cách điều trị nguyên nhân.
đau bụng kinh
Hình chỉ mang tính chất minh họa. (Nguồn: Wiki)

Triệu chứng, biểu hiện đau bụng kinh

Nếu đau bụng kinh nguyên phát, cơn đau thường khởi phát trong vòng 3 năm sau khi bắt đầu có kinh. Chúng có thể kéo dài qua lứa tuổi 20 hoặc cho tới khi sinh con. Sau đó, chúng giảm cường độ hoặc hết hoàn toàn, không rõ lý do. Với đau bụng kinh thứ phát, cơn đau có thể bắt đầu hoặc trở lại vào giai đoạn cuối đời, nhưng có thể bắt đầu bất cứ lúc nào khi bạn có kinh.
Các dấu hiệu và triệu chứng của đau bụng kinh, nguyên phát hoặc thứ phát, có thể gồm:
  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng bụng dưới.
  • Đau lan ra lưng dưới và đùi.
Các dấu hiệu và triệu chứng ít gặp bao gồm:
  • Buồn nôn và nôn
  • Phân lỏng
  • Ra mồ hôi
  • Hoa mắt

Điều trị đau bụng kinh

  • Với đau bụng kinh thứ phát, cần điều trị nguyên nhân chính. Tùy theo nguyên nhân, điều trị có thể bao gồm kháng sinh để điều trị nhiễm trùng hoặc phẫu thuật để cắt bỏ u xơ hoặc polyp.
  • Có thể giảm khó chịu do đau bụng kinh bằng cách dùng thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) không cần kê đơn, như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, và các thuốc khác) hoặc naproxen (Aleve, Anaprox).
  • Các chiến lược tự điều trị cũng có thể giúp giảm bớt khó chịu. Với bí kinh nặng, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc tránh thai đường uống liều thấp để ngăn rụng trứng có thể giảm sản sinh prostaglandin và do đó làm bí kinh nghiêm trọng hơn.
  • Đau bụng kinh cơ năng: Trong trường hợp đau nhiều có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường
  • Với đau bụng kinh do nguyên nhân thực thể: cần điều trị theo nguyên nhân ví dụ: sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng hoặc phẫu thuật để cắt bỏ u xơ hoặc polyp.

Món ăn giảm đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở nhiều phụ nữ với biểu hiện đau vùng bụng dưới, có thể kèm đau mỏi thắt lưng, bụng trướng… ở giai đoạn trước, trong hoặc sau kỳ kinh.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do mất điều hòa khí huyết, khí huyết bị cản trở lưu thông, ứ tắc gây đau. Sau đây là một số món ăn, bài thuốc có tác dụng hiệu quả làm giảm triệu chứng khó chịu này.
Chữa đau bụng kinh với biểu hiện: Đau bụng dưới âm ỉ sau khi hành kinh, xoa bóp thì đỡ, người mệt mỏi, lượng kinh ít, màu kinh nhợt.
Bài 1: Thịt dê 500g, đương quy 90g, gừng tươi 150g. Cách làm: Thịt dê rửa sạch, lọc bỏ màng mỡ, dùng nước nóng rửa sạch huyết đọng, thái miếng. Đương quy, gừng tươi rửa sạch, thái lát. Cho tất cả vào nồi thêm nước xâm xấp, đun sôi sau đó đun nhỏ lửa đến khi thịt dê chín nhừ, thêm gia vị, ăn thịt, uống nước hầm. Ăn ngày 1 lần, ăn liền 3 ngày trước kỳ kinh.
Món ăn giảm đau bụng kinh
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Bài 2: Gà ác 1 con khoảng 1kg, hoàng kỳ 100g. Cách làm: Gà ác làm sạch, bỏ nội tạng. Hoàng kỳ rửa sạch, thái lát, nhồi vào bụng gà. Cho gà vào nồi, thêm 1 lít nước, đun sôi sau đó để nhỏ lửa hầm tới khi gà chín nhừ, thêm gia vị, ăn thịt gà, uống nước thuốc. Ăn ngày 1 lần, ăn liền 3 ngày trước kỳ kinh.
Bài 3: Gà ác 1 con (khoảng 500g), trần bì 3g, gừng tươi 3g, hạt tiêu 6g, bột gia vị vừa đủ. Gà ác làm sạch, bỏ nội tạng, ướp gia vị. Cho trần bì, gừng, hạt tiêu vào bụng gà đem hầm nhừ. Ăn thịt gà và uống nước canh, ngày ăn 1 lần. Ăn trong 2-3 ngày trước kỳ kinh.
Chữa đau bụng kinh với biểu hiện: Đau tức bụng dưới trước và trong kỳ kinh, lượng kinh ít, sắc kinh đỏ tím sẫm, đôi khi có máu bầm đen.
Bài 1: Lá ngải cứu loại bánh tẻ 20g, gừng tươi 15g, trứng gà 2 quả. Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ; gừng tươi rửa sạch, đập giập. Cho tất cả vào nồi, thêm 300ml nước luộc cho trứng chín, bóc vỏ trứng, sau đó lại cho vào đun tiếp với nước thuốc. Ăn ngày 1 lần, ăn liền 3-5 ngày trước kỳ kinh.
Bài 2: Trứng gà 2 quả, lá ngải cứu 150g, gừng 3g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, gừng giã nhỏ. Đập trứng vào bát, cho ngải cứu, bột gia vị, gừng quấy đều đem xào bằng dầu thực vật. Ăn ngày 1 lần, ăn liền 3 ngày trước kỳ kinh.
Lưu ý: Trước và trong kỳ kinh nguyệt nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, ăn nhiều rau, củ, quả. Tránh ăn thức ăn tái, sống, nhiều gia vị, thực phẩm ướp lạnh, cà phê, chè đặc...

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh viêm tụy mạn là sự phá hủy, xơ hoá nhu mô tụy, tổn thương lan toả hoặc khu trú thành từng ổ, canxi hoá lan toả gây xơ, sỏi tụy hoặc canxi hoá khu trú ở ống tụy làm hẹp lòng ống tụy, tạo nang giả tụy làm suy giảm chức năng nội tiết và ngoại tiết
  • 28-05-2018
    Viêm tinh hoàn (Orchitis) là tình trạng viêm của một hoặc cả hai tinh hoàn, thường được kết hợp với virút gây bệnh quai bị. Có ít nhất 1/3 nam giới bệnh quai bị sau tuổi dậy thì phát triển viêm tinh hoàn. Sưng và đau là những dấu hiệu và triệu chứng
  • 28-05-2018
    Khi mắt của bạn phải tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, nấm mốc, mắt có thể trở nên đỏ, ngứa và chảy nước. Đây là các triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng, là một bệnh viêm tại mắt gây ra do phản ứng dị ứng với một số chất như phấn hoa hay nấm
  • 28-05-2018
    Suy hô hấp là một hội chứng trong đó hệ thống hô hấp mất khả năng cung cấp oxy đáp ứng đủ cho nhu cầu của cơ thể hoặc mất khả năng thải trừ carbonic dẫn đến giảm oxy máu hoặc tăng carbonic máu. Suy hô hấp mạn tính là chức năng của bộ máy hô hấp bị suy
  • 04-07-2018
    Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở người lớn. Biểu hiện lâm sàng của
  • 28-05-2018
    1. Những điều nên biết về cholesterol Nhiều người cho rằng cholesterol gây ảnh hưởng nguy hiểm cho cơ thể. Nhưng trên thực tế, cholesterol đóng vai trò hết sức quan trọng... Cholesterol là gì? Cholesterol là một hợp chất rất quan trọng đối với hoạt động