Chích ngừa cúm là gì?

Chích ngừa cúm khi nào là tốt nhất? Thông tin vắc xin cúm, lưu ý, quy trình thực hiện, một số tác dụng phụ. Gọi bác sĩ online 24/7
Saturday, 03/02/2018

Tìm hiểu chung

Chích ngừa cúm là gì?

Chích ngừa cúm còn được gọi là vắc xin bệnh cúm, vắc xin để ngừa bệnh cúm. Phiên bản mới của vắc xin đang phát triển hai lần một năm vì virus cúm thay đổi nhanh chóng. Trong khi hiệu quả của vắc xin thay đổi từ năm này qua năm khác, hầu hết đều bảo vệ chống lại bệnh cúm. Chủng ngừa trẻ em có thể bảo vệ những người xung quanh nhưng hiệu quả của vắc xin ở những người trên 65 tuổi là không rõ.

Cả Tổ chức y tế thế giới và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh khuyến cáo gần như tất cả mọi người (trên 6 tháng) nên tiêm vắc xin hàng năm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ mang thai, trẻ em từ 6 tháng đến 5 năm tuổi, những người có các vấn đề sức khỏe khác và những người làm việc chăm sóc sức khỏe.

Khi nào bạn nên thực hiện chích ngừa cúm?

Cúm là một bệnh nghiêm trọng có thể phải nhập viện và đôi khi thậm chí tử vong. Mỗi đợt cúm sẽ khác nhau và bạn có thể nhiễm cúm theo nhiều cách khác nhau. Ngay cả những người khỏe mạnh có thể mắc bệnh cúm và lây lan cho người khác.

Vắc xin cúm theo mùa hàng năm là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và lây lan cho người khác. Khi có nhiều người chích ngừa cúm, cúm ít lây lan trong cộng đồng đó hơn.

Thận trọng/Cảnh báo

Bạn nên lưu ý những gì trước khi thực hiện chích ngừa cúm?

Trước khi chích ngừa cúm, bạn nên biết rằng các mũi chích ngừa cúm khác nhau được chấp thuận cho những người ở các độ tuổi khác nhau, nhưng chích ngừa cúm được chấp thuận sử dụng ở những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, phụ nữ mang thai và những người có bệnh mạn tính.

Khi nguồn cung cấp vắc xin có hạn, nỗ lực tiêm chủng nên tập trung vào việc cung cấp tiêm chủng cho những người sau đây (không có hệ thống phân cấp được ngụ ý bởi thứ tự của danh sách):

  • Trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi (59 tháng);
  • Người từ 50 tuổi trở lên;
  • Những người bị bệnh phổi mạn tính (bao gồm suyễn), tim mạch (trừ cao huyết áp), thận, gan, thần kinh, huyết học, hoặc rối loạn chuyển hóa (kể cả bệnh tiểu đường);
  • Những người đang bị ức chế miễn dịch (bao gồm suy giảm miễn dịch do thuốc hoặc do HIV);
  • Những phụ nữ đang hoặc sẽ mang thai trong mùa cúm và phụ nữ trong hai tuần sau khi sinh;
  • Những người trong độ tuổi từ 6 tháng đến 18 tuổi và được điều trị bằng aspirin dài hạn, vì vậy có nguy cơ bị hội chứng Reye sau khi nhiễm virus cúm;
  • Những người ở nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc bệnh mạn tính khác;
  • Những người bị béo phì nặng (chỉ số khối cơ thể BMI là 40 hoặc lớn hơn);
  • Nhân viên chăm sóc sức khỏe;
  • Người chăm sóc nhà cửa và chăm sóc trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn tuổi từ 50 tuổi trở lên, với sự nhấn mạnh đặc biệt về chủng ngừa cho trẻ em ở độ tuổi nhỏ hơn 6 tháng;
  • Người chăm sóc nhà cửa và những người chăm sóc cho những người bị bệnh khiến họ có nguy cơ cao bị biến chứng nặng do cúm.

Những người không thể chích ngừa cúm gồm:

  • Trẻ em dưới 6 tháng là quá sớm để tiêm phòng cúm;
  • Những người bị dị ứng với vắc xin cúm hoặc bất kỳ thành phần trong thuốc chủng nặng, đe dọa đến tính mạng, bao gồm gelatin, kháng sinh hoặc các thành phần khác. Bạn nên cân nhắc đặc biệt đối với dị ứng trứng để biết thêm thông tin về dị ứng trứng và vắc xin cúm.

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi chích ngừa cúm nếu:

  • Bạn bị dị ứng với trứng hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc chủng. Bạn nên đén gặp bác sĩ về dị ứng của mình. Bạn nên cân nhắc đặc biệt đối với dị ứng trứng để biết thêm thông tin về dị ứng trứng và vắc xin cúm;
  • Bạn đã từng bị Guillain-Barré (một bệnh gây liệt nghiêm trọng). Một số người có tiền sử bị Guillain-Barré không nên chủng ngừa vắc xin này. Bạn báo cho bác sĩ về tiền sử Guillain-Barré;
  • Bạn cảm thấy không khỏe, báo với bác sĩ về các triệu chứng của bạn.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện chích ngừa cúm?

Trước khi chích ngừa cúm, bạn cần:

  • *Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. *Bạn hãy hỏi dược sĩ tin cậy về việc bổ sung vitamin tỏng hợp tốt. Bạn cũng có thể thử sử dụng melatonin vào ban đêm để giúp cảm thấy được thư giãn nhiều hơn nếu đang cảm thấy lo lắng, cùng với các bài tập kéo căng hoặc yoga. Nếu đang dùng thuốc theo toa điều hòa giấc ngủ, bạn không thêm bất kỳ thuốc hoặc thực phẩm chức năng mà không hỏi ý kiến bác sĩ;
  • Giảm các loại đường tinh chế và cafein trong chế độ ăn uống. Nếu bạn thường uống đồ uống chứa cafein sau buổi trưa thì nên chuyển sang đồ uống không có cafein. Cafein và đường tạo ra sự bất ổn trong các mức năng lượng và có thể làm bạn cảm thấy bồn chồn. Khi cơ thể loại thải hầu hết các chất này sẽ giúp bạn thư giãn trước và trong khi làm thủ thuật.

Quy trình thực hiện chích ngừa cúm như thế nào?

Tiêm phòng cúm có thể gây ra đau, ví dụ như đôi khi bạn bị loét ở cánh tay nơi tiêm, cũng có thể đau ở chỗ tiêm. Hiếm khi những người chích ngừa cúm có sốt, đau cơ và cảm giác khó chịu hay yếu ớt.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện chích ngừa cúm?

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra, bao gồm:

  • Đau nhức, đỏ hoặc sưng nơi tiêm;
  • Sốt nhẹ;
  • Đau nhức.

Chích ngừa cúm trong da có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ bao gồm:

  • Cứng và ngứa nơi tiêm;
  • Nếu những vấn đề này xảy ra, chúng bắt đầu ngay sau khi tiêm và thường kéo dài một hoặc hai ngày.

Phản ứng dị ứng đe dọa mạng sống là rất hiếm. Dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể bao gồm các vấn đề về hô hấp, khàn tiếng hoặc khò khè, phát ban, da nhợt nhạt, yếu ớt, nhịp tim nhanh hoặc chóng mặt. Nếu chúng xảy ra thì chỉ trong vòng một vài phút đến vài giờ sau khi tiêm. Những phản ứng này có thể xảy ra trong số những người bị dị ứng với một thành phần trong vắc xin, chẳng hạn như protein trứng hoặc các thành phần khác. Trong khi đó thì các phản ứng nghiêm trọng không thường gặp, bạn nên báo cho bác sĩ, y tá, nhân viên y tế hoặc dược sĩ biết nếu có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm hoặc bất kỳ phần nào của vắc xin cúm.

Có một khả năng nhỏ vắc xin cúm có thể liên quan với hội chứng Guillain-Barré, chỉ khoảng 1 hoặc 2 trường hợp trong 1 triệu người được tiêm phòng. Nó thấp hơn nhiều so với nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng từ cúm mà có thể được ngăn ngừa bằng vắc xin ngừa cúm.

Nếu bạn có phản ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm mùa, nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức và nói cho bác sĩ biết những gì đã xảy ra.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về vắc xin chích ngừa cúm, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ hơn về các chỉ dẫn

Tác giả: Hoàng Hiệp - Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên.Nguồn: Hello Bác sĩ

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2025 • Wellcare • All Rights Reserved