Chấn động não

Chấn động não là tổn thương não, gây ra do tác nhân vật lý bên ngoài như cú đập vào đầu hoặc đập đầu vào một vật khác. Chấn động não có thể dẫn đến mất ý thức hoặc lú lẫn. Bệnh cũng có thể gây mất trí nhớ về các sự kiện ở thời điểm trước hoặc sau chấn

Chấn động não là gì?

Bệnh Chấn động não
Ảnh minh họa

Chấn động não là tổn thương não, gây ra do tác nhân vật lý bên ngoài như cú đập vào đầu hoặc đập đầu vào một vật khác. Chấn động não có thể dẫn đến mất ý thức hoặc lú lẫn. Bệnh cũng có thể gây mất trí nhớ về các sự kiện ở thời điểm trước hoặc sau chấn thương. Đây là một dạng nhẹ của chấn thương sọ não, không gây tổn thương hộp sọ và có thể hồi phục chức năng não nhanh hơn chấn thương sọ não.

Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn động não là gì?

Các triệu chứng của chấn động não bao gồm:
  • Bất tỉnh tạm thời;
  • Mất trí nhớ ngắn hạn;
  • Chóng mặt;
  • Nhức đầu;
  • Lú lẫn;
  • Không thể điều khiển cơ thể;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Không thể tập trung.
Các triệu chứng thường kéo dài nhiều giờ đến vài ngày.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đến bệnh viện hoặc gọi bác sĩ trực tuyến 24/7 nếu bạn thấy có các dấu hiệu hoặc triệu chứng như:
  • Không tỉnh táo và mất ý thức;
  • Động kinh;
  • Yếu cơ;
  • Cử động mắt bất thường hoặc kích thước con ngươi không đồng nhất;
  • Nôn mửa kéo dài;
  • Gặp khó khăn hoặc không thể giữ cân bằng;
  • Hôn mê.

Nguyên nhân nào gây ra chấn động não?

Sang chấn đầu và chấn động đột ngột của hộp sọ sẽ gây tổn thương não. Nếu hộp sọ cũng bị ảnh hưởng, bệnh lý này được gọi là chấn thương sọ não. Hầu hết các chấn động dẫn đến chấn thương não thường là do:
  • Tai nạn xe;
  • Tai nạn lao động;
  • Tai nạn trong các môn thể thao như bóng đá và khúc côn cầu;
  • Ngã đập đầu hoặc bị đánh vào đầu.

Yếu tố nguy cơ gây chấn động não

Chấn động não rất phổ biến và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Bệnh nhân chấn động não phần nhiều là các vận động viên những môn thể thao đối kháng như bóng bầu dục hoặc công nhân ở các công trường không đủ an toàn.
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gặp phải chấn thương não bao gồm:
  • Đã từng bị chấn động não trước kia;
  • Lái xe máy hoặc mô tô không an toàn (lái xe trong tình trạng say rượu hoặc không có đồ bảo hộ);
  • Tập luyện những môn thể thao mang nguy cơ chấn thương cao, ví dụ như bóng đá, đấm bốc và các môn thể thao khác. Nguy cơ chấn thương sẽ cao hơn khi bạn không mang những dụng cụ bảo vệ và thiếu sự giám sát.

Điều trị chấn động não

Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh để kiểm tra các triệu chứng như mất ý thức, mất trí nhớ hay lú lẫn sau chấn thương. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp cắt lớp (CT) vùng đầu hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não để kiểm tra tình trạng xuất huyết trong.
Khi bị chấn thương não, người bệnh cần được nghỉ ngơi và theo dõi cẩn thận ở nhà. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau như paracetamol để giúp người bệnh giảm đau đầu. Người bệnh không được tự ý mua thuốc giảm đau kháng viêm như ibuprofen và aspirin vì thuốc kháng viêm có thể gây xuất huyết trong.
Nếu các triệu chứng của người bệnh không cải thiện hay tệ hơn, có thể người bệnh đã bị xuất huyết trong và não đã bị sưng, cần phải nhập viện để bác sĩ chữa trị và theo dõi.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của chấn động não

Những việc người bệnh nên làm để kiếm soát chấn động não bao gồm:
  • Sử dụng thuốc như paracetamol để giảm đau đầu. Chườm đá vào chỗ bị thương cũng có thể giúp giảm đau.
  • Thực hiện chế độ ăn uống nhẹ. khi buồn nôn, người bệnh chỉ nên ăn từ từ thức ăn lỏng.
  • Nghỉ ngơi cho đến khi người bệnh cảm thấy bình thường. Hãy hỏi bác sĩ khi nào người bệnh có thể trở lại làm việc hoặc có thể tập luyện.
  • Gọi bác sĩ Ngoại thần kinh Wellcare 24/7 nếu tình trạng không cải thiện trong khoảng 24 giờ.
  • Tránh chấn thương khác xảy ra. Chấn động não lặp đi lặp lại, đặc biệt là trong vòng 3 tháng, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn và thậm chí tử vong. Người bệnh không chơi bóng đá, khúc côn cầu, đấm bốc hoặc luyện tập võ thuật trong ít nhất 3 tháng sau chấn thương.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Cholesterol là một chất béo quan trọng, được dùng vào việc bảo vệ các dây thần kinh, tạo nên màng tế bào và là nguyên liệu để sản xuất nhiều hormone trong cơ thể. Gan tạo ra phần lớn cholesterol mà cơ thể cần. Cơ thể cũng lấy cholesterol trực tiếp từ
  • 28-05-2018
    Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo và cổ tử cung vào tử cung, buồng trứng, hoặc ống dẫn trứng và có thể gây áp-xe ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Nếu không được điều trị kịp thời, PID có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kéo dài khác.
  • 16-10-2018

    Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ

  • 28-05-2018
    Bệnh động mạch vành có thể mất nhiều năm để tiến triển. Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh cho đến khi động mạch vành đủ hẹp. Khi đó, bạn có thể gặp các triệu chứng như:
  • 28-05-2018
    Suy thận cấp tính, hay còn gọi là suy thận cấp, là tình trạng thận đột ngột suy giảm chức năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, không thể cân bằng nước và điện giải. Thông thường, thận loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể bằng cách tạo ra nước tiểu. Khi