Suy thận cấp tính (suy thận cấp)

Suy thận cấp tính, hay còn gọi là suy thận cấp, là tình trạng thận đột ngột suy giảm chức năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, không thể cân bằng nước và điện giải. Thông thường, thận loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể bằng cách tạo ra nước tiểu. Khi

Tìm hiểu chung Bệnh Suy thận cấp tính (suy thận cấp)
suy-than-cap

Suy thận cấp tính (suy thận cấp) là bệnh gì?

Suy thận cấp tính, hay còn gọi là suy thận cấp, là tình trạng thận đột ngột suy giảm chức năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, không thể cân bằng nước và điện giải. Thông thường, thận loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể bằng cách tạo ra nước tiểu. Khi thận suy yếu, chất thải ngày càng tồn đọng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình bài tiết của cơ thể. Suy thận cấp tính có thể diễn ra rất nhanh, chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày.
Suy thận cấp tính có thể gây tử vong, do đó nếu mắc suy thận cấp tính, bạn cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ. Suy thận cấp tính có thể được điều trị khỏi hoàn toàn, nếu bạn có thể trạng sức khỏe tốt, chức năng thận của bạn có thể được phục hồi trở lại như bình thường.

Những ai thường mắc phải suy thận cấp tính (suy thận cấp)?

Suy thận cấp tính là bệnh chủ yếu do tuổi tác gây ra. Càng lớn tuổi, bạn càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Theo ước tính, 1/5 nam và 1/4 nữ ở độ tuổi 65 – 74 có nguy cơ mắc bệnh suy thận cấp tính. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Suy thận cấp tính (suy thận cấp)

Những triệu chứng và dấu hiệu của suy thận cấp tính (suy thận cấp) là gì?

Các triệu chứng ban đầu của suy thận cấp là lượng nước tiểu ít hoặc không có.
Các triệu chứng khi bệnh trở nên nặng hơn bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và ăn không ngon miệng. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như không ngủ được, động kinh, ngẩn ngơ, hôn mê, ngứa, huyết áp tăng cao hoặc thấp, bầm hoặc chảy máu nhưng không rõ nguyên nhân.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân Bệnh Suy thận cấp tính (suy thận cấp)

Nguyên nhân gây ra suy thận cấp tính (suy thận cấp) là gì?
Hiểu được nguyên nhân gây suy thận cấp tính có thể giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng bệnh lý này. Suy thận cấp tính có thể xảy ra do quá trình máu di chuyển đến thận diễn ra chậm (nếu bạn bị tổn thương ở thận), hoặc khi ống dẫn nước tiểu từ thận bị nghẽn khiến các chất cặn và độc không thể di chuyển khỏi thận. Các trường hợp này có thể bao gồm nhiễm trùng đường tiểu cấp tính, tổn thương thận do suy tim sung huyết, tiểu đường hoặc cao huyết áp.
Các nguyên nhân khác có thể gây ra suy thận cấp tính bao gồm các bệnh ảnh hưởng gián tiếp đến thận (như huyết áp thấp), tắc nghẽn thận và tổn thương thận trực tiếp (do thuốc và thuốc cản quang khi chụp X-quang), nhồi máu cơ tim, bệnh nhiễm trùng, suy gan. Nếu bạn đã dùng aspirin, ibuprofen, naproxen hoặc các thuốc liên quan cũng có nguy cơ dẫn dến bệnh suy thận cấp tính.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Suy thận cấp tính (suy thận cấp)

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị suy thận cấp tính (suy thận cấp)?
Ai cũng có thể mắc bệnh suy thận cấp, tuy nhiên nếu bạn có một trong những yếu tố sau, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng cao:
  • Lớn tuổi;
  • Mắc bệnh tiểu đường;
  • Cao huyết áp;
  • Suy tim;
  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan;
  • Tắc nghẽn mạch máu ở cánh tay và chân (bệnh động mạch ngoại biên);
  • Đã phải nằm viện trong một thời gian, đặc biệt nếu bạn phải nhập viện và được chăm sóc đặc biệt vì một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Hạn chế các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc suy thận cấp tính. Nếu bạn mắc phải một trong những yếu tố trên, hãy hỏi bác sĩ để được hướng dẫn cách phòng ngừa suy thận cấp tính.;

Điều trị Bệnh Suy thận cấp tính (suy thận cấp) hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị suy thận cấp tính (suy thận cấp)?

Suy thận cấp tính đòi hỏi phương pháp điều trị hợp lý và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Việc điều trị như thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều cần phải nhập viện. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc giúp gia tăng sản lượng nước tiểu; bạn có thể được chỉ định sử dụng phương pháp chạy thận nhân tạo để lọc thận (thẩm tích máu). Một dạng thẩm tích khác là chạy thận phúc mạc. Chạy thận phúc mạc nghĩa là chất lỏng (gọi là dịch thẩm tách) được đặt vào bụng để giúp làm sạch các chất thải từ máu, sau đó thoát ra khỏi cơ thể bằng một ống đặc biệt (ống thông đường tiểu). Bác sĩ có thể yêu cầu bạn hạn chế dùng thức ăn giàu protein, muối, kali, thuốc huyết áp và thuốc bổ sung canxi.
Trong nhiều trường hợp, thận có thể hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên, việc hồi phục có thể cần đến 6 tuần hoặc lâu hơn.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán suy thận cấp tính (suy thận cấp)?

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán suy thận cấp tính thông qua các xét nghiệm. Các xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ giúp bác sĩ đo lường mức độ làm việc và chức năng thận của bạn. Có thể bạn phải thực hiện sinh thiết (lấy mẫu tế bào từ thận), bạn có thể được chụp X-quang ngực, vùng chậu, thận và niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang).;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Suy thận cấp tính (suy thận cấp)

Những thói quen sinh hoạt nào giúp người bệnh hạn chế diễn tiến của suy thận cấp tính (suy thận cấp)?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của suy thận cấp tính:
  • Duy trì chế độ ăn ít protein. Một chế độ ăn hợp lí là quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng. Bạn nên loại trừ một số trái cây, socola và các quả hạch chứa nhiều kali ra khỏi khẩu phần ăn hằng ngày. Khi thận không hoạt động, lượng kali cao có thể gây nguy hiểm cho tim của bạn.
  • Uống thuốc đúng theo liều lượng được chỉ định.
  • Đo cân nặng, ghi nhận và theo dõi lượng nước bạn uống vào và lượng nước tiểu của bạn hàng ngày.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị nhiễm chất độc hóa học hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Hạn chế lượng chất lỏng vào cơ thể để tránh tình trạng ứ nước trong phổi.
  • Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, kể cả thuốc không kê toa và thảo dược.
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị ớn lạnh, sốt, nôn mửa, đau đầu, đau cơ và tiêu chảy.
  • Tránh dùng bất kì yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, chẳng hạn như một số loại thuốc.
  • Điều trị những bệnh có thể tổn thương thận như cao huyết áp, tiểu đường, suy tim sung huyết và nhiễm trùng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Băng huyết sau sinh được định nghĩa khi lượng máu chảy từ đường sinh dục của bà mẹ > 500 ml sau đẻ. Hiện nay, băng huyết sau sinh vẫn còn là một trong những tai biến sản khoa gây tử vong hàng đầu cho bà mẹ trên thế giới và Việt Nam. Không những thế,
  • 10-10-2018

    Giãn phế quản là tình trạng tăng khẩu kính phế quản liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều phế quản có đường kính trên 2mm. Giãn phế quản được chia thành: giãn phế quản hình túi, giãn phế quản hình trụ và giãn phế quản hình tràng hạt.

  • 28-05-2018
    Mộng du là tình trạng một người đi lại trong giấc ngủ hoặc tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ mới biết đi. Tuổi hay gặp nhất là từ 3 đến 7 tuổi. Người mộng
  • 05-07-2018
    Loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm, có thể phải bị cắt cụt cả bàn chân hoặc cẳng chân, gây tàn phế suốt đời cho người bệnh. Sự khởi đầu của biến chứng này là nhiễm trùng và có sự kết hợp của bệnh lý về thần kinh
  • 28-05-2018
    Nhiễm trùng do mèo cào, hay bệnh mèo cào, là bệnh nhiễm trùng do vi trùng có trong móng của mèo. Nhiễm trùng lan tới hạch bạch huyết gần với vết cào nhất. Tuyến bạch huyết là các khối mô thuộc một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể có tác dụng
  • 28-05-2018
    Bệnh rậm lông liên quan đến sự tăng trưởng quá nhiều của lông trên mặt và cơ thể ở phụ nữ. Lông dày và đen phát triển ở những khu vực mà nam giới thường có lông như: môi trên, cằm, ngực và lưng.