Bướu cổ

Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng sản sinh ra các hormon có vai trò giúp điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn, có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp

Tổng quan về bướu cổ

Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng sản sinh ra các hormon có vai trò giúp điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn, có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm. Biểu hiện điển hình của hầu hết các bệnh liên quan tới tuyến giáp là tình trạng xuất hiện một khối u lồi ở vùng cổ, thường được gọi là bướu cổ (hay bướu giáp). Phổ biến nhất là bệnh bướu giáp đơn thuần, chiếm tới 80% trường hợp.

Triệu chứng, biểu hiện bệnh bướu cổ

bướu cổ
Triệu chứng, biểu hiện bệnh bướu cổ

Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp.
Thể tán phát gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh thường to hơn và qua những kỳ đó tuyến lại nhỏ hơn. Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục.

Bướu cổ có thể chia thành các độ như sau:

  • Độ l: Nhìn kỹ, có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn mới phát hiện được.
  • Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to.
  • Độ 3: Bướu quá to.
Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán.
Bướu giáp chìm: Bướu ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Bướu làm khó chịu mỗi khi nuốt và thở. Bướu trong lồng ngực, Xquang thấy như một u trung thất.
Bướu dưới lưỡi: Gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.
Bướu cổ mới bắt đầu nhỏ mặt bóng nhẵn, về sau có thể to nhỏ, cứng thành cục hoặc nang, bề mặt có thể có tĩnh mạch nổi. Trường hợp quá to sẽ có hiện tượng chèn ép; nếu chèn ép khí quản sinh ho, khó thở, vướng cổ; chèn ép thực quản thì nuốt khó; chèn hầu họng thì khàn giọng... Có khi xuất huyết trong nang gây đau và bướu to đột ngột.

Nguyên nhân bệnh bướu cổ

bướu cổ
Nguyên nhân bệnh bướu cổ

  • Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt iod trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ iod là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ thực chất là căn bệnh rất khó chữa trị vì tác nhân của nó liên quan đến hệ thần kinh. Bình thường, cơ thể con người thu nhận một số iod vô cơ vào dinh dưỡng cho tuyến giáp trạng. Vì một lý do nào đó, tuyến giáp không nhận được đầy đủ hàm lượng iod nên tuyến giáp giảm sản sinh hormon. Do đó, tuyến giáp phải tăng thêm kích thước để sản xuất hormon, tạo thành bướu cổ.
  • Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.
  • Do dùng thuốc và thức ăn: do dùng kéo dài một số loại thuốc như: muối lithi (dùng trong chuyên khoa tâm thần), thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa iod như: thuốc cản quang, thuốc trị hen, thấp khớp, chống loạn nhịp, v.v… Do ăn nhiều thức ăn ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp như các loại rau họ cải, măng, sắn.
Ngoài ra, những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị bướu cổ. Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa vẫn là bổ sung đầy đủ vi lượng iod cho bữa ăn hàng ngày. Nếu đã có dấu hiệu tuyến giáp to ra, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh bướu cổ

 
  • Một số chất hòa tan trong nước: Trong nước ở một số vùng núi có nhiều canxi, magiê, flor..., làm cho nước có độ cứng cao, gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormon tuyến giáp và gây bướu cổ.
  • Các thuốc thiocyanad, thionamid, cobalt... có thể gây ức chế tập trung iod và ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp.
  • Di truyền: Một số trường hợp có tính chất gia đình, thường do rối loạn tổng hợp hormon tuyến giáp bẩm sinh. Bướu cổ thường kèm theo câm điếc, gọi là hội chứng Pendred do rối loạn hữu cơ hóa iod.
  • Bệnh mạn tính: Các bệnh viêm đại tràng mạn, tiêu chảy mạn, bệnh thận mạn tính... gây rối loạn hấp thu và thải trừ iod.
  • Tuổi: Trẻ em dễ bị bướu cổ hơn người lớn, đặc biệt là ở tuổi dậy thì vì lúc này, nhu cầu hormon tuyến giáp ở ngoại vi rất cao.
  • Giới: Bướu cổ thường gặp ở nữ, nhất là ở tuổi dậy thì, khi có kinh, khi cho con bú vì lúc đó nhu cầu hormon tuyến giáp tăng và oestrogen ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hormon tuyến giáp.
  • Điều kiện sinh hoạt: Nhà ở quá chật, thiếu vệ sinh, ăn uống thiếu thốn cũng là nguyên nhân thiếu iod và gây bướu cổ.

Biến chứng bệnh bướu cổ

 
Bướu giáp nhỏ mà không gây ra vấn đề về thể chất hoặc thẩm mỹ không phải là mối quan tâm lớn. Nhưng bướu giáp lớn có thể làm cho khó thở hoặc khó nuốt và có thể gây ho và khàn tiếng. Bướu giáp là kết quả của các bệnh khác, chẳng hạn như suy giáp hoặc cường giáp, có thể liên quan với một số triệu chứng từ mệt mỏi và tăng cân đến giảm cân ngoài ý muốn, khó chịu và khó ngủ.

Điều trị bệnh bướu cổ

 
Khi có chẩn đoán bị bướu cổ, cần được bác sĩ chuyên khoa nội tiết theo dõi và điều trị, đặc biệt cần xác định rõ bướu cổ có kèm theo các triệu chứng cường giáp hay thiểu năng giáp để điều trị phù hợp.
Điều trị bệnh tuyến giáp đơn thuần thể nhẹ thì dùng thuốc nhưng với trường hợp khi bướu cổ đã to, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bướu cổ điều trị nội khoa thất bại, bướu cổ có chèn ép vào các cơ quan lân cận gây đau đầu, khó thở, khó nuốt... thì nên phẫu thuật.

Phòng ngừa bệnh bướu cổ

Phòng ngừa bệnh bướu cổ

  • Ăn các thức ăn giàu iod như cá, mắm tôm, nước mắm..., nhất là các thức ăn có nguồn gốc từ biển. Dùng nước sạch, cải thiện điều kiện nhà ở. Trồng cây phủ xanh đồi trọc chống xói mòn đất nhằm giúp giữ các yếu tố vi lượng trong đất, chữa trị kịp thời các bệnh tiêu hóa, dùng thuốc hợp lý...
  • Dùng muối iod là phương pháp phòng bệnh rất tốt. Trộn iodua vào muối ăn theo tỷ lệ 1/20.000-1/40.000, hoặc theo Tổ chức Y tế Thế giới: 20 mg/kg.
  • Ngoài ra, có thể dùng các loại dầu iod đường tiêm hoặc đường uống (lipiodol) theo chỉ định của bác sĩ để phòng bướu cổ đơn thuần.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Rối loạn ăn uống có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về thể chất và thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Các chứng rối loạn ăn uống 1. Chứng nhịn ăn (Anorexia Nervosa): Người mắc chứng này lúc nào cũng thấy là mình quá mập và tự nhịn ăn cho đến khi chỉ còn
  • 28-05-2018
    Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.
  • 28-05-2018
    Đầy hơi, còn gọi là đầy bụng, là tình trạng khí tích tụ trong dạ dày và ruột, làm cho bạn cảm thấy đầy bụng và trong một số trường hợp bụng bạn có thể căng lên. Đầy hơi thường do nuốt không khí hoặc hơi đến từ sự phân hủy của thực phẩm trong quá trình
  • 17-10-2018

    Thần kinh thị giác là phần đầu tiên của đường dẫn truyền thị giác nhằm dẫn truyền hình ảnh thô từ võng mạc đến trung tâm xử lý hình ảnh ở võ não. Thần kinh thị giác có thể bị viêm ở phần đầu thần kinh thị giác đoạn

  • 05-07-2018
    Nấm móng là một bệnh thường thấy ở những người làm nghề bán nước giải khát, đầu bếp, rửa xe, chăn nuôi... Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc. - Nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất
  • 28-05-2018
    Bệnh hột xoài (hay còn gọi là u lympho sinh dục hoặc u hạt bạch huyết hoa liễu) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây là bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên. Vi khuẩn này đi qua da và niêm mạc bị xây xát vào các hạch bạch