Nấm móng

Nấm móng là một bệnh thường thấy ở những người làm nghề bán nước giải khát, đầu bếp, rửa xe, chăn nuôi... Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc. - Nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất

Tổng quan về bệnh nấm móng

Nấm móng là một bệnh thường thấy ở những người làm nghề bán nước giải khát, đầu bếp, rửa xe, chăn nuôi... Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị vì vậy cần phải điều trị sớm và đúng phương pháp.

Triệu chứng, biểu hiện của nấm móng

Triệu chứng, biểu hiện của nấm móng
  • Khi bị nhiễm bệnh, móng chân (tay) thường xuất hiện các khe nứt li ti.
  • Ở vùng kẽ móng xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng da.
  • Da có thể sưng đỏ và có mủ kèm theo là cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
  • Móng có màu vàng hoặc xám đục. Lớp tế bào sừng trên bề mặt móng trở nên dày hơn, sờ vào có cảm giác hơi sần.
  • Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc.
  • Nấm móng thường xuất hiện ở 1-2 móng (hiếm khi xuất hiện trên cả 10 móng tay, chân).
  • Ngay khi mới chớm có dấu hiệu nấm móng, tổn thương thường tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ gốc móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida).
  • Khi bệnh trở nên nặng, móng có thể chuyển sang màu xanh xám hoặc đen. Các lớp sừng giòn và bong dần, có mùi hôi và tanh đặc trưng.

Nguy cơ mắc bệnh nấm móng

Thông thường, dấu hiệu nấm móng thường xuất hiện ở chân hơn tay bởi vì chân thường xuyên mang giày làm cho móng ẩm ướt. Đây là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Ngược lại, ở những người làm nghề mà tay thường xuyên phải tiếp xúc với nước như công nhân hải sản, nội trợ, người làm nghề bán nước giải khát, rửa xe, chăn nuôi, bán tôm cá… thì hay bị nấm móng tay hơn.

Điều trị nấm móng

Nấm móng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị

Nấm móng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị

  • Dùng một trong số các loại thuốc bôi sau: kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Trosyd, Exoderil, Naftin… Để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất, người bệnh nên bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng sau khi đã rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, mỗi ngày bôi 2-3 lần, liệu trình điều trị ít nhất trong 3 tháng.
  • Tùy thuộc vào từng loại nấm để sử dụng thuốc uống hiệu quả: Cụ thể, có thể dùng: Griséofulvine (đối với nấm sợi tơ), Nizoral, Lamisil... (có thể sử dụng cho cả nấm sợi tơ và nấm hạt men (Candida)). Nhưng phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ðể phòng ngừa tái phát, nên tránh đi giày chật, móng bàn chân, tay phải được giữ khô thoáng, tránh môi trường ẩm ướt. Nếu có thể nên thay đổi việc làm hoặc mang bao tay, bao chân bảo vệ khi làm việc để tránh móng bị ướt, tiếp xúc với hóa chất...

Phòng ngừa nấm móng

Phòng ngừa nấm móng
  • Giữ vệ sinh chân tay sạch sẽ, đặc biệt là vùng móng. Thường xuyên vệ sinh móng tay, chân, không để móng quá dài, đảm bảo móng luôn khô ráo, sạch sẽ.
  • Không sử dụng găng tay, tất và giầy kín trong thời gian dài. Nên sử dụng những đôi giày, dép thoáng khí. Găng tay, tất phải được làm từ sợi thiên nhiên, có khả năng thấm hút mồ hôi.Thay đổi, giặt giũ, phơi nắng tất, giày thường xuyên.
  • Lựa chọn những đôi giày vừa chân, tạo cảm giác thoải mái khi đi. Tránh sử dụng những đôi giày, dép quá cao hoặc quá chật vì sẽ dễ gây các tổn thương cho chân, đặc biệt là các ngón chân.
  • Hạn chế hoạt động ở các nơi công cộng vì đó là nguồn lây lan bệnh. Không đi chân đất ở những nơi công cộng như nhà vệ sinh công cộng, bể bơi, phòng thay quần áo…
  • Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng như: quần áo, dày dép với những người mắc bệnh.
  • Sử dụng bình xịt hoặc bột chống nấm để phun hoặc rắc vào bên trong giày.
  • Nếu phải làm việc trong môi trường tiếp xúc với nước, hóa chất cần sử dụng bao tay cao su để bảo vệ.
  • Không nên cắt, tỉa vùng da xung quanh móng. Bởi việc làm này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào da và móng.
  • Tránh sơn móng tay móng chân nhân tạo. Nếu có nhu cầu làm đẹp móng tay, chân hãy chọn cửa hiệu uy tín, dụng cụ cắt tỉa móng đảm bảo an toàn, sạch sẽ.
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả để tăng cường vitamin, khoáng chất cần thiết tốt cho da, cho móng tay, chân luôn khỏe mạnh.
  • Khi thấy có các biểu hiện bị bệnh, cần tìm đến bác sỹ ngay.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 05-07-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm phổi không điển hình là một tình trạng nhiễm trùng phổi gây ra bởi nhóm vi khuẩn gồm Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae và Chlamydophila pneumoniae. Viêm phổi không điển hình thường có triệu chứng nhẹ hơn hẳn bệnh viêm phổi điển hình,
  • 28-05-2018
    Thận liên tục tạo ra nước tiểu. Những giọt nước tiểu được liên tục dẫn xuống bàng quang qua niệu quản (niệu quản là ống dẫn từ thận đến bàng quang). Mỗi người đi tiểu một lượng khác nhau phụ thuộc vào bạn uống bao nhiêu nước và ăn bao nhiêu thức ăn và
  • 28-05-2018
    Nhiễm trùng đường tiết niệu, hay nhiễm trùng đường tiểu, xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan sản xuất, lưu trữ, và đào thải nước tiểu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang,
  • 28-05-2018
    Hội chứng gan thận là một nhóm các triệu chứng do suy thận bắt đầu ở những người có bệnh gan tiến triển. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh xơ gan và có thể đe dọa đến tính mạng.
  • 08-04-2021

    Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive compulsive disorder – OCD) là một bệnh rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân. Khi mắc bệnh, các suy nghĩ và nỗi sợ không mong muốn (hay còn gọi là sự ám ảnh) xuất hiện liên tục và

  • 28-05-2018
    Vị trí của tử cung là ở giữa bàng quang và trực tràng, như hình quả lê tuyết nằm nghiêng, hơi hướng về phía trước. Cơ hông và dây chằng tử cung có nhiệm vụ giữ cho vị trí của tử cung được ổn định.