Bong võng mạc

Võng mạc là lớp sợi thần kinh nhạy cảm với ánh sáng, bao phủ thành trong của mắt, giống như tờ giấy dán tường trong phòng. Chức năng của nó giống như phim trong máy ảnh. Ánh sáng từ bên ngoài đi vào mắt sẽ tập trung trên võng mạc, các giây thần kinh

Bong võng mạc là gì?

Võng mạc là lớp sợi thần kinh nhạy cảm với ánh sáng, bao phủ thành trong của mắt, giống như tờ giấy dán tường trong phòng. Chức năng của nó giống như phim trong máy ảnh. Ánh sáng từ bên ngoài đi vào mắt sẽ tập trung trên võng mạc, các giây thần kinh sẽ tiếp nhận những hình ảnh này và truyền vào não. Nhờ đó ta có thể nhìn thấy sự vật.
Khi võng mạc bị bật ra khỏi vị trí bình thường ta gọi là 'bong võng mạc'. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây mù vĩnh viễn. Bong võng mạc được xem là một cấp cứu trong y tế. Khi võng mạc bong mắt sẽ không nhìn thấy gì.
Phân loại:
  • Bong võng mạc có vết rách: Là trường hợp khi võng mạc bị co kéo dẫn đến lỗ thủng, dịch từ trong mắt chảy qua lỗ thủng đến phía sau võng mạc làm cho võng mạc bong ra khỏi thành nhãn cầu.
  • Bong võng mạc không có vết rách: Là bệnh bong võng mạc do sự tăng sinh của các tổ chức sợi, mạch máu dưới võng mạc do đái tháo đường, viêm màng bồ đào, viêm mạch máu võng mạc… làm cho võng mạc bị đẩy bong ra. Hiện tượng này còn có thể do dịch kính dưới võng mạc rỉ ra từ khối u, viêm võng mạc cấp tính gây ra.

Yếu tố nguy cơ bong võng mạc

Yếu tố nguy cơ bong võng mạc

  • Bong võng mạc hay gặp ở người bệnh mắc một số các bệnh như: Cận thị tiến triển, tiểu đường, đái tháo đường, phụ nữ cận thị mang thai, glôcôm, gia đình có tiền sử võng mạc khác thường, chấn thương nhãn cầu do thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở không đảm bảo dẫn đến rối loạn dinh dưỡng võng mạc, giảm thị lực, võng mạc bị co kéo có chỗ bị dát mỏng tạo thành những lỗ thủng, nước từ trong mắt chảy qua lỗ thủng phía sau võng mạc dẫn đến võng mạc bong ra khỏi thành nhãn cầu.
  • Bong võng mạc thường hay gặp hơn ở người già tuy nhiên cũng đã có trường hợp gặp ở những người trẻ do sử dụng điện thoại di động quá nhiều để nhắn tin.
  • Bệnh nhân thấy có những đám đen bay qua bay lại như những con ruồi trước mắt hoặc dây mạng nhện.
  • Thấy chớp sáng.
  • Nổi đom đóm trong mắt.

Các phương pháp điều trị bong võng mạc

Nếu võng mạc chỉ mới bị rách, bệnh có thể điều trị dễ dàng, không gây đau đớn, bệnh nhân cũng không cần nhập viện. Bác sĩ sẽ dùng máy laser bắn xung quanh lỗ rách làm chúng dính lại, hoặc sử dụng phương pháp áp lạnh cũng có tác dụng tương tự). Sau khi điều trị, các triệu chứng bệnh sẽ giảm.

1. Phương pháp laser quang đông võng mạc

Điều trị bong võng mạc có vết rách.

2. Điều trị võng mạc đã bị bong

Việc phẫu thuật là cần thiết. Tùy theo thời gian mắc bệnh, vị trí và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ quyết định chọn một trong ba phương pháp phẫu thuật dưới đây:
  • Dán võng mạc bằng khí: Đây là phương pháp đơn giản, không gây đau, bệnh nhân không cần nhập viện và nhanh phục hồi thị lực. Bác sĩ gây tê tại chỗ rồi bơm vào trong mắt một bóng khí. Bóng khí này sẽ tăng dần thể tích, đẩy võng mạc áp sát vào thành mắt. Sau đó, bác sĩ chiếu laser hoặc áp lạnh xung quanh lỗ rách. Bóng khí sẽ biến mất sau 1-2 tuần.
  • Dán củng mạc: Bệnh nhân phải nhập viện. Bác sĩ dùng một miếng silicon đặt ở bên ngoài thành mắt, đẩy võng mạc áp sát vào thành mắt; sau đó chiếu laser và áp lạnh để dán võng mạc. Thị lực của bệnh nhân sẽ phục hồi trong vài ngày đến vài tuần sau mổ (chậm nhất là 6 tháng).
  • Cắt pha lê thể: Được áp dụng khi hai phương pháp trên thất bại hoặc trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần nhập viện. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đặc biệt để cắt tất cả các mô xơ trong võng mạc, sau đó dán võng mạc lại. Sau mổ, mắt sẽ được bơm đầy một chất khí hoặc chất dầu silicon. Thị lực bình phục chậm hơn hai phương pháp trên.

3. Phẫu thuật lần 2

Tùy theo tình trạng phát triển của bệnh và tuổi của bệnh nhân… tỷ lệ phẫu thuật thành công cũng khác nhau, không thể đảm bảo phẫu thuật thành công hoàn toàn được. Nếu trong lần mổ thứ 1 không đạt kết quả mong muốn thì tiến hành mổ lần thứ 2, có trường hợp cần thiết phải mổ nhiều lần. Nhưng số lần mổ càng nhiều thì tỉ lệ thành công hoặc mức độ phục hồi của thị lực càng tốt.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm phổi không điển hình là một tình trạng nhiễm trùng phổi gây ra bởi nhóm vi khuẩn gồm Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae và Chlamydophila pneumoniae. Viêm phổi không điển hình thường có triệu chứng nhẹ hơn hẳn bệnh viêm phổi điển hình,
  • 28-05-2018
    Vi-rút tạo đờm đường hô hấp (RSV) là một loại vi trùng gây nhiễm trùng ở phổi và đường hô hấp. Bệnh rất phổ biến, và hầu hết trẻ em được 2 tuổi đều bị nhiễm vi-rút này. Vi-rút tạo đờm đường hô hấp cũng có thể lây nhiễm ở người lớn. Ở người lớn tuổi
  • 05-07-2018
    Cước là một loại chấn thương do lạnh thường xuất hiện vào mùa đông, đầu mùa xuân và hay gặp ở những người lao động chân tay như nông dân, người làm ngề chài lưới, chèo đò, vận động viên đua thuyền... và cũng hay gặp ở nhóm
  • 28-05-2018
    Suy giãn tĩnh mạch chân không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ gây khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ, cản trở sinh hoạt. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh này là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại
  • 28-05-2018
    Viêm tụy cấp là chứng viêm (sưng) ở tụy và thường xảy ra đột ngột. Tuyến tụy sản xuất ra một chất được gọi là dịch tụy (chứa enzyme tiêu hóa) và hormone bao gồm insulin để cơ thể điều chỉnh lượng glucose. Sự tổn thương liên tục của tuyến
  • 28-05-2018
    Cũng như các khớp chịu tải khác, khớp háng cũng có nguy cơ bị 'hao mòn' do quá trình thoái hóa. Thoái hóa khớp (hư khớp) là bệnh phổ biến nhất của khớp háng. Hậu quả của trình thoái hóa khớp háng là lớp sụn nhẵn bóng bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt