Hở van 2 lá

Tim chúng ta gồm 4 ngăn. 2 ngăn trên gọi là tâm nhĩ trái và nhĩ phải. 2 ngăn dưới gọi là tâm thất trái và tâm thất phải. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có các van tim. Van hai lá gồm có hai lá van nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Bình thường, khi tâm

Tổng quan bệnh hở van 2 lá

  • Tim chúng ta gồm 4 ngăn. 2 ngăn trên gọi là tâm nhĩ trái và nhĩ phải. 2 ngăn dưới gọi là tâm thất trái và tâm thất phải. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có các van tim.
  • Van hai lá gồm có hai lá van nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Bình thường, khi tâm thất trái co bóp, van hai lá sẽ đóng kín lại không cho máu chảy ngược vào tâm nhĩ trái.
  • Hở van 2 lá tức là tình trạng van 2 lá đóng không kín làm dòng máu trào ngược lại buồng tim do vậy tim phải co bóp nhiều hơn để đưa đủ lượng máu đi nuôi cơ thể.
  • Hiện tại, hở van hai lá là bệnh tim khá phổ biến tại nước ta.
  • Đa số các trường hợp hở van hai lá diễn tiến từ từ (hở van hai lá mạn tính), và một số ít trường hợp van hai lá hở cấp tính. Có đến 70% người trưởng thành bị hở van hai lá nhẹ không đáng kể, trong khi đó hở van hai lá quan trọng (mức độ trung bình đến rất nặng) ít xảy ra hơn nhiều.
  • Ở Mỹ, tỷ lệ bị bệnh này khoảng 5/1.000 người. Ở những khu vực khác trên thế giới thì thấp tim là nguyên nhân hàng đầu gây nên HoHL.

Triệu chứng, biểu hiện hở van 2 lá

Triệu chứng, biểu hiện hở van 2 lá

 

Lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng có khi kín đáo, nếu hở van hai lá mức độ nhẹ. Triệu chứng rõ, suy tim diễn ra nặng và nhanh chóng nếu hở van hai lá mức độ nặng.
Triệu chứng cơ năng:
  • Bệnh nhân có thể mệt mỏi, hồi hộp trống ngực, khó thở khi gắng sức.
  • Ho về đêm.
  • Có cơn khó thở về đêm.
  • Có thể có hen tim, phù phổi cấp nhưng ít gặp hơn so với bệnh hẹp lỗ van hai lá.
Khám thấy:
  • Mỏm tim đập mạnh và lệch sang trái.
  • Tĩnh mạch cổ nổi căng và đập nẩy.
Nghe tim là dấu hiệu lâm sàng quan trọng để chẩn đoán:
  • T1 mờ.
  • Tiếng thổi tâm thu chiếm toàn bộ thì tâm thu. Tiếng thổi có đặc điểm: thô ráp, lan ra nách hoặc sau lưng, cường độ thường mạnh có khi có rung mưu tâm thu.
  • T2 đanh và tách đôi do cao áp động mạch phổi.
  • Có khi nghe được tiếng rung tâm trương nhẹ đi kèm trong hở van hai lá mức độ nặng. Đó là do hẹp lỗ van hai lá cơ năng khi một thể tích máu lớn từ nhĩ trái xuống thất trái trong thì tâm trương.

Cận lâm sàng

Điện tim đồ:
  • Thường thấy dấu hiệu trục điện tim chuyển trái.
  • Sóng P biểu hiện của dày nhĩ trái: P rộng và hai đỉnh ≥ 0,12 s ở DII; P hai pha, pha âm > pha dương ở V1 và V2.
  • Khi có tăng áp lực động mạch phổi thì có dấu hiệu dày thất phải, kết hợp thành dày 2 thất.
X-quang tim-phổi:
  • Hình ảnh nhĩ trái to và thất trái to.
  • Trên phim nghiêng trái thấy nhĩ trái to, chèn thực quản.
  • Trên phim thẳng: cung dưới trái giãn, chỉ số tim/lồng ngực > 50% khi có phì đại thất trái.
  • Hình ảnh đường Kerley B do phù tổ chức kẽ.
  • Có thể thấy vôi hóa van hai lá, vôi hóa vòng van hai lá (khi chụp chếch trước phải và nghiêng trái).
Siêu âm tim:
  • Siêu âm tim giúp cho chẩn đoán xác định hở van hai lá là siêu âm tim 2D và siêu âm Doppler màu. Siêu âm giúp đánh giá tình trạng lá van, vòng van, dây chằng, để chỉ định phẫu thuật, theo dõi trong và sau mổ van, đánh giá chức năng tim trước và sau phẫu thuật.
  • Đo được vận tốc dòng máu phụt ngược từ thất trái lên nhĩ trái: khoảng 5-6 m/s, kéo dài hết thì tâm thu.
Tính mức độ hở van 2 lá theo phương pháp tính tỷ lệ % của diện tích dòng hở/diện tích nhĩ trái:
  • Hở nhẹ: 1/4 khi tỷ lệ là 20%.
  • Hở vừa: 2/4 khi tỷ lệ là 21-40%.
  • Hở nặng: 3/4 khi tỷ lệ là > 40%.
Siêu âm tim còn đo được kích thước nhĩ trái, thất trái; thường gặp giãn nhĩ trái và thất trái.
Có thể thấy tăng vận động thành thất trái, tăng phân suất tống máu (khi chưa có suy tim).
Siêu âm tim giúp chẩn đoán phân biệt hở lỗ van 2 lá với vôi hoá vòng van hai lá.

Nguyên nhân hở van 2 lá

Nguyên nhân hở van 2 lá

  • Thấp tim vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây hở lỗ van hai lá.
  • Một số bệnh rối loạn cấu trúc van: sa van hai lá, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp (Osler), nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim cục bộ.
  • Bệnh cơ tim thể giãn, bệnh cơ tim phì đại, tăng huyết áp.
  • Luput ban đỏ hệ thống.
  • Xơ cứng bì.
  • Thoái hóa van, vôi hóa van hai lá.
  • Bệnh tim bẩm sinh: van hai lá hình dù.
  • Chấn thương van hai lá: rách lá van, thủng lá van, đứt dây chằng van 2 lá.

Yếu tố nguy cơ gây hở van 2 lá

Yếu tố nguy cơ gây hở van 2 lá

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hở van hai lá, bao gồm:
  • Tiền sử sa van hai lá hoặc hẹp van hai lá.
  • Cơn đau tim có thể tổn thương tim, ảnh hưởng đến chức năng của van hai lá.
  • Sử dụng một số loại thuốc. Những người dùng ergotamin và các loại thuốc tương tự điều trị đau nửa đầu và những người đã dùng pergolide (hiện đã loại khỏi thị trường) có tăng nguy cơ hở van hai lá. Vấn đề tương tự cũng được ghi nhận với fenfluramin ức chế sự ngon miệng và dexfenfluramin (không còn trên thị trường).
  • Nhiễm trùng: như viêm nội tâm mạc hoặc sốt thấp. Nhiễm trùng có thể làm hỏng các van hai lá.
  • Bệnh tim bẩm sinh. Một số người được sinh ra với van hai lá không bình thường dễ bị hở. Thường thì trẻ bị dị tật tim bẩm sinh có thể có nhiều hơn một dị tật, chẳng hạn như một lỗ trong tâm nhĩ (dị tật vách ngăn tâm nhĩ và van hai lá bất thường.
  • Tuổi. Từ tuổi trung niên, nhiều người có thể bi giảm chức năng van hai lá. Tuy nhiên, hở van hai lá gây ra triệu chứng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ ở người cao tuổi.

Điều trị hở van 2 lá

Điều trị hở van 2 lá

Điều trị nội khoa

Điều trị suy tim do hở van hai lá đã được nhiều tác giả nghiên cứu và thống nhất, đầu tiên là thuốc giảm hậu gánh, giảm lượng máu phụt ngược lên nhĩ trái, giảm gánh nặng cho tim: dùng thuốc ức chế men chuyển và giãn mạch nếu huyết áp cho phép.
  • Coversyl 4 mg x 1viên/ngày; hoặc renitec 5 mg x 1viên/ngày, zestril 5 mg x 1viên/ngày; hoặc hydralazin 25 mg x 1 viên/ngày.
  • Dùng thuốc chẹn dòng Ca++ liều thấp: madiplot 5 mg x 1 viên/ngày.
Khi có suy tim rõ, loạn nhịp hoàn toàn, giảm chức năng tâm thu thất trái thì dùng thêm lợi tiểu và digitalis.
Tuy vậy, đối với trường hợp hở van hai lá thực thể mức độ nặng thì điều trị ngoại khoa vẫn là phương pháp tốt nhất.

Điều trị ngoại khoa

Chỉ định phẫu thuật hở van 2 lá dựa vào:
  • Mức độ hở van: định lượng bằng siêu âm tim hay chụp buồng tim.
  • Các triệu chứng cơ năng của suy tim.
  • Sự tiến triển của hở van 2 lá và mức độ suy tim.
  • Hở van 2 lá mức độ nặng (độ 3, 4) có kèm triệu chứng cơ năng rõ (suy tim theo NYHA 3,4) thì cần phẫu thuật ngay.
Phương pháp:
Thay van hai lá bằng van nhân tạo: van nhân tạo làm bằng chất dẻo, tương đối bền nhưng phải dùng thuốc chống đông kéo dài (như sintrome 1mg/ngày). Nếu dùng van động vật thì ít có biến chứng đông máu hơn nhưng theo thời gian van vẫn có thể bị xơ cứng, vôi hoá do lắng đọng fibrin và canxi.
Theo dõi sau mổ:
Sau mổ sửa van hay thay van, bệnh nhân cần được theo dõi kiểm tra định kỳ mỗi tháng 1 lần trong thời gian 6 tháng đầu, sau đó 2-3 tháng kiểm tra 1 lần trong suốt thời gian sau thay van để phát hiện các biến chứng và đánh giá chức năng tâm thu của tim.

Phòng ngừa hở van 2 lá

Phòng ngừa hở van 2 lá

Hở van tim 2 lá là một trong những bệnh phổ biến, có triệu chứng rõ ràng nhất trong các căn bệnh về tim. Do đó, bạn cần chú ý theo dõi và có các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Thường xuyên kiểm tra huyết áp: kiểm tra huyết áp thường xuyên có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh. Nếu có hiện tượng cao huyết áp bạn cần điều trị ngay vì huyết áp cao sẽ khiến tim phải làm việc nhiều hơn ảnh hưởng đến van tim.
Chống béo phì: Khi bị béo phì, tim phải làm việc co bóp nhiều hơn dẫn tới việc van tim bị ảnh hưởng xấu. Do đó, cần song song với chế độ ăn hợp lý bạn cũng cần chú ý tập thể dục, áp dụng phương pháp giảm cân hiệu quả.
Có chế độ ăn uống hợp lý: Để phòng ngừa bệnh bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý hạn chế muối và chất béo động vật. Vì muối làm cơ thể giữ nước, mỡ động vật khiến xơ vữa vành tim. Đây là nguyên nhân gây bệnh hở van tim 2 lá.
Không sử dụng chất kích thích: Khi cơ thể hấp thụ các chất kích thích như bia, rượu, cafe, thuốc lá khiến cho tim bị loạn nhịp, nhanh trong thời gian kéo dài sẽ gây bệnh. Do đó, để có trái tim khỏe mạnh bạn cần hạn chế sử dụng chất kích thích.

Chế độ ăn hợp lý

Về phương diện khoa học, việc ăn thiên về chất bột đường mà không có chất đạm sẽ gây ra nguy cơ rối loạn chuyển hóa chất béo và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Do đó, nếu có thể chỉ nên ăn chay xen kẽ với chế độ ăn có thịt, cá và các chất protide khác như trứng, sữa… thì có lợi cho sức khỏe hơn. Nhất là ở những người lớn tuổi. Về vấn đề này, những người ăn chay của phương Tây có lý hơn so với những người ăn chay phương Đông khi chế độ ăn chay của họ đôi lúc cho phép ăn thêm trứng, sữa và cả cá nữa.
Nên ăn ít muối, các thành phần dinh dưỡng cân đối giữa tỷ lệ chất béo, chất đạm động vật, chất đạm thực vật và chất bột đường. Các món ăn nên thay đổi hằng ngày, nên ăn nhiều cá, các loại hải sản. Vì chất acide béo Omega 3 có trong các loại hải sản rất tốt cho hệ tim mạch. Sử dụng hợp lý các loại thức uống có cafein, cồn và các loại gia vị: như tỏi, ớt, hành, tiêu… đều rất tốt cho hệ thống tim mạch và bệnh hở van tim. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tỏi và rượu vang đỏ.

Bóng bàn, cầu lông

Đó là những môn thể thao nhẹ rất an toàn với người tăng huyết áp. Ngoài những lợi ích đối với bơi và chạy, các môn này còn luyện cho nhanh mắt, nhanh tay, rất tốt với thần kinh người có tuổi. Cười đùa trong khi chơi cũng có lợi lớn về tâm lý cho người có bệnh tim mạch và bệnh hở van tim.

Khí công Yoga, thái cực quyền

Gần đây nhiều nhà nghiên cứu phương Tây cũng đã nhận thấy các ưu điểm đặc sắc của các phương pháp luyện tập Á Ðông như khí công, Yoga, Thái cực quyền, Cốc Ðại Phong. Những môn này chú ý đến hoạt động thần kinh trung ương, đến hệ hô hấp và tim mạch cho nên tác dụng rất tốt đến sức khỏe toàn thân.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Khò khè là một tiếng rít xuất hiện khi không khí đi qua một đường thở bị hẹp. Âm thanh này thường gặp trong kỳ thở ra hơn là kỳ hít vào (mặc dù không phải lúc nào cũng vậy). Âm thanh này là do không khí phải đi qua đường thở hẹp hơn bình thường. Đường
  • 28-05-2018
    Mềm sụn thanh quản là nguyên nhân thường gặp nhất của tiếng thở rít ở trẻ sơ sinh. Tiếng có âm sắc cao và the thé nghe được suốt thì hít vào gọi là tiếng thở rít được nhận thấy từ những tuần đến những tháng đầu tiên của cuộc đời. Âm thanh này được nghe
  • 28-05-2018
    Rubella, còn được gọi là bệnh sởi Đức hay sởi ba ngày, là một bệnh virus truyền nhiễm và dễ nhận ra qua loại ban (đốm hoặc nhọt) đỏ đặc trưng. Rubella từng là bệnh rất phổ biến ở trẻ em trước khi nhà nước và Bộ Y tế khuyến cáo mọi trẻ em phải được tiêm
  • 17-10-2018

    Bệnh Addison là một dạng rối loạn xảy ra khi tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả và sản xuất không đủ lượng hormone cần thiết. Hai tuyến thượng thận nhỏ nằm trên đỉnh thận. Tuyến thượng thận thường sản sinh ra hormone cortisol và aldosterone. Khi mắc bệnh, tuyến thượng thận sẽ sản xuất rất ít cortisol và aldosterone.

  • 28-05-2018
    Tiêu chảy có thể xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi, được định nghĩa là đi phân lỏng thường xuyên. Hãy nhận biết triệu chứng bệnh tiêu chảy sớm để chữa trị kịp thời.
  • 28-05-2018
    Cho đến 50 tuổi, cứ 4 nam giới thì 1 người có một số tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt. Đến 80 tuổi, tỷ lệ này tăng lên 1/2. Khi bạn về già, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt của bạn tăng lên. Ở Mỹ, tuổi trung bình khi được chẩn đoán là 72. Ung thư tuyến