Bóc tách túi thai

Bóc tách túi thai là một biến chứng nguy hiểm xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng này khiến thai không bám được vào tử cung, rất dễ dẫn đến tình trạng sảy thai.Những dấu hiệu bóc tách có thể được phát hiện thông qua siêu âm thai.

Bóc tách túi thai là một biến chứng nguy hiểm xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng này khiến thai không bám được vào tử cung, rất dễ dẫn đến tình trạng sảy thai. Những dấu hiệu bóc tách có thể được phát hiện thông qua siêu âm thai.

(Ảnh minh họa)

Bóc tách túi thai là gì?

Bóc tách túi thai là có máu tụ quanh túi thai, đây là một dấu hiệu bất thường hay còn gọi là dấu hiệu dọa sảy thai và thường gặp trong quý 1 của thai kỳ.

Đối với hiện tượng bóc tách túi thai, kích thước của vùng bị bóc tách rất quan trọng. Nếu vùng bóc tách chiếm 1/2 túi thai, nó sẽ được gọi là bóc tách 50%, nếu chỉ là một góc của túi thai, bác sĩ sẽ đo và báo cho mẹ bầu biết cụ thể tỷ lệ bóc tách, ví dụ như 5%, 10%, 15%…

Tỷ lệ bóc tách càng lớn, khả năng sống sót của phôi thai càng bị đe dọa vì hiện tượng này làm túi thai không bám tốt vào thành tử cung, nơi nhau thai sẽ phát triển để cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Chẳng hạn, khi túi thai bị bóc tách 30% thì nguy cơ sảy thai sẽ nằm ở mức 50%. Trong khi đó, nếu tỷ lệ bóc tách chỉ là 5 - 10% và sau một thời gian theo dõi, chỗ máu tụ này không phát triển thêm thì khả năng giữ được thai rất cao.

Trong nhiều trường hợp, bóc tách nhau thai có thể bị nhầm với tình trạng phát triển tự nhiên của túi thai. Vì trong những tuần đầu tiên, túi thai còn nhỏ và khoảng trống giữa túi thai với lòng tử cung có thể bị chẩn đoán nhầm là bóc tách túi thai. Nhầm lẫn thường xảy ra vào những tuần đầu thai kỳ, nhất là từ 7 - 9 tuần. Sau tuần 12, nhầm lẫn hiếm khi xảy ra do thai đã lấp đầy tử cung.

Dấu hiệu nhận biết bóc tách túi thai

Dấu hiệu cơ bản của bóc tách túi thai là đau bụng và ra máu âm đạo. Khi có dấu hiệu này, mẹ nên đi siêu âm để phát hiện khối máu tụ nằm phía sau nhau thai. Đây mới thực sự là túi thai bị bóc tách và báo hiệu động thai hoặc dọa sẩy thai. Trường hợp thai phụ không ra máu âm đạo nhưng được chẩn đoán bị bóc tách túi thai là không chính xác.

Nguyên nhân khiến nhau thai bị bóc tách

Nhiều người cho rằng túi thai bị bóc tách là do thai phụ vận động mạnh. Điều này không đúng, vì có những trường hợp thai đang sống, nhau phát triển tốt nhưng vẫn xảy ra hiện tượng bóc tách và dẫn đến sảy thai. Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng bóc tách túi thai. 

Tuy nhiên, các yếu tố sau đây ở mẹ bầu có thể làm tăng nguy cơ bóc tách túi thai, bong nhau thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ:

  • Có tiền sử nhau bong non hoặc bóc tách túi thai.
  • Bị cao huyết áp trong thai kỳ.
  • Có tình trạng rối loạn đông máu.
  • Uống quá nhiều rượu, bia hoặc sử dụng các chất kích thích khác như thuốc.
  • Có những bất thường ở tử cung như u xơ tử cung, u nang buồng trứng.

Bóc tách nhau thai có nguy hiểm không?

Nguy hiểm tới mẹ

  • Nếu mẹ không dưỡng thai, khả năng sảy thai sẽ rất cao.
  • Nếu sau khi khám bác sĩ xác định không thể giữ thai lại thì gia đình và mẹ nên cân nhắc bởi nếu khả năng sống của thai thấp sẽ dễ dẫn đến tình trạng chết lưu gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ.
  • Sảy thai sẽ ảnh hưởng lớn đến cả sức khỏe và tâm lý của mẹ gây khó ăn cho việc mang thai lại.

Nguy hiểm tới bé

Mức độ ảnh hưởng sẽ tùy thuộc vào số phần trăm bóc tách. Khi bị bóc tách khỏi thành tử cung, mạch máu phía sau nhau bị tổn thương và gây xuất huyết. Lượng máu chảy vào mặt sau càng nhiều thì càng làm diện tích bóc tách rộng dần.

Khi bị bóc tách túi thai, mẹ cần lưu ý những gì?

Những mẹ vị bóc tách túi thai cần lưu ý những điều sau:

  • Nếu tuổi thai dưới 20 tuần và độ bóc tách không cao có thể theo dõi điều trị tại nhà.
  • Nếu mẹ bị ra huyết ồ ạt thì nên nhập viện để tiện theo dõi, điều trị và có hướng xử lý kịp thời.
  • Dùng thuốc đúng chỉ định: thông thường, khi đã chẩn đoán tình trạng bóc tách, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc an thai, dưỡng thai. Mẹ cần chú ý liều dùng và hướng dẫn sử dụng.
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: khi gặp phải các trường hợp như bóc tách túi thai, bong nhau thai, mẹ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh các hoạt động mạnh.
  • Duy trì tâm lí thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu.
  • Cần kiêng quan hệ tình dục để tránh những ảnh hưởng đến sự ổn định của túi thai.
  • Chế độ ăn uống: nên ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước...

Việc nghỉ ngơi và dùng thuốc không đảm bảo giữ được thai 100%, vậy nên bạn nên tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ hoặc theo dõi tại nhà dưới sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Phụ sản trên hệ thống khám từ xa Wellcare.

Hướng dẫn Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Phụ sản

Bạn có thể Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Phụ sản thông qua các bước đơn giản sau: 

  • Bước 1: Truy cập danh sách bác sĩ Sản phụ khoa giỏi để chọn bác sĩ bạn muốn tư vấn.
  • Bước 2: Chọn giờ còn trống.
  • Bước 3: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 4: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 5: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 6: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS Trương Huỳnh Hồng Loan

Bác sĩ Hồng Loan có hơn 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị sản phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ.
Chuyên khám và điều trị bệnh trầm cảm sau sinh, ngứa âm hộ, khí hư bất thường, giải thích các nguy cơ dị tật thai nhi...

truong-huynh-hong-loan

BS.CK1 Quách Văn

Tu nghiệp tại Thái Lan về tổ chức phòng khám thân thiện dành cho cộng đồng LGBT; BS Chuyên khoa I chuyên ngành sản phụ khoa ĐH Y Phạm Ngọc Thạch; hỗ trợ sinh sản hội Hosrem TpHCM; Điều trị cơ bản và nâng cao bệnh HIV và các bệnh lý về da... 

Khám và điều trị các bệnh lý sản phụ khoa, hiếm muộn; tư vấn khám và điều trị các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục...

quach-van

ThS.BS Trần Thị Bảo Vân

Bác sĩ Bảo Vân đang công tác tại bệnh viện Hùng Vương.
Bác sĩ chuyên đọc và giải nghĩa các kết quả STDs, kết quả Pap-smear, kết quả sinh thiết, đọc kết quả xét nghiệm, siêu âm, giải thích các nguy cơ dị tật thai nhi...

tran-thi-bao-van

Nguồn tham khảo: Marrybaby.vn và Thuocanthai.com
Wellcare tổng hợp

- 18-09-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn. Ở giai đoạn này cơ thể các em sẽ phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp và cơ quan sinh dục ngày càng hoàn chỉnh để có thể thực hiện chức năng sinh sản. Ở nữ, tuổi dậy thì từ 10 - 12 tuổi,
  • 28-05-2018
    Phình động mạch não khi chưa bị vỡ hầu như không có triệu chứng gì. Khi vỡ ra thường gây 'chảy máu dưới màng nhện' - một dạng tai biến mạch máu não rất nặng nề, tỷ lệ tử vong cao. Nguy cơ bị vỡ đoạn phình có ở tất cả các bệnh nhân phình động mạch não,
  • 28-05-2018
    Bệnh u lympho Hodgkin, hay còn gọi là u bạch huyết Hodgkin, ung thư hạch Hodgkin. Đây là một loại bệnh ung thư của các hạch bạch huyết (các tuyến bạch huyết). Các tuyến bạch huyết và mạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm
  • 17-10-2018

    Bạch tạng được xác định là một rối loạn di truyền đặc trưng bởi sự giảm sản xuất melanin (sắc tố quyết định màu sắc của da, tóc và mắt) hoàn toàn hay không hoàn toàn. Do đó những người bị bạch tạng có màu tóc, da, mắt nhạt hoặc không màu. Những khác

  • 28-05-2018
    Hội chứng Guillain-Barre, hay còn gọi là bệnh viêm đa rễ dây thần kinh mất myelin cấp hoặc chứng liệt Landry, là một tình trạng hiếm gặp. Đây là chứng rối loạn do hệ miễn dịch tấn công vào một phần hệ thần kinh ngoại biên. Tình trạng này sẽ làm cho dây
  • 28-05-2018
    Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn. Bệnh