Phình động mạch não

Phình động mạch não khi chưa bị vỡ hầu như không có triệu chứng gì. Khi vỡ ra thường gây 'chảy máu dưới màng nhện' - một dạng tai biến mạch máu não rất nặng nề, tỷ lệ tử vong cao. Nguy cơ bị vỡ đoạn phình có ở tất cả các bệnh nhân phình động mạch não,

Phình động mạch não là gì ?

Phình động mạch não khi chưa bị vỡ hầu như không có triệu chứng gì. Khi vỡ ra thường gây 'chảy máu dưới màng nhện' - một dạng tai biến mạch máu não rất nặng nề, tỷ lệ tử vong cao. Nguy cơ bị vỡ đoạn phình có ở tất cả các bệnh nhân phình động mạch não, nhưng không thể biết ai sẽ bị và khi nào sẽ xảy ra. Vì vậy, phình động mạch não luôn được coi là quả bom nổ chậm trong não.
Hầu hết các phình động mạch não tồn tại không có triệu chứng, nên chúng ta không thể biết bệnh, đến khi bị vỡ gây đột quỵ chảy máu mới đến bệnh viện. Chỗ phình có thể vỡ 1 lần hoặc nhiều lần. Lần sau thường nặng hơn lần trước và không thể biết thời điểm sẽ vỡ lại. Tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao sau vỡ phình động mạch não.

Triệu chứng phình động mạch não

Triệu chứng phình động mạch não

Phình động mạch não là tổn thương phình ra bất thường tại một hoặc nhiều vị trí trên thành động mạch não, thường xuất hiện ở ngã ba của các động mạch vùng nền sọ trong khoang dưới nhện.
Khi chưa vỡ: phần lớn không có triệu chứng, có thể được phát hiện tình cờ khi chụp cắt lớp, cộng hưởng từ hoặc chụp mạch vì bệnh khác. Một số ít bệnh nhân có các dấu hiệu chèn ép thần kinh như đau đầu mạn tính, giảm thị lực và thu hẹp thị trường, sụp mi, giãn đồng tử…
Khi bị vỡ: gây chảy máu dưới nhện là chủ yếu, triệu chứng thường đột ngột, cấp tính với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Khởi phát đột ngột với triệu chứng đau đầu dữ dội, kèm theo nôn, buồn nôn, cứng gáy, tăng huyết áp. Các triệu chứng có thể giảm nhanh, nhưng cũng có thể kéo dài. Ý thức có thể bình thường, hoặc lơ mơ, hôn mê ở các mức độ khác nhau. Có thể kèm theo các triệu chứng thần kinh: sụp mi, bại liệt khu trú, cơn co giật…

Nguyên nhân gây phình động mạch não

Nguyên nhân gây phình động mạch não

Phình động mạch não là tình trạng một vị trí bất kỳ nào trên động mạch não phình rộng hoặc giãn ra. Các phình động mạch não rất nguy hiểm khi thành mạch tại đó trở nên yếu, vỡ gây chảy máu não.
Trước đây người ta cho rằng phình động mạch não là do bẩm sinh, nhưng ngày nay người ta đã chứng minh phình động mạch não là do tổn thương vi mô của thành động mạch (vữa xơ động mạch), do dòng chảy bất thường ở vị trí phân chia của các động mạch.
Tăng huyết áp, uống nhiều rượu, hút thuốc lá và một số nguyên nhân khác như nấm ký sinh, nhiễm khuẩn, chấn thương, nghiện ma tuý (đặc biệt là cocain) gây viêm dẫn tới phình mạch.

Chẩn đoán phình động mạch não

Chẩn đoán phình động mạch não

Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chụp cắt lớp vi tính (CT) não - biện pháp chẩn đoán hình ảnh đầu tiên cho biết bệnh nhân bị nhồi máu hay chảy máu não. Chảy máu trong nhu mô não thường do tăng huyết áp hoặc dị dạng động tĩnh mạch não. Chảy máu dưới nhện thường do vỡ phình động mạch não.
Nếu không có CT hoặc CT không thấy chảy máu dưới nhện nhưng vẫn nghi ngờ có thể chọc ống sống thắt lưng. Dịch não tủy có máu không đông là dấu hiệu của chảy máu dưới nhện. Khi đã được chẩn đoán chảy máu dưới nhện, bệnh nhân cần được chuyển ngay đến bệnh viện trung ương có khả năng chụp mạch não số hóa xóa nền (DSA) và can thiệp mạch máu não càng sớm càng tốt.
Chụp DSA - tiêu chuẩn vàng để xác định phình động mạch não. Các Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh nhân, hình ảnh CT và DSA để quyết định phương pháp và thời điểm can thiệp điều trị triệt để.

Điều trị phình động mạch não

Điều trị phình động mạch não

Ảnh minh họa


Can thiệp mạch: là phương pháp điều trị không phẫu thuật, sử dụng các ống thông đi trong lòng mạch, kỹ thuật chủ yếu là nút phình động mạch não bằng lò xo kim loại. Một ống thông dẫn đường kích thước 2mm được đưa vào động mạch đùi, ngược dòng máu lên động mạch chủ bụng - ngực và dừng lại ở gốc động mạch tại nền cổ. Một ống thông nhỏ được đưa qua ống dẫn đường để lên não, đầu ống được lái vào giữa túi phình động mạch não. Qua ống thông đó, các cuộn lò xo nhỏ và mềm được đưa lần lượt vào lòng túi phình để làm tắc hoàn toàn phình động mạch não. Toàn bộ quá trình thao tác được kiểm soát bằng màn hình có hiển thị bản đồ mạch máu và ống thông trong lòng mạch một cách chính xác. Sau khi chụp kiểm tra đánh giá kết quả, ống thông được rút ra khỏi động mạch đùi và băng ép vị trí chọc mạch.
Những điều cần làm sau điều trị nút phình động mạch não bằng lò xo kim loại:
  • Nếu là phình động mạch não chưa vỡ: chỉ cần nằm viện 2-3 ngày. Ngược lại, nếu là phình động mạch não đã vỡ: cần nằm viện 7-14 ngày hoặc lâu hơn để theo dõi và điều trị tình trạng rối loạn do chảy máu dưới nhện gây ra.
  • Cần điều trị nội khoa và phục hồi chức năng tích cực nếu có di chứng. Bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống lao động và học tập bình thường sau khi đã hồi phục thể chất và tinh thần. Riêng lao động nặng sẽ được cân nhắc cho từng trường hợp.
  • Cần kiểm tra lại kết quả điều trị sau 6 tháng và 2 năm bằng chụp mạch máu não DSA hoặc cộng hưởng từ mạch máu MRA để khẳng định túi phình đã được nút kín hoàn toàn. Một vài trường hợp có thể phải nút bổ sung nếu lòng túi phình bị tái thông.
Tại sao phải cấp cứu khẩn cấp khi bị chảy máu dưới nhện?
Chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch não là một tình trạng lâm sàng vô cùng nặng nề, thậm chí có thể gọi là thảm họa, tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao. Túi phình có thể vỡ lại gây chảy máu tái phát bất kể lúc nào sau lần vỡ đầu tiên, nhất là trong 2 tuần đầu, khi đó khả năng cứu sống là rất thấp. Vì vậy, để giảm tối đa khả năng vỡ túi phình tái phát, bệnh nhân cần được xử trí sớm trong vòng 24-48 giờ đầu: chụp mạch não cấp cứu và can thiệp ‘nút túi phình bằng lò xo kim loại’ hoặc phẫu thuật sọ não để ‘kẹp cổ túi phình’. Sau đó bệnh nhân được tập trung cứu chữa những rối loạn do lần chảy máu đầu tiên gây ra mà không sợ bị chảy máu lại.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Thuyên tắc phổi, hay còn gọi là thuyên tắc mạch phổi, là tình trạng tắc nghẽn mạch máu đột ngột ở phổi. Tắc nghẽn xảy ra khi các cục máu đông di chuyển từ các bộ phận khác (nhất là ở chân) đến phổi bị tắc nghẽn. Do thuyến tắc phổi luôn xảy ra cùng với
  • 28-05-2018
    Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể bạn sản sinh quá nhiều axit trong máu (được gọi là ceton). Tình trạng này sẽ diễn ra khi cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin để hấp thụ glucose vào
  • 28-05-2018
    Luồng trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản ( thực quản: đoạn ống tiêu hóa nối từ khoang miệng đến dạ dày) ( Hình 1)
  • 28-05-2018
    Đau cổ hay còn gọi là sái cổ. Đây là tình trạng cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cổ hoặc vùng quanh cổ. Tình trạng này xảy ra khi các đốt sống (xương sống), đĩa đệm giữa các đốt sống và mô mềm chẳng hạn như cơ, gân cơ và dây chằng bị chấn thương. sái cổ
  • 20-04-2021

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có 7% người dân trên toàn cầu mang gen bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia, 1,1% các cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con mang bệnh hoặc mang gen bệnh Thalassemia. Vậy thiếu máu Thalassemia nguy hiểm như thế nào?

  • 28-05-2018
    Sa tạng vùng chậu xảy ra khi các cơ và dây chằng hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan vùng chậu bị suy yếu. Điều này làm cho các cơ quan đó trượt ra khỏi vị trí ban đầu và dẫn đến các hiện tượng như sa tử cung, sa bàng quang hoặc sa trực tràng. Tình trạng này