Bạch cầu đơn nhân

Bệnh bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm virus, gây sốt, đau họng và nổi hạch. Bệnh này còn được gọi là bệnh truyền nhiễm mono hoặc “bệnh hôn” vì được lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với nước bọt người bệnh hoặc qua ho, hắt hơi,… Biến chứng nguy hiểm

Tìm hiểu chung Bệnh Bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu đơn nhân là bệnh gì?
Bệnh bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm virus, gây sốt, đau họng và nổi hạch. Bệnh này còn được gọi là bệnh truyền nhiễm mono hoặc “bệnh hôn” vì được lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với nước bọt người bệnh hoặc qua ho, hắt hơi,… Biến chứng nguy hiểm nhất của bạch cầu đơn nhân là lá lách sưng lên. Tuy nhiên, bệnh này thường không nghiêm trọng lắm và hầu hết những người đã từng mắc phải bệnh này sẽ tạo ra được kháng thể và miễn dịch với nó suốt đời.

Triệu chứng thường gặp Bệnh Bạch cầu đơn nhân

Những dấu hiệu và triệu chứng của bạch cầu đơn nhân là gì?

Các triệu chứng thường gặp khi mắc phải bạch cầu đơn nhân gồm:
  • Mệt mỏi.
  • Đau đầu, đau cổ họng.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Amidan bị sưng và có lớp phủ màu trắng hoặc vàng.
  • Sốt.
  • Ăn mất ngon.
  • Đau nhức bắp thịt.
  • Phát ban.
  • Viêm họng.
Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:
  • Tức ngực;
  • Vàng da;
  • Cứng cổ;
  • Chảy máu mũi;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Khó thở.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn gặp phải các triệu chứng kể trên và không có dấu hiệu thuyên giảm. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân Bệnh Bạch cầu đơn nhân

Nguyên nhân gây ra bạch cầu đơn nhân là gì?

benh-bach-cau-don-nhan-chu-p-vi-a-nh-cac-te-bao-2_1401767801

Nguyên nhân là cho virus Epstein-Barr (EBV). Virus lan truyền qua nước bọt như khi hôn, ho, dùng chung thức ăn hoặc dụng cụ ăn với người bệnh. Trong một số ít trường hợp, virus cytomegalovirus (CMV) cũng có thể gây ra bạch cầu đơn nhân.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Bạch cầu đơn nhân

Những ai thường mắc phải bạch cầu đơn nhân?

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bạch cầu đơn nhân?

Hiện nay, chưa có đầy đủ thông tin để xác định yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu đơn nhân. Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Điều trị Bệnh Bạch cầu đơn nhân hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bạch cầu đơn nhân?

Bác sĩ xem tiền sử bệnh và kiểm tra sức khỏe để chẩn đoán. Bác sĩ sẽ chú ý đến cổ, họng và bụng nhằm xem xét bạn có bị sưng bạch huyết, sưng amidan hoặc bị sưng lá lách hay không. Ngoài ra, các xét nghiệm máu cũng sẽ được thực hiện nhằm xem xét khả năng bạn bị thêm các bệnh khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bạch cầu đơn nhân?

Bạn sẽ được dùng thuốc steroid (prednisone) nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, còn những phương pháp điều trị sau:
  • Uống nhiều nước;
  • Súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu cổ họng;
  • Nghỉ ngơi nhiều;
  • Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau và sốt;
  • Tránh tham gia các môn thể thao nếu lá lách bị sưng.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Bạch cầu đơn nhân

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bạch cầu đơn nhân?
Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bạch cầu đơn nhân:
  • Nghỉ ngơi thật nhiều và uống nhiều nước;
  • Báo bác sĩ tất cả thuốc bạn dùng bao gồm thuốc kê toa và không kê toa hoặc nếu bạn đau dạ dày hoặc đau vai;
  • Đến gặp bác sĩ nếu nhiệt độ cơ thể trên 39 độ C, các triệu chứng nặng hơn hoặc không đỡ hơn sau 2 tuần;
  • Tránh hôn, ăn chung, dùng chung đồ với người bệnh;
  • Rửa tay thường xuyên;
  • Hạn chế tham gia các hoạt động thể thao cho đến khi khỏi bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Tủy răng là mô liên kết có mạch máu, bạch mạch và thần kinh, nằm trong khoang tủy, giới hạn xung quanh bởi mô ngà cứng bao gồm hai phần: tủy buồng và hệ thống ống tủy. Tủy răng đảm nhiệm chức năng dẫn truyền thần kinh và nuôi dưỡng răng. Bệnh lý tủy
  • 17-10-2018

    Co giật nửa mặt là tình trạng bệnh biểu hiện trên một nửa khuôn mặt của bạn. Nó thường bắt đầu bằng co giật xung quanh mắt một bên. Dần dần có thể co giật đến miệng của bạn. Có nhiều cách điều trị khác nhau. Mặc dù tình trạng này không gây tử vong nhưng

  • 28-05-2018
    Cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm
  • 28-05-2018
    Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh làm cho da và mắt của trẻ có màu vàng, xảy ra khi có quá nhiều bilirubin trong máu.
  • 17-10-2018

    Bệnh Gout, dân gian còn gọi là bệnh thống phong, là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, dẫn đến tăng acid uric máu. Khi acid uric máu tăng đến một mức nào đó (mức độ này thay đổi ở từng cá thể), chúng sẽ bị bão hòa ở dịch ngoài

  • 28-05-2018
    Bệnh khớp do nguyên nhân thần kinh (neuropathic arthropathy) là bệnh có những thay đổi về xương, khớp thứ phát do giảm hay mất cảm giác chi phối do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Điển hình trên phim chụp Xquang là tổn thương hủy hoại bề mặt