Cúm (cảm cúm)

Cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm

Định nghĩa

Bệnh Cúm (cảm cúm)
Ảnh minh họa

Cúm (cảm cúm) là bệnh gì?

Cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng. Ngoài ra, hiện nay các loại virus cúm nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng, đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn như H5N1, H1N1, H7N9…
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 10 – 15% dân số mắc bệnh cúm. Tỷ lệ tử vong do cúm ước tính khoảng 250.000 – 500.000 người. Năm 2009 dịch cúm A/H1N1 tại nhiều nước trong đó có Việt Nam làm hàng trăm người tử vong. Mùa của dịch cúm thường là vào mùa thu và mùa đông.

Những ai thường mắc phải cúm (cảm cúm)?

Cúm là một bệnh hết sức phổ biến, mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Thông thường, trung bình một người trưởng thành có thể bị cúm 2-3 lần/năm, trẻ em có thể bị đế 6-7 lần/năm. Các đối tượng dễ mắc bệnh cúm bao gồm:
  • Trẻ dưới 5 tuổi;
  • Người lớn tuổi trên 65 tuổi;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Người có hệ miễn dịch yếu;
  • Người bị béo phì nặng;
  • Người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận hoặc đái tháo đường.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của cúm (cảm cúm) là gì?

Triệu chứng bệnh cảm cúm thường xuất hiện ra đột ngột và bắt đầu 24 - 48 giờ sau khi tiếp xúc với virus cúm. Các triệu chứng nặng thường kéo dài 3 đến 5 ngày. Chúng bao gồm:
  • Sốt cao (40 độ C);
  • Ớn lạnh;
  • Ho;
  • Hắt hơi;
  • Sổ mũi;
  • Đau họng;
  • Đau cơ;
  • Đau đầu;
  • Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi;
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng;
  • Dạ dày khó chịu (xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn);
  • Ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 6 tuần

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hầu hết những người bị cúm có thể tự điều trị ở nhà và không cần đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ mình mắc các loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9… hay có các triệu chứng cúm trở nặng và có nguy cơ bị biến chứng. Uống thuốc kháng virus trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi bạn nhận ra triệu chứng có thể làm giảm thời gian bệnh và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây ra bệnh cúm (cảm cúm)

Bệnh cảm cúm gây ra bởi virus được phân loại theo loại A, B và C. Loại A là dạng phổ biến nhất.
Bạn sẽ nhiễm virus gây bệnh cúm khi hít vào các giọt nhỏ chất dịch mà người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí, hoặc do chạm vào vật mà người mắc bệnh đã chạm vào. Ngoài ra, một số chũng loại virus cúm có thể lây truyền từ các loài động vật như gia cầm, chim, heo… bị nhiễm bệnh khi chúng ta tiếp xúc với chúng hoặc ăn thức ăn làm từ chúng.

Nguy cơ mắc bệnh cúm (cảm cúm)

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cúm hoặc các biến chứng của nó bao gồm:
  • Tuổi tác: cúm theo mùa thường ảnh hưởng đến trẻ em và những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, một số chủng virus đặc biệt, chẳng hạn như đại dịch cúm H1N1 năm 2009, lại phổ biến nhất ở thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi.
  • Nghề Nghiệp: nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc trẻ em có nhiều khả năng tiếp xúc gần với người bị nhiễm cúm.
  • Điều kiện sống: những người sống chung với nhiều cư dân khác, như nhà dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội, có nhiều khả năng phát triển bệnh cúm.
  • Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: các phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, corticosteroid và HIV AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Điều này có thể làm bạn dễ dàng mắc cúm và cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển biến chứng.
  • Bệnh mãn tính: các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim mạch, có thể làm tăng nguy cơ bệnh cúm biến chứng.
  • Mang thai: phụ nữ mang thai có nhiều khả năng phát triển biến chứng bệnh cúm, đặc biệt là trong 6 tháng cuối của thai kỳ.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cúm (cảm cúm)?

Thông thường, bạn chỉ cần nghỉ ngơi và uống đủ nước là có thể khỏi bệnh.
Bạn có thể dùng các loại thuốc làm giảm các triệu chứng như Acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm sốt, siro ho và thuốc thông mũi. Tuy nhiên, không được dùng aspirin.
Ngoài ra bạn có thể tắm nước ấm hoặc sử dụng miếng dán nóng có thể làm giảm đau cơ. Máy phun sương có thể làm giảm tiết nước bọt và súc miệng bằng nước muối ấm hay nước súc miệng có thể làm giảm đau họng.
Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng virus cho những người bị cúm nặng hoặc có nguy cơ bị biến chứng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh cúm (cảm cúm)?

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ cần dựa trên triệu chứng để chẩn đoán, đặc biệt là vào mùa thu và mùa đông. Vào các thời điểm khác của năm, bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn. Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm mẫu thử nước mũi hoặc xét nghiệm máu. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra xem bạn có bị biến chứng viêm phổi không.

Phòng ngừa bệnh cúm (cảm cúm)

Những việc nên làm giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:
  • Tiêm thuốc ngừa cúm mỗi năm;
  • Uống nhiều nước (ít nhất 8 ly mỗi ngày) để làm loãng chất bài tiết từ phổi. Trẻ nhỏ nên tránh uống sữa (vì sữa làm tăng chất bài tiết từ phổi);
  • Ngưng hút thuốc để làm giảm nguy cơ gặp biến chứng;
  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Tiếp tục nghỉ ngơi 2-3 ngày sau khi khỏi bệnh;
  • Rửa tay thường xuyên, kể cả người chăm sóc. Vứt tất cả khăn giấy sau khi sử dụng xong;
  • Đi khám ngay nếu sốt hoặc ho nặng hơn, thở gấp hoặc đau ngực, ho ra đờm có máu, đau hoặc cứng cổ;
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị đau và tiết ra chất thải đặc từ tai hoặc mũi.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Não và tuỷ sống của con người được bao bọc bởi những lớp màng bảo vệ gọi là màng não. Khi mắc bệnh tụ máu dưới màng cứng (hay còn gọi là xuất huyết dưới màng cứng), máu hoặc các sản phẩm của máu sẽ bị tích tụ giữa hai lớp màng nhện và màng cứng bên trong
  • 28-05-2018
    Bệnh viêm tai ngoài cũng là một dạng viêm tai phổ biến xảy ra khi ống tai bị tổn thương và khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào các tổ chức liên kết nằm ở bên dưới da và phát triển.
  • 28-05-2018
    Bệnh Osgood-Schlatter (hay còn gọi là bệnh lồi củ trước xương chày) là tình trạng đau đớn xuất hiện ở khớp gối đang trong thời kỳ phát triển mạnh. Cơn đau chủ yếu ở phần xương lồi nằm dưới xương bánh chè (nơi gân cơ tứ đầu đùi bám vào).
  • 28-05-2018
    Tình hình dịch trên thế giới trong thời gian gần đây Từ 1997, sự bùng phát của virut H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, từ tháng 12/2003 đến 19/6/2008, đã có 243 người tử vong do cúm gia cầm trong số 385
  • 28-05-2018
    Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mức so với bình thường đối với những chất không gây hại. Các loại bệnh dị ứng thường gặp là:nSốc phản vệ: là một phản ứng dị ứng nặng, có thể gây tử vong. Nó gây tổn thương đến nhiều bộ phận của
  • 28-05-2018
    Rối loạn ăn uống có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về thể chất và thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Các chứng rối loạn ăn uống 1. Chứng nhịn ăn (Anorexia Nervosa): Người mắc chứng này lúc nào cũng thấy là mình quá mập và tự nhịn ăn cho đến khi chỉ còn