Tâm lý - thần kinh

Sức khỏe tinh thần bao gồm sự khỏe mạnh về cảm xúc, tâm lý, khả năng nhận thức và giao tiếp xã hội. Cũng như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bạn có thể bị tổn thương do các bệnh tâm lý – thần kinh. Đây là một bệnh ảnh hưởng đến não

Bệnh tâm lý - thần kinh là gì? 

Trong tiếng Anh, thuật ngữ “mental health” thường được dùng để chỉ các bệnh tâm thần và các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần như: trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nhân cách, nghiện rượu hoặc ma túy. Đối với thuật ngữ chuyên ngành trong y học Việt Nam, “mental health” là chuyên đề lớn, thường được gọi là “sức khỏe tâm thần” với các chuyên khoa gồm: tâm lý (psychology), thần kinh (neurology) và các chuyên khoa khác. 

(Ảnh minh họa)

1/4 số người bị rối loạn tâm lý – thần kinh, chiếm khoảng 450 triệu người trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng gần hai phần ba số người bệnh thường không tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Bệnh về tâm lý – thần kinh là một tình trạng suy nhược có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Hiểu thêm về bệnh có thể giúp bạn và những người thân biết cách phòng ngừa và chữa trị hiệu quả nhất.

Sức khỏe tinh thần bao gồm sự khỏe mạnh về cảm xúc, tâm lý, khả năng nhận thức và giao tiếp xã hội. Cũng như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bạn có thể bị tổn thương do các bệnh tâm lý – thần kinh. Đây là một bệnh ảnh hưởng đến não bộ của bạn bằng cách gây ra một sự mất cân bằng hóa học. Chúng có thể gây rối loạn nhẹ đến nghiêm trọng trong cách bạn suy nghĩ, cảm nhận, hành động và cách bạn cảm nhận được con người và sự kiện trong cuộc sống của bạn. Bệnh tâm lý – thần kinh có thể là một tình trạng mãn tính, nhưng có thể được kiểm soát với sự giúp đỡ của bác sĩ.

Một số trong những rối loạn thường gặp là: trầm cảm lâm sàng (hay thường gọi là trầm cảm), rối loạn lưỡng cực, lo âu, stress sau chấn thương (PTSD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), và loạn thần. Một số bệnh tâm lý – thần kinh tập trung vào vài nhóm bệnh nhân nhất định, chẳng hạn như trầm cảm sau sinh chỉ xảy ra ở các bà mẹ mới sinh con.

Sức khỏe tinh thần của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các sự kiện trong cuộc sống để lại một tác động lớn đến tính cách và hành vi của bạn. Những sự kiện như bạo hành gia đình hoặc lạm dụng trẻ em, hoặc căng thẳng nặng nề kéo dài. Bệnh này làm thay đổi cách chúng ta đương đầu với căng thẳng, quan hệ với những người khác, và đưa ra những lựa chọn. Nó có thể dẫn đến những suy nghĩ bạo lực và tự hại. Vì lý do này, sức khỏe tâm thần của bạn đóng vai trò vô cùng quan trọng ở mọi giai đoạn của cuộc sống, từ thời thơ ấu và niên thiếu qua tuổi trưởng thành.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh tâm lý – thần kinh 

Bệnh tâm lý – thần kinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng đến thể chất của bạn. Những người bị bệnh tâm lý – thần kinh thường biểu hiện nhiều triệu chứng có thể dễ dàng can thiệp vào cuộc sống và công việc của họ. Các triệu chứng có thể bao gồm những thay đổi trong tâm trạng, tính cách, thói quen cá nhân và/hoặc thu rút khỏi xã hội. Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tâm lý – thần kinh phổ biến:

  • Cảm thấy buồn hoặc chán nản;
  • Bàng quan hoặc dửng dưng;
  • Mệt mỏi đáng kể, uể oải hoặc các vấn đề giấc ngủ;
  • Tức giận, thù địch hoặc bạo lực quá mức;
  • Cảm thấy bất lực hoặc vô vọng;
  • Cảm thấy bối rối một cách bất thường, hay quên, căng thẳng, tức giận, buồn bã, lo lắng hoặc sợ hãi;
  • Có những suy nghĩ dai dẳng và những kỷ niệm bạn không thể loại bỏ ra khỏi đầu;
  • Tách biệt khỏi thực tế (ảo tưởng), hoang tưởng hoặc ảo giác;
  • Suy nghĩ nhầm lẫn, giảm khả năng tập trung;
  • Nỗi sợ hãi quá mức hoặc lo lắng, hoặc cảm xúc cực đoan của tội lỗi;
  • Thay đổi tâm trạng rõ rệt giữa vui và buồn;
  • Tách mình khỏi bạn bè và các hoạt động;
  • Không có khả năng đối phó với các vấn đề hàng ngày hoặc căng thẳng;
  • Khó hiểu và liên hệ với các tình huống và mọi người;
  • Ý nghĩ tự tử.

Bạn có thể nhận thấy những thay đổi thể chất trong chính mình và cách bạn đối xử với những người khác. Nếu bạn đã trải qua một hoặc nhiều cảm xúc hoặc hành vi sau đây, thì bạn nên thận trọng vì có thể đó là một dấu hiệu cảnh báo sớm của một vấn đề:

  • Hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy nhiều hơn bình thường;
  • La hét hoặc gây gổ với gia đình và bạn bè;
  • Thay đổi tâm trạng nghiêm trọng gây ra các vấn đề trong các mối quan hệ;
  • Đau không giải thích được;
  • Ăn hoặc ngủ quá nhiều hoặc quá ít;
  • Xa lánh mọi người và các hoạt động bình thường;
  • Không có khả năng để thực hiện công việc hàng ngày như chăm sóc trẻ em của bạn hoặc đi làm hay đi học;
  • Những thay đổi lớn trong thói quen ăn uống;
  • Thay đổi ham muốn tình dục.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy đi khá bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý hoặc Tâm thần học trên kênh Khám từ xa Wellcare để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.

Khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Tâm thần học

1. ThS. BS Hồ Dũng

Bác sĩ Hồ Dũng hiện đang công tác tại Khoa Tâm Thần – Bệnh viện Trung ương Huế, đồng thời là giảng viên – Phó trưởng Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược Huế.

Chuyên khám và điều trị các bệnh lý tâm thần như: Rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn loạn thần, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt... Tư vấn chăm sóc sức khỏe tâm thần người lớn và trẻ em tại cộng đồng.

ho-dung

2. BS Phan Thiệu Xuân Giang 

Bác sĩ Xuân Giang hiện đang làm việc tại Khoa Tâm lý và Các vấn đề phát triển, Phòng khám Đa khoa Quốc tế CMI.

Chuyên khám và điều trị các vấn đề tâm lý như: rối loạn cảm xúc và hành vi, lo âu, căng thẳng, trầm cảm và rối loạn cư xử...

phan-thieu-xuan-giang

3. ThS. TL Nguyễn Thị Tâm

Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Tâm hiện là Giám đốc Trung tâm đào tạo & ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt; Trưởng ban tâm lý – CLB Doanh nhân Sài Gòn; Ủy viên BCH Hội Tâm lý TP.HCM.

Chuyên khám và điều trị các vấn đề tâm lý như: trầm cảm, rối loạn loạn thần, rối loạn lưỡng cực, căng thẳng nghề nghiệp, tư vấn tâm lý tuổi mới lớn...

nguyen-thi-tam

Nguyên nhân gây bệnh tâm lý – thần kinh

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tâm lý – thần kinh. Một vài nguyên nhân phổ biến nhất là:

  • Căng thẳng nặng nề trong một thời gian dài;
  • Chấn thương nặng như chiến đấu quân sự, tai nạn nghiêm trọng hoặc tội phạm bạo lực;
  • Bạo lực gia đình hoặc lạm dụng khác;
  • Lạm dụng trẻ em, chấn thương, hoặc thờ ơ;
  • Yếu tố di truyền;
  • Bất thường trong não;
  • Chấn thương đầu;
  • Cô lập xã hội hay sự cô đơn;
  • Thất nghiệp hoặc mất việc;
  • Thiệt thòi xã hội, nghèo đói hay nợ nần;
  • Bị phân biệt đối xử và kỳ thị;
  • Cái chết của một người nào đó gần gũi với bạn;
  • Vô gia cư hoặc nhà ở tồi tàn;
  • Chăm sóc cho một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè.

Nguyên nhân của bệnh tâm lý – thần kinh có thể là một sự kết hợp của những yếu tố trên. Bằng sự chăm sóc và điều trị thích hợp, nhiều người bệnh có thể đối phó vượt qua bệnh hoặc phục hồi nhanh chóng. Một số trường hợp phức tạp, điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Nguy cơ mắc bệnh tâm lý – thần kinh

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kì ai ở bất cứ lứa tuổi nào. Có một số người có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh về tâm lý – thần kinh với nhiều yếu tố góp phần vào vấn đề sức khỏe tinh thần, bao gồm:

  • Phụ nữ có nguy cơ cao mắc các bệnh như trầm cảm, lo âu;
  • Người được sinh ra với một bất thường trong não;
  • Người có họ hàng hoặc thành viên trong gia đình bị bệnh tâm thần;
  • Người có bệnh mãn tính;
  • Người có công việc căng thẳng như các bác sĩ và các doanh nhân;
  • Người có thời thơ ấu hay lối sống khác thường;
  • Người đang thất bại trong cuộc sống, chẳng hạn ở trường học hoặc công việc;
  • Người nghiện rượu;
  • Phụ nữ sau khi sinh.
  • Người đã từng mắc các vấn đề tâm lý hoặc từng bị bệnh tâm thần.

Chẩn đoán và điều trị bệnh tâm lý - thần kinh

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tâm lý – thần kinh?

Mặc dù đây là bệnh khá phổ biến, nhưng việc chẩn đoán bệnh tâm lý – thần kinh luôn cần được thực hiện bởi bác sĩ. Khoảng một nửa trong số những người có các dấu hiệu chẩn đoán rối loạn tâm lý được xác định bởi các bác sĩ. Để chẩn đoán sức khỏe tâm lý – thần kinh, bác sĩ có thể:

  • Hỏi về cảm giác của bạn để xác định các triệu chứng của bạn;
  • Khám sức khỏe toàn diện để loại trừ các bệnh khác;
  • Hỏi thông tin về tiền sử sức khỏe gia đình;
  • Các xét nghiệm khác để chẩn đoán/đánh giá như: kiểm tra chức năng tuyến giáp của bạn hoặc sàng lọc khả năng bạn nghiện rượu và ma túy.

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ có thể cung cấp cho bạn thuốc và tư vấn làm thế nào để bạn kiểm soát cảm xúc, hoặc giới thiệu đến bạn một chuyên gia tâm lí chuyên nghiệp khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tâm lý – thần kinh?

Thông thường, người mắc các bệnh về tâm lý – thần kinh thường miễn cưỡng tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia. Theo khảo sát, chỉ có 2 trong số 5 người trải qua những rối loạn cảm xúc, tâm trạng, lo lắng tìm kiếm hỗ trợ trong năm sau khi khởi phát bệnh. Mục tiêu của điều trị thường là:

  • Cải thiện sức khỏe và tinh thần;
  • Tự định hướng cuốc sống;
  • Phấn đấu để thành công theo đúng năng lực bản thân.

Thật không may là không gì có đảm bảo chữa khỏi hoàn toàn các bệnh tâm lý – thần kinh. Mỗi người có thể biểu hiện bệnh khác nhau. Bạn nên chọn điều trị, hoặc kết hợp các phương pháp điều trị tốt nhất. Các lựa chọn của bạn có thể bao gồm:

  • Tâm lý trị liệu. Đây là liệu pháp qua trò chuyện để cung cấp một môi trường an toàn để bày tỏ cảm xúc của bạn và xin lời khuyên. Tâm lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn cách quản lý cảm xúc và làm thế nào để có một cái nhìn tốt hơn về cuộc sống. Tâm lý trị kết hợp với thuốc là cách hiệu quả nhất để điều trị. Ví dụ như: liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tiếp xúc, liệu pháp hành vi biện chứng…
  • Thuốc. Điều trị bằng thuốc thường liên quan đến các loại thuốc có thể làm thay đổi các hóa chất trong não. Chúng bao gồm thuốc ức chế chọn lọc serotonin (SSRI), thuốc ức chế tái hấp thu serontonin – epinephrine (SNRIs) và thuốc chống trầm cảm ba vòng. Những thuốc này thường được kết hợp với liệu pháp tâm lý để cho hiệu quả điều trị cao nhất.
  • Nhập viện. Nếu tình trạng bệnh của bạn đáng báo động, bạn có thể cần được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn.
  • Nhóm hỗ trợ. Những người cùng bị bệnh tâm thần hoặc có kinh nghiệm với bệnh tâm thần có thể có ngồi với nhau để chia sẻ kinh nghiệm của họ và giúp đỡ nhau hồi phục.
  • Thuốc bổ sung và thay thế. Các loại thuốc bổ sung và thay thế, hoặc CAM, liên quan việc điều trị và cho thấy những liệu pháp không liên quan đến điều trị tiêu chuẩn. CAM có thể được sử dụng thay thế hoặc bổ sung vào quá trình điều trị tiêu chuẩn như sử dụng các loại thảo mộc hoặc chất bổ sung, hoặc châm cứu và thiền định để cải thiện tâm trạng.
  • Kế hoạch tự giúp đỡ. Bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh nhờ vào việc điều chỉnh lối sống và thói quen sinh hoạt. Bạn có thể lên kế hoạch tự chăm sóc bản thân với các mục tiêu hướng tới sự khỏe mạnh, quá trình phục hồi, cách tránh các yếu tố hay các dấu hiệu cảnh báo khởi phát bệnh.

Những biến chứng của bệnh tâm lý – thần kinh

Bệnh tâm lý – thần kinh là nguyên nhân hàng đầu của tự hại và tự tử, cũng như lạm dụng rượu và ma túy. Bệnh có thể những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của bạn:

  • Luôn có cảm giác bất hạnh;
  • Giảm chất lượng cuộc sống;
  • Gây mâu thuẫn gia đình;
  • Khó khăn trong các mối quan hệ;
  • Cô lập xã hội;
  • Gặp các vấn đề với thuốc lá, rượu và các loại chất gây nghiện khác;
  • Nghỉ làm hoặc nghỉ học, hoặc gặp các vấn đề khác liên quan đến công việc hay trường học;
  • Dễ gặp các vấn đề pháp lý và tài chính;
  • Nghèo đói và vô gia cư;
  • Tự hại và gây hại cho người khác, bao gồm cả tự tử hoặc giết người;
  • Suy yếu hệ thống miễn dịch, cơ thể khó chống lại các bệnh nhiễm trùng;
  • Bệnh tim và những bệnh khác.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh tâm lý – thần kinh?

Việc kiểm soát bệnh tâm lý – thần kinh bao gồm bốn khía cạnh:

  • Bạn nên tìm hiểu những thông tin về cách duy trì sức khỏe tinh thần của bạn và đưa ra những lựa chọn lành mạnh hỗ trợ sức khoẻ thể chất và tinh thần;
  • Bạn cần phải trao đổi với gia đình, bạn bè và đội ngũ y tế để hỗ trợ bạn xây dựng môi trường sinh hoạt ổn định và an toàn;
  • Bạn nên tham gia vào các hoạt động hàng ngày, hoặc tình nguyện, chăm sóc cho gia đình của bạn, hoặc tham gia các hoạt động sáng tạo. Đừng quên tiếp tục với công việc của bạn để có thể hỗ trợ về tài chính;
  • Bạn có thể tham gia các nhóm để xây dựng các mối quan hệ bạn bè và là một phần của đời sống xã hội.

Bên cạnh đó, bạn có thể đạt được bốn mục tiêu trên bằng cách:

  • Nhờ sự giúp đỡ chuyên gia nếu bạn cảm thấy cần được hỗ trợ tư vấn;
  • Kết nối với những người khác;
  • Duy trì sự lạc quan;
  • Tham gia các hoạt động thể chất;
  • Giúp đỡ người khác;
  • Ngủ đủ giấc;
  • Tăng cường các kỹ năng đối phó với căng thẳng, áp lực.

Khi mắc bệnh, bạn có thể cảm thấy vô vọng và không xứng đáng. Nhưng những khó khăn, áp lực có thể làm cho con người mạnh mẽ hơn. Bước đầu tiên để cải thiện tình trạng của bạn là thừa nhận bạn cần đến sự hỗ trợ y tế. Bạn có thể không cảm thấy sự cải thiện tâm trạng ngay lập tức nhưng bạn sẽ thấy có niềm tin, có hy vọng mình sẽ khỏe mạnh hơn.

Tác giả: Thương Trần - Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư 

Theo Hello Bác sĩ

- 29-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 30-05-2022

    Quá trình xuất tinh của bạn diễn ra lâu hơn mong muốn hoặc không xảy ra liệu có phải bệnh không? Điều trị vấn đề này như thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn tất cả câu hỏi trên.

  • 28-05-2018
    Bệnh nhân ngơ ngác, mất phương hướng, không biết mình ở đâu, trong thời gian nào. Họ quên cách gọi thông thường về người và sự vật. Họ cũng quên luôn cả cách tự chăm sóc hàng ngày như tắm rửa, đánh răng, ăn cơm, mặc quần áo. Và họ hành động giống như
  • 28-05-2018
    Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt. Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Tuy quan trọng như vậy, sụn lại không chứa mạch máu hay dây thần
  • 28-05-2018
    Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa phổ biến, rất nhiều chị em trong độ tuổi 20-50 mắc phải. Cổ tử cung là đoạn ống thông âm đạo với tử cung. Ở tình trạng bình thường, khả năng những vùng này viêm nhiễm thấp. Nhưng nếu bị những tổn thương cơ giới như các
  • 28-05-2018
    dạng thoái hóa điểm vàng phổ biến hơn. Theo thống kê, khoảng 70-90% các trường hợp thoái hóa điểm vàng là dạng thoái hóa khô. Trong thoái hóa điểm vàng khô, võng mạc (lớp mô mỏng ở phần sau nhãn cầu) sẽ bắt đầu bị lão hóa. Điểm vàng nằm ở trung tâm
  • 28-05-2018
    Thận là hai cơ quan hình hạt đậu trong cơ thể người với chức năng chính là lọc chất thải từ máu và tạo ra nước tiểu. Nang đơn thận là những túi tròn chứa chất lỏng nằm ở vùng vỏ hoặc vùng tủy của thận. Tuy nhiên, nang đơn thận là loại nang không gây