Tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ phát hiện mình mắc tiểu đường thai kỳ sau khi xét nghiệm ở tuần 24 và 28. Sau khi biết mắc tiểu đường thai … Gọi bác sĩ trực tuyến 24/7

Wednesday, 31/01/2018

Hầu hết phụ nữ phát hiện mình mắc tiểu đường thai kỳ sau khi xét nghiệm ở tuần 24 và 28. Sau khi biết mắc tiểu đường thai kỳ, thai phụ sẽ phải thay đổi một số cách ăn uống và luyện tập để kiểm soát được lượng đường trong máu

Hầu hết phụ nữ mắc **tiểu đường thai kỳ **đều sinh con khỏe mạnh. Nếu giữ **đường huyết **trong khoảng an toàn, phụ nữ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh như khi không mắc tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh nếu kiểm soát đường huyết tốt. Ảnh minh họa

Đôi khi mẹ hoặc con gặp vấn đề vì đường huyết cao. Những vấn đề đó bao gồm:

  • Cao huyết áp ở người mẹ do tiền sản giật
  • Trẻ lớn quá nhanh. Nếu trẻ đang lớn (thai nhi) hấp thụ quá nhiều đường, lượng đường có thể biến thành chất béo, khiến em bé lớn hơn bình thường. Một trẻ to có thể bị chấn thương trong khi sinh tự nhiên và có thể cần sinh mổ.
  • Sau khi chào đời, lượng đường của trẻ có thể hạ xuống quá thấp, và có thể trẻ cần bổ sung đường
  • Trẻ cũng có thể mắc một số bệnh chữa được sau sinh, bao gồm hạ canxi máu, mức độ bilirubin cao, và quá nhiều hồng cầu.

Hầu hết, tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi trẻ ra đời. Nhưng nếu đã bị tiểu đường thai kỳ, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lại trong lần mang thai sau và mắc tiểu đường type 2 trong vòng 5 năm kể từ khi sinh con .

Nguy cơ mắc bệnh là gì?

Phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ nếu:

  • Mang thai ở độ tuổi 25 hoặc hơn
  • Từng mắc tiểu đường thai kỳ
  • Sinh con nặng hơn 4kg
  • Có bố mẹ hoặc anh/chị em ruột mắc tiểu đường type 2
  • Béo phì (chỉ số BMI là 30 hoặc hơn)
  • Có tiền sử mắc bệnh tiền tiểu đường.

Nên làm gì?

Tiểu đường thai kỳ thường bắt đầu khi tới 3 tháng cuối thai kỳ. Bác sĩ thường kiểm tra bệnh trong tuần thứ 24 đến 28. Trong các thử nghiệm, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lượng đường trong máu sau khi thai phụ uống thức uống có đường. Hãy liên hệ với bác sĩ để làm giảm lượng đường khi mang thai. Phụ thuộc vào kết quả kiểm tra mà thai phụ cần thay đổi chế độ ăn uống hay dùng thuốc. Khi đã kiểm soát được huyết áp, trẻ sẽ gặp ít nguy cơ mắc tiểu đường, cân nặng khi sinh nhiều hơn bình thường hay những vấn đề về sức khỏe khác.Thông tin thêm trong bài viết: Béo bụng có thể dẫn tới nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Viện y học ứng dụng Việt Nam

LogoWellcare
Chúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.

Download the app

Get it on Google PlayDownload on the App Store

Follow Us

(+84) 028 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved