Men gan tăng cao

Men gan tăng chứng tỏ có hiện tượng bất thường xảy ra với các tế bào gan. Các tế bào gan bị viêm hoặc tổn thương sẽ rò rỉ một lượng chất (chủ yếu là men gan) vào dòng máu cao hơn mức bình thường. Chính vì vậy, men gan tăng có thể phát hiện được thông
Men gan tăng cao
Men gan tăng cao. (Hình: Healthtap)

Định nghĩa

Men gan tăng chứng tỏ có hiện tượng bất thường xảy ra với các tế bào gan. Các tế bào gan bị viêm hoặc tổn thương sẽ rò rỉ một lượng chất (chủ yếu là men gan) vào dòng máu cao hơn mức bình thường. Chính vì vậy, men gan tăng có thể phát hiện được thông qua xét nghiệm máu.
Các loại men gan thường gặp nhất là:

  • Men Alanine aminotransferase (ALT)
  • Men Aspartate transaminase (AST).

Trong hầu hết các trường hợp, nồng độ men gan thường duy trì ở mức nhẹ và chỉ tăng lên một cách tạm thời. Nó cũng không phải là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng và mãn tính về gan.

Nguyên nhân gây men gan tăng cao

Nguyên nhân phổ biến gây tăng men gan bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm mỡ máu statin (thuốc điều trị Cholesterol trong máu)
  • Uống rượu
  • Suy tim
  • Viêm gan A
  • Bệnh viêm gan B
  • Viêm gan siêu vi C
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Béo phì
  • Do sử dụng các loại thuốc giảm đau, đặc biệt là acetaminophen.

Và các nguyên nhân khác như:

  • Viêm gan do rượu (viêm gan nặng do uống rượu quá nhiều)
  • Viêm gan tự miễn (viêm gan do một số rối loạn tự miễn)
  • Bệnh Celiac (không dung nạp gluten)
  • Xơ gan (giai đoạn đầu của xơ gan)
  • Nhiễm vi rút Cytomegalo (CMV)
  • Viêm bì (bệnh viêm gây yếu cơ và da phát ban)
  • Nhiễm vi rút Epstein-Barr
  • Viêm túi mật
  • Thoát vị gián đoạn (Thoát vị hoành)
  • Bệnh thừa sắt
  • Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
  • Ung thư gan
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân
  • Viêm tụy
  • Viêm đa cơ (Polymyositis)
  • Nhiễm độc tố gan (viêm gan do thuốc hay độc tố)
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa Wilson (tích lũy quá nhiều đồng trong cơ thể).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu xét nghiệm chức năng gan cho thấy men gan tăng, bạn có thể Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật trên hệ thống khám từ xa Wellcare để nắm rõ hơn về tình hình bệnh. Bác sĩ có thể đề nghị bạn làm một vài xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh, cũng như có hướng điều trị cần thiết và hiệu quả.

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Tiêu hóa - Gan mật

Hướng dẫn khám từ xa

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

Bs. Mai Phan Tường Anh

Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bác sĩ tại Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare, Cộng tác tại Bệnh viện Quốc tế Columbia Gia Định, Columbia Bình Dương, Giảng dạy Bộ môn Ngoại - Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

mai-phan-tuong-anh

Bs. Nguyễn Vĩnh Tường

Tu nghiệp tại Bệnh Viện Đại học Y khoa Singapore chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật, Tu nghiệp tại Mayo Clinic Hoa Kỳ về Tiêu hóa - Gan mật, Giám đốc Phòng khám Quốc tế Columbia Asia Saigon; Giám đốc Y khoa Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare.

nguyen-vinh-tuong

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 12-06-2018
    Protein trong nước tiểu hay còn gọi là protein niệu là lượng protein dư thừa được tìm thấy trong mẫu nước tiểu. Lượng protein trong nước tiểu thấp là điều rất bình thường. Lượng protein tăng cao tạm thời trong nước tiểu cũng không phải là dấu hiệu bất
  • 12-06-2018
    Kali là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với chức năng của các tế bào thần kinh và cơ bắp. Tăng kali máu là thuật ngữ y học dùng để mô tả tình trạng kali trong máu tăng cao so với bình thường. Nồng độ kali trong máu ở mức bình thường sẽ nằm trong
  • 20-08-2018
    Tiết dịch âm đạo là quá trình âm đạo thải ra đồng thời dịch nhờn và các tế bào. Dịch âm đạo bình thường có nhiệm vụ giữ cho các mô âm đạo khỏe mạnh, cung cấp chất bôi trơn và bảo vệ âm đạo khỏi viêm nhiễm và kích ứng. Số lượng, màu sắc và độ dính của
  • 21-08-2018
    Xuất tinh máu có thể gây lo lắng và sợ hãi, nhưng bản thân nó lại là hiện tượng phổ biến và lành tính. Thông thường xuất tinh máu có thể tự khỏi.
  • 12-06-2018
    Vàng lưỡi là tình trạng lưỡi đổi màu. Triệu chứng này thường xảy ra trong thời gian ngắn và không gây hại gì. Dấu hiệu ban đầu của vàng lưỡi chứng rối loạn được gọi là lưỡi lông đen. Triệu chứng này hiếm khi là dấu hiệu của vàng da (mắt và da bị vàng),
  • 24-08-2018

    Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra, có thể lây qua quan hệ tình dục đường miệng, âm đạo và hậu môn. Triệu chứng của giang mai bao gồm: vết loét không đau, sốt, rụng tóc, đau cơ, chán ăn, rối loạn thị lực...