Tiêu chảy

Mọi người thỉnh thoảng sẽ bị tiêu chảy, bụng đau quặng, đi phân lỏng, có nước, đi tiêu nhiều lần và liên tục với khối lượng phân nhiều hơn bình thường. Tiêu chảy thay đổi theo triệu chứng cụ thể, mức độ nghiêm trọng và theo thời gian. Tiêu chảy cấp thường
Tiêu chảy
Tiêu chảy. (Hình minh họa)

Định nghĩa

Mọi người thỉnh thoảng sẽ bị tiêu chảy, bụng đau quặng, đi phân lỏng, có nước, đi tiêu nhiều lần và liên tục với khối lượng phân nhiều hơn bình thường. Tiêu chảy thay đổi theo triệu chứng cụ thể, mức độ nghiêm trọng và theo thời gian.
Tiêu chảy cấp thường kéo dài từ 2 ngày đến 2 tuần, thường là do nhiễm trùng bởi một vài loại vi khuẩn, vi rút hay kí sinh.
Tiêu chảy mạn tính thường kéo dài hơn 4 tuần. Tiêu chảy mạn tính có thể là dấu hiệu của một vài bệnh và rối loạn nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn; hoặc một vài bệnh ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích.

Nguyên nhân gây tiêu chảy

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp bao gồm:

  • Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh
  • Nhiễm trùng ruột do C. difficile
  • Nhiễm trùng do Cryptosporidium (Một loại ký sinh gây nhiễm trùng đường ruột)
  • Nhiễm Cytomegalovirus (CMV) (Một loại virus thuộc nhóm herpes, tên gọi từ tế bào bị nhiễm virus phồng to. Đây là tác nhân có thể gây nhiều bệnh cho mọi nhóm tuổi, từ những bất thường bẩm sinh đến các rối loạn bệnh lý, đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch.)
  • Khuẩn E-coli
  • Không dung nạp thực phẩm
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Không dung nạp fructose
  • Do chất làm ngọt nhân tạo
  • Bệnh do nhiễm Giardia (nhiễm trùng Giardia)
  • Không dung nạp lactose
  • Nhiễm Norovirus (Norovirus là nhóm vi-rút gây ra bệnh tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng. Norovirus thường được gọi bằng những tên khác như vi-rút viêm dạ dày-ruột, viêm dạ dày và ngộ độc thực phẩm.)
  • Do một vài loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng axit có chứa magiê và một số thuốc điều trị ung thư
  • Vi rút Rota
  • Nhiễm khuẩn Salmonella
  • Nhiễm Shigella
  • Phẫu thuật dạ dày
  • Tiêu chảy du lịch

Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính bao gồm:

  • Bệnh Celiac
  • Ung thư ruột kết
  • Viêm túi mật (túi mật sưng)
  • Bệnh viêm đường ruột (IBD)
  • Viêm tá tràng (viêm phần đầu của ruột non)
  • Thuốc dùng để điều trị chứng ợ nóng, chẳng hạn như thuốc ức chế bơm proton và thuốc đối kháng thụ thể H2
  • Viêm loét đại tràng
  • Bệnh Whipple

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy điều có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trường hợp tiêu chảy nặng có thể gây mất nước, đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Mất nước đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu.

Đến bệnh viện hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Tiêu hóa & Gan mật nếu như bé có những triệu chứng sau:

  • Tình trạng tiêu chảy không có chuyển biến tốt sau 24 giờ
  • Tã không ướt trong 3 hoặc nhiều giờ liền
  • Bị sốt hơn 39 độ C
  • Phân có máu hoặc phân đen
  • Miệng lưỡi bị khô hoặc khóc mà không có nước mắt
  • Buồn ngủ bất thường, mơ màng, không phản ứng hoặc dễ cáu kỉnh
  • Vùng bụng, mắt hoặc má thũng sâu
  • Da không đàn hồi trở lại sau khi bị ấn hoặc véo.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ Tiêu hóa - Gan mật

Các bước gọi bác sĩ

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

Bs. Mai Phan Tường Anh

Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bác sĩ tại Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare, Cộng tác tại Bệnh viện Quốc tế Columbia Gia Định, Columbia Bình Dương, Giảng dạy Bộ môn Ngoại - Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

mai-phan-tuong-anh

Bs. Nguyễn Vĩnh Tường

Tu nghiệp tại Bệnh Viện Đại học Y khoa Singapore chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật, Tu nghiệp tại Mayo Clinic Hoa Kỳ về Tiêu hóa - Gan mật, Giám đốc Phòng khám Quốc tế Columbia Asia Saigon; Giám đốc Y khoa Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare.

nguyen-vinh-tuong

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 11-06-2018
    Không thể thở được là một trong những cảm giác rất đáng sợ. Hụt hơi, hay còn gọi là khó thở, thường được mô tả là tình trạng thắt chặt trong lồng ngực, thiếu không khí, hoặc cảm giác nghẹt thở. 
  • 21-08-2018
    Đau nhức cánh tay có thể là dấu hiệu của một số bệnh như: Thiếu canxi, kali, vitamin nhóm B, chèn ép dây thần kinh, rối loạn chuyển hóa lipid máu, rối loạn chuyển hóa đái tháo đường, các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm…
  • 20-08-2018
    Một số đàn ông có dương vật bị cong sang một bên, cong lên hoặc cong xuống khi cương cứng. Dương vật cong là chuyện rất phổ biến trong  giới mày râu, và nó không phải là một vấn đề quá lớn. Nói chung, dương vật cong chỉ trở thành mối bận tâm khi nó mang...
  • 20-08-2018
    Hạ kali máu là tình trạng mức kali trong máu thấp hơn so với bình thường. Kali là một chất hóa học (điện phân) rất quan trọng đối với hoạt động bình thường của các tế bào thần kinh và các tế bào cơ, đặc biệt là các tế bào cơ tim. Nồng độ kali trong máu
  • 20-08-2018
    Nồng độ axit uric cao, hay còn gọi là tăng axit uric máu, là tình trạng thừa lượng axit uric trong máu. Axit uric được tạo ra trong quá trình chuyển hóa purine. Purine được tìm thấy trong tất cả các mô của cơ thể và trong các loại thực phẩm. Hầu hết
  • 20-08-2018
    Lột da là những tổn thương trên da, làm mất lớp biểu bì của da. Lột da có thể do những tổn thương trực tiếp trên da, chẳng hạn như cháy nắng hoặc nhiễm trùng. Đồng thời nó cũng có thể là dấu hiệu của một vài căn bệnh hay rối loạn trong hệ thống miễn