Khó thở (Hụt hơi)

Không thể thở được là một trong những cảm giác rất đáng sợ. Hụt hơi, hay còn gọi là khó thở, thường được mô tả là tình trạng thắt chặt trong lồng ngực, thiếu không khí, hoặc cảm giác nghẹt thở. 
Khó thở (Hụt hơi)
(Ảnh: Clipart fest)

Khó thở (hụt hơi) là gì? 

Không thể thở được là một trong những cảm giác rất đáng sợ. Hụt hơi, hay còn gọi là khó thở, thường được mô tả là tình trạng thắt chặt trong lồng ngực, thiếu không khí, hoặc cảm giác nghẹt thở.
Đối với người khỏe mạnh, hụt hơi hay khó thở có thể xảy ra khi vận động mạnh, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, béo phì hoặc đang ở trên cao. Ngoài ra, hụt hơi còn có thể là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe.
Nếu bạn cảm thấy hụt hơi, khó thở mà không rõ nguyên nhân, nhất là khi xảy ra bất ngờ và nghiêm trọng, bạn cần đến bác sĩ càng nhanh càng tốt.

Nguyên nhân gây khó thở (hụt hơi) 

Hầu hết các trường hợp khó thở là do tình trạng của phổi và tim. Phổi và tim có vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy (O2) đến các mô và thải khí cacbon dioxit (CO2) ra khỏi cơ thể. Nếu một trong hai quá trình này gặp phải vấn đề, việc thở cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Khó thở một cách đột ngột (hay còn gọi là cấp tính) có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Hen suyễn (Co thắt phế quản)
  • Ngộ độc khí cacbon monoxit (CO)
  • Chèn ép tim (tràn một lượng dịch lớn vào màng ngoài tim)
  • Thoát vị hoành, hay thoát vị gián đoạn (Hiatal hernia) - xảy ra khi một phần của dạ dày trượt lên và nhô vào khoang ngực.
  • Suy tim
  • Huyết áp thấp
  • Thuyên tắc động mạch phổi (Pulmonary embolism) (Cục máu đông trong động mạch phổi)
  • Tràn khí màng phổi (Pneumothorax)
  • Viêm phổi (Pneumonia) hay nhiễm trùng phổi
  • Đột ngột mất máu
  • Tắc nghẽn đường thở trên

Hầu hết các trường hợp khó thở kéo dài trong nhiều tuần hoặc hơn (còn gọi là mãn tính) là do:

  • Hen suyễn
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Giảm vận động sinh lý do không vận động lâu ngày
  • Rối loạn chức năng tim
  • Bệnh phổi kẽ (Tổn thương tổ chức kẽ của phổi)
  • Béo phì

Một số tình trạng sức khỏe cũng gây nên tình trạng khó thở, bao gồm:
Vấn đề về phổi

  • Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em
  • Ung thư phổi
  • Viêm màng phổi
  • Phù phổi (tình trạng tăng áp lực ở các mạch máu trong phổi khiến dịch thoát vào phế nang làm cản trở khả năng trao đổi oxy ở các phế nang)
  • Tổn thương phổi và xơ phổi (gây sẹo và cứng phổi, dẫn đến khó thở)
  • Tăng áp phổi (huyết áp các mạch máu trong phổi cao)
  • Bệnh Sarcoidosis (gây ra do sự phát triển của các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau – thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.)
  • Bệnh lao

Vấn đề về tim

  • Bệnh cơ tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Suy tim
  • Viêm màng ngoài tim (sưng màng bao quanh tim)

Vấn đề khác

  • Thiếu máu
  • Gãy xương sườn
  • Nghẹt thở: Sơ cứu
  • Viêm nắp thanh quản
  • Nghẹt thở do dị vật: Sơ cứu
  • Rối loạn lo âu lan tỏa
  • Hội chứng Guillain-Barre
  • Chứng suy nhược cơ

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện gần nhất
Gọi cấp cứu hoặc nhờ ai đó đưa đến bệnh viện nếu bạn bị khó thở đột ngột và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, hoặc nếu bạn khó thở kèm theo đau ngực, ngất xỉu hoặc buồn nôn - đây là dấu hiệu của cơn đau tim hoặc thuyên tắc động mạch phổi.
Gọi bác sĩ
Gọi bác sĩ hoặc đến phòng khám nếu khó thở kèm theo:

  • Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân
  • Khó thở khi nằm ngửa
  • Sốt cao, ớn lạnh, ho
  • Khò khè
  • Tình trạng ngày càng tệ

Chăm sóc tại nhà
Để tránh cho tình trạng khó thở trở nên tệ hơn:

  • Ngưng hút thuốc. Khi ngưng hút thuốc, nguy cơ bệnh tim và bệnh phổi và ung thư giảm - ngay cả khi bạn đã hút thuốc nhiều năm.
  • Tránh tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. Tránh hít các hóa chất gây dị ứng và không khí bị ô nhiễm.
  • Giảm cân nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì
  • Chăm sóc bản thân.
  • Khám từ xa với bác sĩ để được tư vấn về hướng điều trị nếu triệu chứng trở nên tệ hơn.
  • Tránh lên những nơi cao hơn 1.500m
  • Thường xuyên kiểm tra các thiết bị. Nếu bạn phụ thuộc vào máy tạo oxy (máy trợ thở), phải đảm bảo nguồn cung cấp oxy đủ và thiết bị hoạt động tốt.

Hướng dẫn Khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Hô hấp, Tim mạch, Nội tổng quát 

Đừng chần chừ, hãy Gọi thoại - Gọi video tư vấn ngay với bác sĩ trên hệ thống Khám từ xa Wellcare khi có các triệu chứng: 

  • Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực (đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức...) xuất hiện khi gắng sức và đỡ hơn khi nghỉ ngơi;
  • Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác: đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm thậm chí ở vùng dạ dày;
  • Cảm giác khó thở: có thể xảy ra kèm hoặc không kèm với tức ngực;
  • Đột ngột tê hay yếu một bên mặt, tay hoặc chân;
  • Đột ngột choáng, nói khó hoặc không hiểu lời người khác nói;
  • Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân;
  • Dễ hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh/chậm... và các triệu chứng khác

Thao tác theo các bước sau: 

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng ho, co thắt lồng ngực, các xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

ThS. BS. Nguyễn Thị Phụng

Tu nghiệp về Phổi học & Hồi sức hô hấp - Bệnh viện Royal Brisbane, Australia. Chuyên điều trị các bệnh: Hen suyễn, COPD, viêm phổi, viêm phế quản, khàn tiếng, ho, đau ngực kéo dài, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi và các bệnh lý thuộc lĩnh vực Nội khoa học.
Bác sĩ hiện đang công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Tp.HCM

nguyen-thi-phung

BS. CK2. Đoàn Lê Minh Hạnh

Bác sĩ Chuyên khoa I - Nội tổng quát, Chuyên khoa II - Nội hô hấp Đại học Y dược Tp.HCM, Giảng dạy Bộ môn nội - ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Tp.HCM
Hiện bác sĩ đang công tác tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhân Dân Gia Đình, Bệnh viên Trưng Vương và Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare.

doan-le-minh-hanh
 
BS Lương Võ Quang Đăng


Chuyên khoa cấp II Nội - Tim mạch tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch với hơn 10 năm kinh nghiệm và đạt nhiều thành tựu trong ngành y; Giảng viên Đại học Y Dược TP. HCM Bộ môn Nội Tổng Quát.
Công tác tại Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Phòng khám quốc tế Victoria, Phòng khám quốc tế Yersin, Bệnh viện quốc tế City, Phòng khám quốc tế SOS, Bệnh viện Chợ Rẫy Phnompenh (Campuchia)

luong-vo-quang-dang
 
TS.BS Trần Thị Như Hoa


Chứng chỉ: đào tạo liên tục về Cộng Hưởng Từ Tim tại Bệnh Viện NUH Singapore; Hội nghị Tim Mạch Mỹ ACC 2012 tại Chicago, USA; Rối loạn nhịp tim tại Quebec, Canada; Hội Nghị Tim Mạch Châu Âu ESC 2014 tại Tây Ban Nha; Hội Nghị Tim Mạch Úc và New Zealand CSANZ 2016 tại Adelaide, Australia...
Phòng khám quốc tế Victoria 135A Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM

tran-thi-nhu-hoa
 
BS Vũ Mạnh Cường


Kinh nghiệm 29 năm công tác lâm sàng: chuyên về lĩnh vực Hồi sức cấp cứu - Nội Tim mạch - Xương khớp; Bằng phụ SA Tổng quát & SA TIM; Công tác Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn, Bệnh viện Quốc Tế Phúc An Khang.

vu-manh-cuong

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 11-06-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Đi tiểu thường xuyên có thể xảy ra ban ngày cũng như ban đêm (tiểu đêm), triệu chứng này rất phổ biến ở người lớn tuổi và phụ nữ. Tiểu thường xuyên đặc biệt là tiểu đêm có thể ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ, công việc và sức khỏe.
  • 21-08-2018
    Vú phát ban (ngực phát ban) là tình trạng tấy đỏ và kích ứng vùng da trên vú. Ngực phát ban có thể gây ngứa, có vảy, đau đớn hoặc phồng rộp. Ngực phát ban còn được biết đến với tên gọi nhiễm trùng da hay nổi mề đay vùng ngực.
  • 20-08-2018
    Khứu giác là một trong những giác quan vô cùng quan trọng của cơ thể. Nó không những giúp bạn phân biệt và thưởng thức nhiều loại hương liệu khác nhau, mà còn cảnh báo về những mối nguy hiểm tiềm tàng như khói hoặc bị rò rỉ gas. Khứu giác có thể bị mất
  • 20-08-2018
    Trực tràng là một cơ quan nằm ở cuối ruột già. Chảy máu trực tràng liên quan đến tình trạng đại tiện ra máu ở hậu môn. Máu chảy ra từ trực tràng có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hay nâu sẫm.
  • 24-02-2021

    Chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam, là tình trạng máu chảy ra từ mũi. Nhiều người thỉnh thoảng chảy máu cam, nhất là trẻ em và người lớn tuổi. Mặc dù trông hơi đáng sợ, nhưng chảy máu mũi chỉ gây một chút phiền toái và không nguy hiểm. Chảy máu

  • 20-08-2018
    Chuột rút vào ban đêm, hay còn gọi là vọp bẻ, là tình trạng co thắt cơ không kiểm soát ở chân, thường xảy ra khi bạn đang ngủ. Chuột rút vào ban đêm khá phổ biến, tuy nhiên nguyên nhân của nó vẫn chưa được biết tới.