Nồng độ axit uric cao

Nồng độ axit uric cao, hay còn gọi là tăng axit uric máu, là tình trạng thừa lượng axit uric trong máu. Axit uric được tạo ra trong quá trình chuyển hóa purine. Purine được tìm thấy trong tất cả các mô của cơ thể và trong các loại thực phẩm. Hầu hết
Nồng độ axit uric cao
(Hình minh họa)

Định nghĩa

Nồng độ axit uric cao, hay còn gọi là tăng axit uric máu, là tình trạng thừa lượng axit uric trong máu. Axit uric được tạo ra trong quá trình chuyển hóa purine. Purine được tìm thấy trong tất cả các mô của cơ thể và trong các loại thực phẩm.
Hầu hết axit uric được vận chuyển trong máu và đi đến thận để bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.
Cứ 5 người sẽ có 1 người có mức axit uric trong máu cao. Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến bệnh gút (gout) hoặc hình thành nên sỏi thận. Nhưng hầu hết những người bị tăng axit uric máu thường không gặp bất kỳ triệu chứng nào hoặc các vấn đề liên quan.

Nguyên nhân

Trong phần lớn các trường hợp, tăng axit uric máu xảy ra khi thận không bài tiết axit uric hiệu quả. Nguyên nhân có thể khiến cho quá trình bài tiết axit uric chậm lại bao gồm thức ăn bổ dưỡng, béo phì, tiểu đường, uống một số thuốc lợi tiểu và uống quá nhiều rượu. Những nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm chế độ ăn có quá nhiều thực phẩm chứa purine hoặc cơ thể tổng hợp quá nhiều axit uric.
Nguyên nhân gây tăng nồng độ axit uric trong máu bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Uống quá nhiều rượu
  • Di truyền
  • Tình trạng suy giáp (Tuyến giáp không hoạt động)
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Niacin, hoặc vitamin B3
  • Béo phì
  • Bệnh vẩy nến
  • Chế độ ăn giàu purine - gan, thịt thú rừng, cá cơm, cá mòi, các loại đậu, nấm, và thực phẩm khác
  • Suy thận - thận suy giảm chức năng bài tiết
  • Hội chứng tiêu khối u - sự tan vỡ nhanh chóng các tế bào ác tính của khối u trong cơ thể, liên quan đến việc điều trị tiêu diệt tế bào ác tính bằng hóa chất hay tia xạ.

Bạn cần được theo dõi nồng độ axit uric trong máu khi đang điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nồng độ axit uric trong máu cao không phải là một bệnh hoặc một tình trạng cần thiết phải điều trị hay tìm nguyên nhân khi không có các triệu chứng khác. Nhưng nếu bạn đang bị bệnh gút (Gout) hay sỏi thận, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng axit uric trong máu.
Nếu lo lắng một trong số các loại thuốc bạn đang dùng có thể gây tăng axit uric máu, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn. Trong thời gian đó, bạn vẫn cứ tiếp tục sử dụng thuốc trừ khi có chỉ định khác từ bác sĩ.

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Tổn thương não là những bất thường có thể nhìn thấy trên hình ảnh kiểm tra não, chẳng hạn như hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Trên CT hoặc MRI, các tổn thương não xuất hiện những đốm màu tối hoặc ánh sáng không giống
  • 09-01-2019

    Giai đoạn đầu nhiễm sán chó rất khó phát hiện, chỉ khi có các biến chứng, tổn thương, viêm nhiễm một cơ quan nào đó trên cơ thể và xét nghiệm máu mới phát hiện được.

  • 24-02-2021

    Cột sống (xương sống) là một hệ thống các đốt xương nối liền, được liên kết và giữ vững với nhau bằng cơ bắp, gân, dây chằng và các đĩa đệm hấp thụ sốc. Bất kì vấn đề nào xảy ra với cột sống có thể dẫn đến đau lưng. Đối với một số người, đau lưng chỉ

  • 20-08-2018
    Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa rất phổ biến và gây tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ hiện nay. Ung thư cổ tử cung do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.
  • 21-08-2018
    Hầu như tất cả mọi người đều đã từng trải qua cảm giác đau nhức cơ bắp. Bạn có thể bị đau cơ bắp ở một phạm vi nhỏ, cũng có thể đau ở toàn bộ cơ thể, đau từ nhẹ đến dữ dội. Mặc dù phần lớn các cơn đau cơ sẽ tự hết trong một thời gian ngắn, nhưng đôi