Thở khò khè

Thở khò khè là tiếng rít có âm vực cao khi thở qua miệng hay mũi. Triệu chứng thường xuất hiện khi thở ra, nhưng cũng có thể nghe thấy khi hít vào.
Thở khò khè
(Ảnh minh họa)

Định nghĩa

Thở khò khè là tiếng rít có âm vực cao khi thở qua miệng hay mũi. Triệu chứng thường xuất hiện khi thở ra, nhưng cũng có thể nghe thấy khi hít vào.

Nguyên nhân gây thở khò khè

Nguyên nhân gây thở khò khè là do đường thở bị thu hẹp và thường có dấu hiệu khó thở. Việc thu hẹp đường thở có thể do viêm, do hen suyễn, nhiễm trùng, phản ứng dị ứng hoặc do tắc nghẽn cơ thể, chẳng hạn như khối u hoặc vật lạ đã hít phải.
Nguyên nhân chủ yếu thường do cơn hen tái phát.
Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Dị ứng
  • Phản vệ (phản ứng dị ứng nghiêm trọng, ví dụ như côn trùng cắn hoặc thuốc)
  • Hen suyễn
  • Chứng co thắt phế quản (tình trạng phổi mãn tính, trong đó sự mở rộng bất thường của ống phế quản ức chế sự thanh thải chất nhầy)
  • Viêm tiểu phế quản (đặc biệt ở trẻ nhỏ)
  • Viêm phế quản
  • Hen suyễn ở trẻ em
  • COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) và các bệnh phổi khác
  • Bệnh khí thũng phổi
  • Viêm nắp thanh quản (sưng phù 'nắp' của khí quản)
  • Hít phải vật thể lạ
  • GERD (trào ngược dạ dày thực quản)
  • Suy tim
  • Ung thư phổi
  • Các loại thuốc (đặc biệt là aspirin)
  • Căng cơ bụng
  • Vi trùng hợp bào hô hấp (RSV) (đặc biệt ở trẻ nhỏ)
  • Nhiễm trùng đường hô hấp (đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi)
  • Ngưng thở khi ngủ, nghẹt thở (tình trạng đột ngột dừng thở trong khi ngủ)
  • Hút thuốc
  • Rối loạn chức năng dây thần kinh (một tình trạng ảnh hưởng đến hoạt động của dây thanh âm).

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ giỏi trên hệ thống khám từ xa Wellcare nếu triệu chứng nhẹ, bị lần đầu tiên, hoặc bị thường xuyên, không rõ nguyên nhân, hoặc triệu chứng có kèm theo:

  • Khó thở
  • Thở nhanh
  • Da xanh xao.

Gặp bác sĩ ngay nếu:

  • Thở khò khè đột ngột sau khi bị ong chích, uống thuốc hoặc ăn thức ăn gây dị ứng
  • Đi kèm với khó thở nghiêm trọng hoặc da trông xanh xao
  • Thở khò khè sau khi bị nghẹn thức ăn hoặc những vật nhỏ.

Các biện pháp tự chăm sóc

Để giảm triệu chứng thở khò khè, hãy thử một số mẹo sau:

  • Làm ẩm không khí: Sử dụng máy xông hơi, tắm vòi hoa sen hoặc ngồi trong phòng tắm, đóng kín cửa trong khi đang mở vòi nước nóng. Không khí ẩm có thể giúp triệu chứng được cải thiện phần nào.
  • Uống nước: Nước ấm có thể giúp cổ họng dễ chịu hơn và làm tan chất nhầy dính trong cổ họng của bạn.
  • Tránh khói thuốc: Hút thuốc chủ động hoặc thụ động có thể làm tình trạng ho ngày càng nặng hơn.
  • Dùng thuốc theo toa: Làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ Nội tổng quát

Các bước gọi bác sĩ

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

ThS. BS. Trần Thị Hồng An

Hiện bác sĩ Hồng An đang làm việc tại khoa Nội Tổng Quát, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare TP.HCM.
Bác sĩ có tham gia nhiều khóa học như lớp siêu âm Tim mạch và Mạch máu, khóa học với các chuyên khoa Nội khoa, Hô hấp, Khớp, cấp cứu, lớp siêu âm Tổng quát...

tran-thi-hong-an

BS. CK2. Đoàn Lê Minh Hạnh

Bác sĩ Chuyên khoa I - Nội tổng quát, Chuyên khoa II - Nội hô hấp Đại học Y dược Tp.HCM, Giảng dạy Bộ môn nội - ĐH Y Khoa Phạm Ngọc TP.HCM.
Hiện bác sĩ đang công tác tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhân Dân Gia Đình, Bệnh viên Trưng Vương và Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare.

doan-le-minh-hanh

ThS. BS. Nguyễn Thị Phụng

Tu nghiệp về Phổi học & Hồi sức hô hấp - Bệnh viện Royal Brisbane, Australia; Bác sĩ Phụng hiện đang công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Chuyên điều trị các bệnh: Hen suyễn, COPD, viêm phổi, viêm phế quản, khàn tiếng, ho, đau ngực kéo dài, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi và các bệnh lý thuộc lĩnh vực Nội khoa học...

nguyen-thi-phung

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-08-2018
    Chảy nhiều nước mắt (chảy nước mắt sống) là tình trạng nước mắt tiết ra quá mức và liên tục. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mà triệu chứng chảy nước mắt sống có thể tự hết. Nếu nguyên nhân là do viêm hoặc khô mắt, thì tình trạng này có thể được điều trị...
  • 21-08-2018
    Bàn chân là một mạng lưới phức tạp bao gồm xương, dây chằng, gân và cơ bắp. Chân tuy là đủ mạnh để chịu trọng lượng cơ thể, nhưng nó lại dễ bị tổn thương và đau đớn. Đau bàn chân có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của bàn chân, từ ngón chân đến gân
  • 21-08-2018
    Cục máu đông là khối máu trông như thạch. Nó có tác dụng làm máu ngừng chảy trong trường hợp bạn bị đứt tay, đứt chân hay một vết xước lớn khiến máu chảy ra ngoài khá nhiều. Một số cục máu đông hình thành bên trong tĩnh mạch không phải do tác động từ
  • 20-08-2018
    Ho ra máu được gây ra bởi rất nhiều loại bệnh về phổi. Ho ra máu có nhiều hình thức khác nhau: Máu có thể màu đỏ tươi hoặc màu hồng và sủi bọt, hoặc có thể trộn lẫn với chất nhầy (đờm). Ho ra máu có thể là một dấu hiệu đáng báo động của cơ thể. Tuy nhiên,
  • 12-06-2018
    Vàng lưỡi là tình trạng lưỡi đổi màu. Triệu chứng này thường xảy ra trong thời gian ngắn và không gây hại gì. Dấu hiệu ban đầu của vàng lưỡi chứng rối loạn được gọi là lưỡi lông đen. Triệu chứng này hiếm khi là dấu hiệu của vàng da (mắt và da bị vàng),