Mất khứu giác

Khứu giác là một trong những giác quan vô cùng quan trọng của cơ thể. Nó không những giúp bạn phân biệt và thưởng thức nhiều loại hương liệu khác nhau, mà còn cảnh báo về những mối nguy hiểm tiềm tàng như khói hoặc bị rò rỉ gas. Khứu giác có thể bị mất
Mất khứu giác
Mất khứu giác. (Ảnh: Medical news today)

Định nghĩa

Khứu giác là một trong những giác quan vô cùng quan trọng của cơ thể. Nó không những giúp bạn phân biệt và thưởng thức nhiều loại hương liệu khác nhau, mà còn cảnh báo về những mối nguy hiểm tiềm tàng như khói hoặc bị rò rỉ gas.
Khứu giác có thể bị mất một phần (giảm khứu giác) hoặc mất hoàn toàn, và tình trạng này có thể xảy ra tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào nguyên nhân. Mặc dù mất khứu giác hiếm khi là triệu chứng của một số căn bệnh hiểm nghèo, nhưng nó có thể làm mất hứng thú trong ăn uống, dẫn đến giảm cân, suy dinh dưỡng, thậm chí là trầm cảm.

Nguyên nhân gây mất khứu giác

Cảm lạnh đi kèm nghẹt mũi là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng mất khứu giác tạm thời. Tắc nghẽn ở đường mũi, đặc biệt là do các bướu thịt hoặc gãy xương mũi, cũng rất phổ biến. Đồng thời, quá trình lão hóa cũng có thể làm mất khứu giác, tệ hơn nữa là mất hoàn toàn và vĩnh viễn.
Vấn đề với niêm mạc mũi
Tình trạng hoặc bệnh lý làm tắc nghẽn hoặc kích thích tạm thời các màng nhầy lót bên trong mũi là nguyên nhân phổ biến gây mất khứu giác

  • Viêm xoang cấp tính (viêm xoang)
  • Cảm lạnh thông thường
  • Sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng)
  • Bệnh cúm (cúm)
  • Viêm mũi Nonallergic (tắc nghẽn mãn tính hoặc hắt hơi không liên quan đến dị ứng).

Vật cản bên trong đường mũi
Các tác nhân trở thành vật cản ngăn không khí lưu thông trong mũi bao gồm:

  • Biến dạng xương bên trong mũi
  • Polyp mũi (Polyp mũi là những chồi mô mềm, lành tính phát triển từ niêm mạc lót của mũi)
  • Các khối u.

Tổn thương não hoặc dây thần kinh
Trường hợp hiếm gặp là các dây thần kinh dẫn đến trung tâm khứu giác bị tổn thương và hư hỏng do các nguyên nhân sau:

  • Lão hóa
  • Bệnh Alzheimer
  • Phình động mạch não
  • Phẫu thuật não
  • Khối u não (cả ung thư và không phải ung thư)
  • Phơi nhiễm thuốc trừ sâu hoặc các dung môi nhất định
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh Huntington ( là một bệnh di truyền gây nên bởi sự thoái hóa tiến triển của các tế bào thần kinh trong não bộ.)
  • Hội chứng Kallmann (tinh hoàn không có khả năng sản xuất tinh trùng)
  • Hội chứng Klinefelter (là tình trạng không phân linhiễm sắc thể ở nam giới; người bị tác động có một cặp nhiễm sắc thể giới tính X thay vì chỉ có một nhiễm sắc thể X, và có liên quan với một số nguy cơ về bệnh lý y học)
  • Rối loạn tâm thần Korsakoff (rối loạn não do thiếu thiamin)
  • Suy dinh dưỡng
  • Thuốc (ví dụ, một số thuốc điều trị huyết áp cao)
  • Đa xơ cứng
  • Bệnh teo đa hệ thống (MSA)
  • Bệnh Paget xương (Viêm xương biến dạng)
  • Bệnh Parkinson (bệnh xảy ra do thoái hóa tế bào thần kinh, gây run chân tay, cứng đờ, thậm chí mất khả năng vận động)
  • Niemann-Pick (một dạng bệnh mất trí nhớ)
  • Xạ trị
  • Phẫu thuật nâng mũi
  • Tâm thần phân liệt
  • Hội chứng Sjogren (một bệnh viêm gây khô miệng và mắt)
  • Chấn thương sọ não
  • Thiếu kẽm
  • Thuốc xịt mũi chứa kẽm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng mất khứu giác do dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang thường tự biến mất sau một vài ngày. Còn nếu không tự khỏi, bạn nên Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được tư vấn, chẩn đoán chính xác tình trạng mất khứu giác và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Mất khứu giác phải được điều trị theo đúng nguyên nhân gây bệnh. Bạn có thể uống thuốc kháng sinh do bác sĩ kê toa để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, hoặc loại bỏ các vật cản bên trong mũi.
Trong trường hợp khác, bạn có thể bị mất khứu giác vĩnh viễn và không có biện pháp để điều trị. Đặc biệt là sau 60 tuổi, khi quá trình lão hóa của bạn bắt đầu diễn ra mạnh mẽ, nguy cơ mất khứu giác là vô cùng cao.

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 11-06-2018
    Giảm bạch cầu trung tính là tình trạng số lượng tế bào bạch cầu trung tính thấp bất thường. Bạch cầu trung tính là một dạng phổ biến của tế bào máu trắng để chống lại nhiễm trùng - đặc biệt ở những bệnh do vi khuẩn gây ra. Đối với người trưởng thành,
  • 20-08-2018
    Protein trong máu cao (hyperproteinemia) là sự gia tăng nồng độ protein trong máu. Protein trong máu cao không phải là bệnh, nhưng nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác. Protein trong máu tăng cao có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.
  • 21-08-2018
    Tiết dịch âm đạo là hiện tượng phổ biến ở hầu hết phụ nữ trưởng thành. Thông thường dịch âm đạo có mùi nhẹ. Nhưng nếu vùng kín nặng mùi, chẳng hạn như mùi tanh, thì đó là dấu hiệu bất thường và cảnh báo nguy cơ sức khỏe. Mùi âm đạo khác lạ thường đi
  • 21-08-2018
    Đa số mọi người đều nghĩ đi ngoài vài lần một ngày là dấu hiệu bất thường, đặc biệt là khi trước đây chưa hề xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên, nếu đi ngoài thường xuyên mà không kèm theo những triệu chứng khác như đi phân lỏng, phân nước, đau bụng hoặc
  • 20-08-2018
    Sổ mũi là quá trình mũi thải các chất dịch hay còn gọi là nước mũi. Nước mũi được tạo ra từ mũi, các mô lận cận và các mạch máu bên trong mũi. Nước mũi thường có hai dạng: một là dạng dịch lỏng, trong như nước; hai là dạng dịch nhầy, dày và hơi đặc.
  • 11-06-2018
    Cực khoái khô là hiện tượng nam giới đạt đến cao trào tình dục nhưng không xuất tinh hoặc xuất tinh rất ít. (Tinh dịch là chất dịch màu trắng dày có chứa tinh trùng.) Cực khoái khô thường không gây hại, nhưng có thể cản trở khả năng có con.