Đổ mồ hôi đêm

Đổ mồ hôi đêm là tình trạng cơ thể ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, thường ra nhiều đến nỗi quần áo, chăn gối luôn trong trạng thái ướt đẫm. Đổ mồ hôi đêm nghiêm trọng thường là dấu hiệu của một số căn bệnh tiềm ẩn. Trong trường hợp bạn giật mình tỉnh dậy
Đổ mồ hôi đêm
Đổ mồ hôi đêm. (Hình minh họa)

Định nghĩa

Đổ mồ hôi đêm là tình trạng cơ thể ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, thường ra nhiều đến nỗi quần áo, chăn gối luôn trong trạng thái ướt đẫm. Đổ mồ hôi đêm nghiêm trọng thường là dấu hiệu của một số căn bệnh tiềm ẩn.
Trong trường hợp bạn giật mình tỉnh dậy giữa đêm và ướt đẫm mồ hôi, nếu nguyên nhân là do nhiệt độ trong phòng ngủ quá cao, hoặc do bạn mặc nhiều áo, đắp nhiều chăn, thì trường hợp đó không phải là “đổ mồ hôi đêm” và tất nhiên nó cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Đổ mồ hôi ban đêm còn liên quan đến các triệu chứng khác như sốt, giảm cân, đau cục bộ, ho, tiêu chảy,...

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm

Các loại thuốc gây đổ mồ hôi đêm

Đổ mồ hôi đêm có thể là do tác dụng phụ của nhiều loại thuốc, chẳng hạn như:

  • Thuốc trầm cảm
  • Các loại thuốc ngừa hoóc môn dùng để điều trị một số loại ung thư nhất định (liệu pháp hoóc môn)
  • Thuốc được sử dụng để điều trị tiểu đường (thuốc hạ đường huyết)

Các bệnh gây đổ mồ hôi ban đêm

Bệnh lý và các vấn đề về sức khỏe có thể gây đổ mồ hôi ban đêm như:

  • Lo lắng căng thẳng
  • Rối loạn tự miễn
  • Bệnh thần kinh tự chủ (tổn thương thần kinh tự chủ)
  • Bệnh Brucella (là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Brucella gây ra. Bệnh chủ yếu ở động vật, lây sang người do tiếp xúc với động vật  bị nhiễm mầm bệnh hoặc do ăn các sản phẩm có chứa mầm bệnh.)
  • Hội chứng Carcinoid (được gây ra bởi khối u carcinoid, những khối u này thường phát sinh trong niêm mạc đường tiêu hóa)
  • Nghiện ma túy (rượu, opioid, cocaine, cần sa, thuốc ngủ...)
  • Viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng van tim)
  • HIV/AIDS
  • U lympho Hodgkin (Bệnh Hodgkin)
  • U lympho không Hodgkin
  • Tăng tuyến giáp
  • Bệnh bạch cầu
  • Xơ tủy nguyên phát (rối loạn tủy xương)
  • Viêm xương tủy (một nhiễm trùng xương)
  • U tủy thượng thận Pheochromocytoma (u tuyến thượng thận hiếm gặp)
  • Áp xe do Pyogenic
  • Rối loạn giấc ngủ (như chứng ngưng thở khi ngủ)
  • Chấn thương
  • Bệnh rỗng tủy sống
  • Bệnh tuyến giáp
  • Bệnh lao.

Đổ mồ hôi đêm và bốc hỏa là những triệu chứng phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Phụ nữ trên 50 tuổi, thường gặp tình trạng kinh nguyệt không đều, hoặc tắt kinh, thường có nguy cơ cao mắc chứng đổ mồ hôi đêm.
(Bốc hỏa là khái niệm dùng để chỉ cảm giác nóng bừng, tập trung chủ yếu ở đầu và cổ. Cùng với đó, người mắc phải tình trạng này thường có cảm giác chóng mặt, lo lắng, nhức đầu, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, buồn nôn, suy nhược và nghẹt thở).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ giỏi trên hệ thống khám từ xa Wellcare nếu chứng đổ mồ hôi đêm của bạn:

  • Xảy ra thường xuyên
  • Làm gián đoạn giấc ngủ của bạn
  • Đi kèm theo sốt, giảm cân, đau cục bộ, ho, tiêu chảy, hoặc các triệu chứng nghiêm trọng khác.
  • Xảy ra sau nhiều tháng bạn bị tắt kinh.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ Nội tổng quát

Các bước gọi bác sĩ

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

ThS. BS Trần Thị Hồng An

Hiện bác sĩ Hồng An đang làm việc tại khoa Nội Tổng Quát, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare TP.HCM.
Bác sĩ có tham gia nhiều khóa học như lớp siêu âm Tim mạch và Mạch máu, khóa học với các chuyên khoa Nội khoa, Hô hấp, Khớp, cấp cứu, lớp siêu âm Tổng quát...

tran-thi-hong-an

BS Lương Võ Quang Đăng

Chuyên khoa II Nội - Tim mạch tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch với hơn 10 năm kinh nghiệm và đạt nhiều thành tựu trong ngành y; Giảng viên Đại học Y Dược TP. HCM Bộ môn Nội Tổng Quát.
Công tác tại Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Phòng khám quốc tế Victoria, Phòng khám quốc tế Yersin, Bệnh viện quốc tế City, Phòng khám quốc tế SOS, Bệnh viện Chợ Rẫy Phnompenh (Campuchia).

luong-vo-quang-dang

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-09-2018

    Vitamin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là đối với bà bầu. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin tăng cao so với bình thường nên cần chú ý bổ sung để cả mẹ và con đều khỏe. Các loại vitamin và các chất như kẽm, sắt, canxi được cơ thể hấp thu theo 2 con đường thực phẩm và dùng viên bổ sung.

  • 24-02-2021
    Giảm bạch cầu là tình trạng giảm số lượng tế bào chống lại bệnh tật trong máu. Triệu chứng này liên quan đến việc giảm số lượng bạch cầu trung tính (một dạng phổ biến của tế bào máu trắng). Đối với người trưởng thành, số lượng bạch cầu dưới 4,000 trên
  • 21-08-2018
    Bàn chân là một mạng lưới phức tạp bao gồm xương, dây chằng, gân và cơ bắp. Chân tuy là đủ mạnh để chịu trọng lượng cơ thể, nhưng nó lại dễ bị tổn thương và đau đớn. Đau bàn chân có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của bàn chân, từ ngón chân đến gân
  • 20-08-2018
    Tê liệt là tình trạng mất cảm giác ở một vùng bất kì nào đó trên cơ thể. Đi kèm theo cảm giác tê liệt là cảm giác châm chích như lấy kim đâm nhẹ vào da hoặc ngứa ran. Tê có thể xảy ra dọc theo một dây thần kinh duy nhất, ở một bên cơ thể, hoặc xảy ra
  • 21-08-2018
    Vú phát ban (ngực phát ban) là tình trạng tấy đỏ và kích ứng vùng da trên vú. Ngực phát ban có thể gây ngứa, có vảy, đau đớn hoặc phồng rộp. Ngực phát ban còn được biết đến với tên gọi nhiễm trùng da hay nổi mề đay vùng ngực.