Protein niệu

Protein trong nước tiểu hay còn gọi là protein niệu là lượng protein dư thừa được tìm thấy trong mẫu nước tiểu. Lượng protein trong nước tiểu thấp là điều rất bình thường. Lượng protein tăng cao tạm thời trong nước tiểu cũng không phải là dấu hiệu bất
Protein niệu
(Ảnh minh họa)

Định nghĩa

Protein trong nước tiểu hay còn gọi là protein niệu là lượng protein dư thừa được tìm thấy trong mẫu nước tiểu.
Lượng protein trong nước tiểu thấp là điều rất bình thường. Lượng protein tăng cao tạm thời trong nước tiểu cũng không phải là dấu hiệu bất thường của cơ thể. Trường hợp protein chỉ tăng tạm thời thường gặp ở những người trẻ tuổi sau khi vừa tập thể dục xong, hoặc đang bị ốm. Nếu xét nghiệm cho thấy, trong nước tiểu của bạn có protein, bạn nên làm thêm một vài kiểm tra nữa để xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Nếu bạn bị tiểu đường, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra một lượng protein nhỏ trong nước tiểu (còn được gọi là xét nghiệm microalbumin niệu) một hoặc hai lần mỗi năm. Nếu kết quả mới nhất cho thấy lượng protein trong nước tiểu tăng lên, thì đó có thể là một dấu hiệu sớm cho thấy bạn có nguy cơ bị tổn thương thận đái tháo đường.

Nguyên nhân

Thận lọc các chất thải từ máu và giữ lại các thành phần mà cơ thể cần - bao gồm protein. Tuy nhiên, một số bệnh và các vấn đề sức khỏe khác có thể khiến protein đi qua các bộ lọc của thận, gây ra chứng protein niệu.
Những vấn đề có thể làm tăng tạm thời hàm lượng protein trong nước tiểu (nhưng không nhất thiết sẽ làm tổn thương đến thận) bao gồm:

  • Tiếp xúc lạnh
  • Tiếp xúc nhiệt
  • Căng thẳng
  • Sốt
  • Tập luyện thể dục thể thao.

Các bệnh và tình trạng có thể làm cho nồng độ protein tăng liên tục trong nước tiểu (có thể là dấu hiệu của bệnh thận) bao gồm:

  • Bệnh thoái hóa tinh bột (Amyloidosis)
  • Một số loại thuốc
  • Bệnh thận mãn tính
  • Bệnh tiểu đường
  • Viêm cầu thận
  • Hội chứng Goodpasture (bệnh liên quan đến thận và phổi)
  • Bệnh tim
  • Suy tim
  • Cao huyết áp
  • U lymphô Hodgkin (bệnh Hodgkin)
  • Bệnh thận IgA (bệnh Berger)
  • Nhiễm trùng thận
  • Bệnh bạch cầu
  • Bệnh Lupus
  • Bệnh sốt rét
  • Đa u tủy xương
  • Protein niệu khi đứng thẳng
  • Viêm màng ngoài tim
  • Chứng tiền sản
  • Mang thai
  • Bệnh thấp khớp
  • Bệnh u hạt (Sarcoidosis)
  • Nhiễm trùng đường tiểu (UTI).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy trong nước tiểu của bạn có một lượng protein nhất định, bạn có thể đề nghị thực hiện thêm một xét nghiệm nữa, đề phòng trường hợp lượng protein trong nước tiểu chỉ là tạm thời. Thường thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn quay lại trong một vài ngày sau đó, để kết quả đo được chính xác hơn.

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 12-06-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-08-2018
    Thiếu oxy máu là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng lượng oxy trong máu thấp hơn mức bình thường, đặc biệt trong các động mạch. Thiếu oxy là dấu hiệu của một số vấn đề liên quan đến hô hấp, lưu thông, và có thể dẫn đến các triệu chứng khác, chẳng hạn
  • 21-08-2018
    Chảy máu âm đạo bất thường là loại chảy máu trong âm đạo không liên quan đến kinh nguyệt. Đây là loại xuất huyết có dạng đốm máu nhỏ xuất hiện giữa chu kì kinh nguyệt, thường được phát hiện thông qua vết máu dính vào giấy vệ sinh sau khi lau. 
  • 20-08-2018
    Protein trong máu cao (hyperproteinemia) là sự gia tăng nồng độ protein trong máu. Protein trong máu cao không phải là bệnh, nhưng nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác. Protein trong máu tăng cao có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.
  • 13-04-2024
    Hầu như tất cả mọi người đều đã trải qua cảm giác mệt mỏi hoặc kiệt sức ít nhất một lần trong đời. Trường hợp mệt mỏi tạm thời thường có nguyên nhân xác định và có thuốc điều trị. Trái lại, tình trạng mệt mỏi và kiệt sức dai dẳng lại diễn ra lâu hơn
  • 21-08-2018
    Vùng chấn thủy là cách gọi theo cách dân gian, còn theo y học hiện đại đó là vùng thượng vị (vùng ngay sát dưới mỏm xương ức và trên rốn). Đau vùng thượng vị là một triệu chứng của nhiều bệnh. Triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột, cấp tính như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp, viêm túi mật cấp, thủng dạ dày, viêm tụy cấp...
  • 20-08-2018
    Triệu chứng bàn tay lạnh thường khá phổ biến ngay cả khi bạn không ở thời tiết lạnh. Thông thường, bàn tay lạnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể với nhiệt độ và không có gì đáng phải lo ngại. Nhưng nếu bàn tay bị lạnh liên tục, đặc biệt kèm theo...