Nhức mỏi toàn thân là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau nhức toàn thân có thể là hiện tượng sinh lý, thường xuất hiện sau một ngày lao động nặng nhọc, có thể do vận động quá mức, tập luyện thể thao cường độ cao, ngồi nhiều, ít vận động, thiếu canxi, ngồi sai tư thế hoặc sau một ngày làm việc căng thẳng, thiếu ngủ cũng gây cảm giác ê ẩm ở lưng và toàn thân.

Đau nhức toàn thân có thể là hiện tượng sinh lý, thường xuất hiện sau một ngày lao động nặng nhọc, có thể do vận động quá mức, tập luyện thể thao cường độ cao, ngồi nhiều, ít vận động, thiếu canxi, ngồi sai tư thế hoặc sau một ngày làm việc căng thẳng, thiếu ngủ cũng gây cảm giác ê ẩm ở lưng và toàn thân. 

Image result for nhức mỏi toàn thân

(Ảnh minh họa)

Nếu bắt nguồn từ những nguyên nhân trên thì tình trạng đau nhức toàn thân có thể biến mất sau vài ngày khi người bệnh được nghỉ ngơi đầy đủ và điều chỉnh tư thế lao động cho đúng cách.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhưng tình trạng đau nhức toàn thân vẫn không khỏi, thậm chí còn có khuynh hướng nghiêm trọng hơn. Lúc này tình trạng đau nhức toàn thân có thể do các bệnh lý về xương khớp sau: 

- Thoái hóa khớp: Khi bị thoái hóa xương khớp, bệnh nhân thấy đau đớn, nhức mỏi khắp toàn thân. Nếu bị thoái hóa cột sống cổ sẽ đau tại cổ lan sang 2 cánh tay còn nếu ở thắt lưng sẽ đau xuống vùng đùi, 2 bên chân. Để khắc phục tình trạng này cũng như không phải lo lắng về tình trạng đau nhức toàn thân mỗi khi trái gió trở trời, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng kết hợp tập luyện thể dục hàng ngày. 

- Viêm khớp dạng thấp: Đây là một dạng bệnh mãn tính liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể. Đặc trưng của căn bệnh này là những cơn đau ở nhiều khớp có tính chất đối xứng, kèm theo sưng tấy, nóng đỏ, chẳng hạn như đầu gối bên phải bị bệnh thì điều này cũng sẽ xảy ra tương tự ở đầu gối bên trái. Kèm theo đó là hiện tượng sưng tấy, nóng đỏ, cứng khớp, cảm giác mệt mỏi, ê ẩm toàn thân sau khi ngủ dậy. Căn bệnh này được đánh giá là khá nguy hiểm vì có thể gây biến dạng khớp, teo cơ, tàn phế suốt đời nếu như không được chữa trị sớm.

- Loãng xương: Khi bị loãng xương, xương trở nên giòn và dễ gãy, cùng với đó người bệnh cũng thường xuyên bị đau lưng, đau nhức mình mẩy toàn thân, các khớp bị co cứng khó vận động.
Khi xuất hiện triệu chứng nhức mỏi toàn thân, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Mai Duy Linh, chuyên khoa Nội cơ xương khớp - Bệnh viện Nhân dân 115 để được tư vấn và chẩn đoán kịp thời.

mai-duy-linh

Bác sĩ Duy Linh chuyên khám và tư vấn về:

  • Các bệnh lý cơ xương khớp như: loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gút, viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau cổ, đau đầu gối, gai cột sống...
  • Thuốc và tác dụng phụ của thuốc chữa các rối loạn cơ xương khớp
  • Kết quả chụp X-quang, CT cơ xương khớp
  • Các bài tập, chế độ ăn uống sinh hoạt đúng cách để phòng tránh, hỗ trợ điều trị các bệnh lý cơ xương khớp...

Khám từ xa Wellcare

- 16-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 20-08-2018
    Mắt đỏ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến một hay cả hai bên mắt. Mắt đỏ là do các mạch máu trên bề mặt mắt bị mở rộng bởi một số dạng kích ứng hoặc nhiễm trùng.
  • 20-08-2018
    Trực tràng là một cơ quan nằm ở cuối ruột già. Chảy máu trực tràng liên quan đến tình trạng đại tiện ra máu ở hậu môn. Máu chảy ra từ trực tràng có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hay nâu sẫm.
  • 21-08-2018
    Hầu như tất cả mọi người đều đã từng trải qua cảm giác đau nhức cơ bắp. Bạn có thể bị đau cơ bắp ở một phạm vi nhỏ, cũng có thể đau ở toàn bộ cơ thể, đau từ nhẹ đến dữ dội. Mặc dù phần lớn các cơn đau cơ sẽ tự hết trong một thời gian ngắn, nhưng đôi
  • 13-04-2024
    ​Đau xương cụt là triệu chứng phổ biến ở người cao tuổi, nữ giới, nhân viên văn phòng, tình trạng này thường khởi phát đột ngột và tự biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí vài ngày hoặc vài tháng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • 13-04-2024
    Hầu như tất cả mọi người đều đã trải qua cảm giác mệt mỏi hoặc kiệt sức ít nhất một lần trong đời. Trường hợp mệt mỏi tạm thời thường có nguyên nhân xác định và có thuốc điều trị. Trái lại, tình trạng mệt mỏi và kiệt sức dai dẳng lại diễn ra lâu hơn
  • 21-08-2018
    Đau cánh tay có thể do nhiều nguyên nhân, ví dụ như chấn thương khớp thần kinh nén. Tùy thuộc vào nguyên nhân, cánh tay có thể bị đau một cách đột ngột hoặc đau kéo dài và gia tăng theo thời gian. Trong nhiều trường hợp, đau cánh tay lại bắt nguồn từ...