Giảm bạch cầu trung tính (Lượng bạch cầu trung tính thấp)

Giảm bạch cầu trung tính là tình trạng số lượng tế bào bạch cầu trung tính thấp bất thường. Bạch cầu trung tính là một dạng phổ biến của tế bào máu trắng để chống lại nhiễm trùng - đặc biệt ở những bệnh do vi khuẩn gây ra. Đối với người trưởng thành,
Giảm bạch cầu trung tính (Lượng bạch cầu trung tính thấp)
(Hình minh họa)

Định nghĩa

Giảm bạch cầu trung tính là tình trạng số lượng tế bào bạch cầu trung tính thấp bất thường. Bạch cầu trung tính là một dạng phổ biến của tế bào máu trắng để chống lại nhiễm trùng - đặc biệt ở những bệnh do vi khuẩn gây ra.
Đối với người trưởng thành, số lượng bạch cầu trung tính thấp hơn 1.500 trên mỗi microlit máu được coi là giảm bạch cầu trung tính. Đối với trẻ em, lượng tế bào bạch cầu trung tính cho thấy dấu hiệu này khác nhau theo độ tuổi.
Một số người có lượng bạch cầu trung tính thấp hơn bình thường nhưng không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong trường hợp này, giảm bạch cầu trung tính không phải là vấn đề đáng lo ngại. Số lượng bạch cầu trung tính ít hơn 1.000 - đặc biệt là ít hơn 500 trên mỗi microlit máu luôn được coi là giảm bạch cầu trung tính; ngay cả những vi khuẩn bình thường từ miệng và đường tiêu hóa cũng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây giảm bạch cầu trung tính

Hóa trị liệu ung thư là nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm bạch cầu trung tính. Những người bị giảm bạch cầu trung tính do hóa trị liệu rất dễ bị nhiễm trùng trong thời gian chờ đợi các tế bào hồi phục.
Bạch cầu trung tính được tạo ra từ tủy xương - mô xốp trong một số xương lớn. Bất cứ nguyên nhân nào cản trở chức năng tạo bạch cầu trung tính đều có thể gây giảm bạch cầu trung tính.
Nguyên nhân cụ thể:

  • Hội chứng Kostmann - một rối loạn bẩm sinh liên quan đến giảm bạch cầu trung tính
  • Myelokathexis - Một rối loạn bẩm sinh ngăn cản bạch cầu trung tính đi vào máu.
  • Bệnh bạch cầu
  • Hội chứng giãn cơ tủy
  • Bệnh xơ màng phổi
  • Hóa trị
  • Rối loạn sử dụng rượu bia
  • Giảm bạch cầu trung tính mãn tính vô căn ở người lớn
  • Thiếu hụt vitamin.

Một số bệnh nhiễm trùng cũng có thể gây giảm bạch cầu trung tính, gồm:

  • Viêm gan A
  • Viêm gan B
  • Viêm gan C
  • HIV/AIDS
  • Bệnh lyme - là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b). Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp.
  • Bệnh sốt rét
  • Bệnh nhiễm khuẩn salmonella - là một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn salmonella gây ra.
  • Nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu) khiến cơ thể sử dụng các tế bào bạch cầu trung tính nhanh hơn quá trình sản sinh ra chúng.
  • Các bệnh nhiễm vi rút khác làm ảnh hưởng đến chức năng của tủy xương

Các nguyên nhân khác gây phá hủy bạch cầu trung tính trong máu bao gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp và các rối loạn tự miễn khác
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh
  • Chứng lách to - sự bất thường của lá lách làm tế bào máu bị phá hủy.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Giảm bạch cầu trung tính thường được phát hiện khi bác sĩ thực hiện các xét nghiệm về tình trạng của bạn. Hiếm khi giảm bạch cầu trung tính được phát hiện bất ngờ hay tình cờ.
Nói chuyện với bác sĩ về các kết quả xét nghiệm của bạn. Giảm bạch cầu trung tính cùng với các kết quả xét nghiệm khác có thể cho thấy nguyên nhân gây bệnh. Hoặc, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm khác để kiểm tra thêm về tình trạng của bạn.
Giảm bạch cầu trung tính khiến bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Vì thế, bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bạn một số biện pháp phòng ngừa. Bạn nên rửa tay thường xuyên, đeo mặt nạ và tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc các bệnh khác.

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 11-06-2018 -

Bài viết liên quan

  • 12-06-2018
    Dịch núm vú là hiện tượng núm vú tiết ra một số loại dịch lỏng. Tiết dịch núm vú ở phụ nữ không mang thai hoặc không đang cho con bú thường không có gì bất thường, nhưng để đảm bảo an toàn, vẫn nên đến bác sĩ để
  • 21-08-2018
    Bạch cầu ái toan là những tế báo máu trắng – một trong những thành phần quan trọng của máu giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Tăng bạch cầu ái toan có thể do nhiễm kí sinh trùng, dị ứng hoặc ung thư.
  • 21-08-2018
    Đau háng là những cơn đau ở bên trong khu vực tiếp giáp giữa phần đùi trên và bụng dưới
  • 21-08-2018
    Các triệu chứng của tắc vòi trứng như kinh nguyệt không đều, khó chịu ở bụng, khó thụ thai, tăng tiết dịch âm đạo... dễ bị chẩn đoán nhầm lẫn với các bệnh khác nếu không được chụp X-quang, khám, xét nghiệm cẩn thận.
  • 24-02-2021

    Chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam, là tình trạng máu chảy ra từ mũi. Nhiều người thỉnh thoảng chảy máu cam, nhất là trẻ em và người lớn tuổi. Mặc dù trông hơi đáng sợ, nhưng chảy máu mũi chỉ gây một chút phiền toái và không nguy hiểm. Chảy máu