Bị đau nhói ở lưng có phải dấu hiệu của bệnh phổi không?

​Hiện tượng đau nhói lưng có thể là dấu hiệu của bệnh phổi, ngoài ra, nó cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như: bệnh tim mạch, bệnh của dây thần kinh liên sườn…

Hiện tượng đau nhói lưng có thể là dấu hiệu của bệnh phổi, ngoài ra, nó cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như: bệnh tim mạch, bệnh của dây thần kinh liên sườn…

Đau nhói ở lưng. (Ảnh minh họa)

- Tình trạng đau nhói ở vùng lưng, ngực thường gặp nhất là do đau dây thần kinh liên sườn. Mỗi cơn đau nhói thường chỉ kéo dài vài giây, gây cho người bệnh cảm giác khó chịu và sau đó tự hết. Nếu mức độ nhẹ, mật độ cơn đau thưa thì bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì. Chỉ tiến hành điều trị khi bệnh nhân đau nhiều, ảnh hưởng sinh hoạt và làm việc.

- Bệnh lý của hệ thống tim mạch gây đau tức vùng ngực lưng thường gặp là các bệnh của mạch vành như: bệnh co thắt mạch vành, bệnh hẹp mạch vành… Mạch vành là mạch chịu trách nhiệm cấp máu và nuôi dưỡng cho cơ tim hoạt động. Trong các trường hợp thiểu năng mạch vành như trên làm giảm lưu lượng máu cung cấp cho cơ tim sẽ gây nên triệu chứng đau tức ngực, có thể kèm theo khó thở. Mỗi cơn đau tức ngực trong bệnh mạch vành thường kéo dài vài phút. Chẩn đoán bệnh lý mạch vành dựa trên hình ảnh điện tâm đồ. Điều trị bệnh lý mạch vành tùy thuộc vào từng nguyên nhân, nếu co thắt mạch vành thì dùng thuốc giãn mạch vành; nếu hẹp mạch vành do xơ vữa và mức độ hẹp trên 70% đường kính lòng mạch thì chỉ định đặt Stent mạch vành kết hợp với điều trị rối loạn mỡ máu.
- Các bệnh lý cấp tính và mãn tính của phổi cũng có thể gây đau tức vùng ngực, lưng. Để chẩn đoán bệnh về hô hấp, bác sĩ cần thăm khám, nghe phổi kết hợp với chụp X-quang tim phổi. Trong một số trường hợp khó thì có thể phải kết hợp với chụp phim CT scanner lồng ngực để chẩn đoán.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi triệu chứng đau nhói ở lưng xuất hiện thường xuyên hoặc ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, bạn nên đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Các bước khám từ xa với bác sĩ

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

BS. CK2. Đoàn Lê Minh Hạnh

Bác sĩ Chuyên khoa I - Nội tổng quát, Chuyên khoa II - Nội hô hấp Đại học Y dược Tp.HCM, Giảng dạy Bộ môn nội - ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Tp.HCM
Hiện bác sĩ đang công tác tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhân Dân Gia Đình, Bệnh viên Trưng Vương và Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare.

doan-le-minh-hanh

BS Trần Thị Hồng An

Hiện bác sĩ Hồng An đang làm việc tại khoa Nội Tổng Quát, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare TP.HCM.
Bác sĩ có tham gia nhiều khóa học như lớp siêu âm Tim mạch và Mạch máu, khóa học với các chuyên khoa Nội khoa, Hô hấp, Khớp, cấp cứu, lớp siêu âm Tổng quát...

tran-thi-hong-an

BS Lương Võ Quang Đăng

Chuyên khoa cấp II Nội - Tim mạch tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch với hơn 10 năm kinh nghiệm và đạt nhiều thành tựu trong ngành y; Giảng viên Đại học Y Dược TP. HCM Bộ môn Nội Tổng Quát.
Công tác tại Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Phòng khám quốc tế Victoria, Phòng khám quốc tế Yersin, Bệnh viện quốc tế City, Phòng khám quốc tế SOS, Bệnh viện Chợ Rẫy Phnompenh (Campuchia).

luong-vo-quang-dang

BS. Nguyễn Văn An
Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 13-04-2024
    ​Đau xương cụt là triệu chứng phổ biến ở người cao tuổi, nữ giới, nhân viên văn phòng, tình trạng này thường khởi phát đột ngột và tự biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ, thậm chí vài ngày hoặc vài tháng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • 21-08-2018
    Bàn chân là một mạng lưới phức tạp bao gồm xương, dây chằng, gân và cơ bắp. Chân tuy là đủ mạnh để chịu trọng lượng cơ thể, nhưng nó lại dễ bị tổn thương và đau đớn. Đau bàn chân có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của bàn chân, từ ngón chân đến gân
  • 11-06-2018
    Không thể thở được là một trong những cảm giác rất đáng sợ. Hụt hơi, hay còn gọi là khó thở, thường được mô tả là tình trạng thắt chặt trong lồng ngực, thiếu không khí, hoặc cảm giác nghẹt thở. 
  • 16-08-2018
    ​Hiện tượng co giật, sùi bọt mép có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh. Bệnh nhân bị động kinh sẽ chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái co giật đột ngột, không kiểm soát.
  • 20-08-2018
    Ho ra máu được gây ra bởi rất nhiều loại bệnh về phổi. Ho ra máu có nhiều hình thức khác nhau: Máu có thể màu đỏ tươi hoặc màu hồng và sủi bọt, hoặc có thể trộn lẫn với chất nhầy (đờm). Ho ra máu có thể là một dấu hiệu đáng báo động của cơ thể. Tuy nhiên,
  • 24-02-2021
    Mắt cá chân là một mạng lưới phức tạp của xương, dây chằng, gân và cơ bắp. Nó đủ mạnh để chịu được trọng lượng cơ thể và cho phép bạn di chuyển, nhưng mắt cá chân cũng rất dễ bị tổn thương và đau đớn. Bạn có thể cảm thấy đau ở bên trong hoặc bên ngoài