Đốm xuất huyết

Đốm xuất huyết (Petechiae) là những chấm hay nốt tròn màu đỏ, nâu hoặc tím hiện trên da do xuất huyết. Đốm xuất huyết thường xảy ra trên một vùng da khá rộng và nhìn ban đầu thì có vẻ giống như chứng phát ban. Đốm xuất huyết không biến mất khi bạn dùng
Đốm xuất huyết
Đốm xuất huyết. (Ảnh: Health fix it)

Định nghĩa

Đốm xuất huyết (Petechiae) là những chấm hay nốt tròn màu đỏ, nâu hoặc tím hiện trên da do xuất huyết. Đốm xuất huyết thường xảy ra trên một vùng da khá rộng và nhìn ban đầu thì có vẻ giống như chứng phát ban. Đốm xuất huyết không biến mất khi bạn dùng tay ấn nhẹ vào nó. Đôi khi những đốm xuất huyết này còn xuất hiện bên trong miệng hoặc mí mắt.

Nguyên nhân gây đốm xuất huyết

Mao mạch là các mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Khi những mao mạch này chảy máu, lượng máu này lan đến dưới da, và hình thành các đốm xuất huyết.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết bao gồm:

  • Căng thẳng kéo dài
  • Một số điều kiện y tế
  • Các loại thương tích cụ thể
  • Thuốc
  • Tổn thương và cháy nắng.

Căng cơ kéo dài

Đốm xuất huyết ở mặt, cổ và ngực do những hoạt động gây căng cơ kéo dài như:

  • Khóc
  • Ho
  • Nôn
  • Sinh con
  • Tập tạ.

Một số loại thuốc

Đốm xuất huyết xuất hiện do tác dụng phụ của một số loại thuốc sau:

  • Thuốc chống đông máu (warfarin, heparin)
  • Atropine (Atropen)
  • Carbamazepine (Carbatrol, Epitol, Tegretol...)
  • Chloral hydrat (Somnote)
  • Desipramine (Norpramin)
  • Indomethacin (Indocin)
  • Naproxen (Aleve, Anaprox, Naprosyn)
  • Nitrofurantoin (Furadantin, Macrobid, Macrodantin)
  • Penicillin
  • Quinine (Qualaquin).

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm cũng có thể là nguyên nhân gây đốm xuất huyết:

  • Nhiễm Cytomegalovirus (cytomegalovirus (CMV)là một loại siêu vi gây bệnh cho người ở các lứa tuổi khác nhau)
  • Viêm nội tâm mạc
  • Hội chứng viêm phổi do vi rút Hanta
  • Nhiễm trùng huyết do não mô cầu (Meningococcemia)
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân (Mononucleosis)
  • Sốt màng não miền núi
  • Sốt tinh hồng nhiệt
  • Nhiễm trùng huyết (Sepsis)
  • Strep throat (đau họng dữ dội và nóng rát)
  • Bệnh sốt xuất huyết do virut.

Các vấn đề sức khỏe khác

Đốm xuất huyết cũng có thể được gây ra bởi vấn đề sức khỏe không phải là bệnh, ví dụ như:

  • Viêm vú
  • Giảm tiểu cầu (lượng tiểu cầu trong máu thấp)
  • Bệnh bạch cầu
  • Scurvy (bệnh gây thiếu vitamin C)
  • Thiếu vitamin K.

Tổn thương hoặc cháy nắng

Những tổn thương từ bên ngoài cũng là nguyên nhân gây ra những đốm xuất huyết, ví dụ như tổn thương do tai nạn, do bị cắn, bị đánh cũng có thể gây ra hiện tượng sưng mặt, cổ và ngực. Bị cháy nắng nghiêm trọng đôi khi cũng tạo ra những đốm xuất huyết.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đến gặp bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ giỏi trên hệ thống Khám từ xa Wellcare nếu bạn hoặc con bạn có triệu chứng buồn nôn không lý do và các đốm xuất huyết bắt đầu lan rộng. Điều quan trọng là xác định được nguyên nhân gây ra triệu chứng, vì một số vấn đề tiềm ẩn đằng sau những đốm xuất có thể sẽ rất nghiêm trọng.

Hướng dẫn Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ 

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 24-02-2021
    Giảm bạch cầu là tình trạng giảm số lượng tế bào chống lại bệnh tật trong máu. Triệu chứng này liên quan đến việc giảm số lượng bạch cầu trung tính (một dạng phổ biến của tế bào máu trắng). Đối với người trưởng thành, số lượng bạch cầu dưới 4,000 trên
  • 21-08-2018
    Đau mắt có thể xảy ra bên ngoài mắt hoặc sâu bên trong các cấu trúc của mắt. Đau mắt - đặc biệt kèm với triệu chứng giảm thị lực - có thể là một tín hiệu cho thấy bạn đang mắc một căn bệnh nghiêm trọng, cần đến gặp bác sĩ ngay. Biểu hiện đau bên ngoài
  • 20-08-2018
    Sụt cân không rõ nguyên nhân, hay giảm cân bất thường, nhất là khi giảm cân nhanh và liên tục, có thể là dấu hiệu cho thấy những rối loạn về tình trạng sức khỏe. Không có con số chính xác cảnh báo bạn đang trong tình trạng giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • 20-08-2018
    Nghẹt mũi xảy ra khi mũi cùng các mô lân cận và mạch máu sưng lên đi kèm với chất lỏng dư thừa, gây ra cảm giác “nghẹt”. Nghẹt mũi có thể có hoặc không đi kèm với triệu chứng chảy nước mũi. Nghẹt mũi thường chỉ gây ra ít phiền toái cho trẻ lớn và người
  • 12-06-2018
    Vôi hóa tuyến vú là hiện tượng canxi đóng thành cặn bên trong mô vú. Chúng xuất hiện dưới dạng những đốm hay chấm trắng trong một tuyến vú. Vôi hóa tuyến vú thường được phát hiện qua chụp X-quang tuyến vú, và chúng đặc biệt phổ biến sau giai đoạn mãn
  • 20-08-2018
    Đa số phụ nữ thường dựa vào việc trễ kinh để nhận biết khả năng có thai của mình. Nhưng thực chất, trễ kinh chưa chắc đã là dấu hiệu mang thai chính xác nhất. Một số triệu chứng khác xuất hiện khi mang thai như buồn nôn, mệt mỏi, đi tiểu nhiều... cũng sẽ báo hiệu tình trạng mang thai của bạn.