Cột sống (xương sống) là một hệ thống các đốt xương nối liền, được liên kết và giữ vững với nhau bằng cơ bắp, gân, dây chằng và các đĩa đệm hấp thụ sốc. Bất kì vấn đề nào xảy ra với cột sống có thể dẫn đến đau lưng. Đối với một số người, đau lưng chỉ

Đau lưng
Đau lưng. (Ảnh minh họa)

Định nghĩa

Cột sống (xương sống) là một hệ thống các đốt xương nối liền, được liên kết và giữ vững với nhau bằng cơ bắp, gân, dây chằng và các đĩa đệm hấp thụ sốc. Bất kì vấn đề nào xảy ra với cột sống có thể dẫn đến đau lưng. Đối với một số người, đau lưng chỉ mang lại một chút phiền toái. Nhưng với những người khác, nó lại là nỗi ám ảnh với những cơn đau dữ dội và cảm giác bất lực.
Hầu hết trường hợp đau lưng có thể kéo dài trong 4-6 tuần. Đau lưng hiếm khi phải điều trị bằng phẫu thuật, đây được xem là biện pháp cuối cùng trong việc điều trị đau lưng.

Nguyên nhân gây đau lưng

Nguyên nhân phổ biến của bệnh đau lưng là do tổn thương ở các cơ lưng (căng cơ) hoặc dây chằng (bong gân). Căng cơ và bong gân có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm nâng vật nặng không đúng cách, tư thế còng lưng và không thường xuyên tập thể dục. Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ căng cơ và bong gân, ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh đau lưng.
Đau lưng cũng có thể do những tổn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như gãy xương cột sống hoặc vỡ đĩa đệm; ngoài ra viêm khớp, xương lão hóa do tuổi già và các bệnh nhiễm trùng cũng là nguyên nhân gây đau lưng.

Nguyên nhân gây đau lưng bao gồm:

  • Viêm cột sống dính khớp
  • Đau đùi dị cảm (Meralgia paresthetica) - hiện tượng dây thần kinh cảm giác từ xương chậu bị ép chặt, gây hiện tượng tê cứng, ngứa ran và tương đối đau đớn.
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Nhiễm trùng thận
  • Béo phì
  • Viêm xương khớp
  • Viêm xương tủy
  • Loãng xương
  • Bệnh Paget xương
  • Tư thế sai
  • Mang thai
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp giữa các cột sống và xương chậu (Sacroiliitis)
  • Đau thần kinh toạ
  • Vẹo cột sống
  • Gãy xương cột sống
  • Hẹp ống sống.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Phần lớn những trường hợp bị đau lưng sẽ tự bớt trong một vài tuần mà không cần điều trị. Nếu bạn cảm thấy đau đớn và khó chịu, bạn có thể nghỉ ngơi trên giường trong một hoặc hai ngày, nhưng cũng không nên nằm quá lâu vì nó có thể phản tác dụng. Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa, song song với biện pháp chườm lạnh hoặc nóng vào vùng đau để làm giảm cơn đau ở lưng.
Khám từ xa qua Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ Nội cơ xương khớp nếu cơn đau không được cải thiện sau một tuần điều trị tại nhà hoặc nếu cơn đau ở lưng có những dấu hiệu sau:

  • Đau kéo dài hoặc đau dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi bạn nằm
  • Lan xuống một hoặc cả hai chân, đặc biệt là khi cơn đau xuống đến đầu gối
  • Yếu, tê hoặc ngứa ran ở một hoặc cả hai chân
  • Giảm cân ngoài ý muốn
  • Lưng sưng hoặc có những vết đỏ xuất hiện.

Đến bác sĩ hoặc bệnh viện ngay khi:

  • Chấn mạnh mạnh do tai nạn giao thông hay do chơi thể thao
  • Có những vấn đề sức khỏe khác liên quan đến ruột hoặc bàng quang
  • Bị sốt cao

Khám từ xa qua Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp

Hướng dẫn gọi bác sĩ

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822

BS Mai Duy Linh

Bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Lão khoa tại BV Nhân dân 115 TP.HCM; có kinh nghiệm tiếp xúc với các bệnh nhân quốc tế (Pháp, Anh, Ý, Nga...); Giải xuất sắc Hội nghị Khoa học Thầy Thuốc Trẻ Việt Nam 2013; Giải nhất Giải thành tựu năm 2012 của tổ chức HOSREM về nghiên cứu “ Xây dựng giá trị tham chiếu cho chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ Việt Nam”; Giảng viên Bộ môn Nội, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch...

BS Nguyễn Quý Hoàng

Bác sĩ Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng, Y học thể thao; Bác sĩ duy nhất tại Việt Nam là thành viên của Ủy ban phân loại thương tật thể thao, giám sát thi đấu và chống gian lận thi đấu tại Đông Nam Á; Tham gia hỗ trợ và phục hồi chức năng thi đấu cho vận động viên khiếm khuyết; Cố vấn chuyên môn của Đại hội thể thao cho người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para game); Tham gia điều trị, phục hồi chức năng cho các nghệ sĩ tại Nhạc viện TP.HCM và các vận động viên tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia. 

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 24-02-2021 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Tê liệt tay là tình trạng mất cảm giác ở tay hoặc ngón tay. Thông thường, tê tay có thể đi kèm với cảm giác châm chích hoặc ngứa ran. Đồng thời khi bị tê, bàn tay hoặc ngón tay có thể trở nên vụng về hoặc yếu. Tê có thể xảy ra dọc theo một dây thần kinh
  • 20-08-2018
    Tê liệt là tình trạng mất cảm giác ở một vùng bất kì nào đó trên cơ thể. Đi kèm theo cảm giác tê liệt là cảm giác châm chích như lấy kim đâm nhẹ vào da hoặc ngứa ran. Tê có thể xảy ra dọc theo một dây thần kinh duy nhất, ở một bên cơ thể, hoặc xảy ra
  • 20-08-2018
    Huyết sắc tố (thường được viết tắt là Hb hoặc Hgb) là một loại protein phức tạp của hồng cầu, chứa chất sắt có khả năng thu thập, lưu giữ và phóng thích oxy trong cơ thể con người và các loài động vật có vú. Trong một vài trường hợp, huyết sắc tố trong
  • 20-08-2018
    Triệu chứng đau, nhức, mỏi xương khớp có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau như: chấn thương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh mạch máu hoặc nguy hiểm hơn là các bệnh u ác tính khớp gối.
  • 12-06-2018
    Vàng lưỡi là tình trạng lưỡi đổi màu. Triệu chứng này thường xảy ra trong thời gian ngắn và không gây hại gì. Dấu hiệu ban đầu của vàng lưỡi chứng rối loạn được gọi là lưỡi lông đen. Triệu chứng này hiếm khi là dấu hiệu của vàng da (mắt và da bị vàng),