Huyết sắc tố trong máu thấp

Huyết sắc tố (thường được viết tắt là Hb hoặc Hgb) là một loại protein phức tạp của hồng cầu, chứa chất sắt có khả năng thu thập, lưu giữ và phóng thích oxy trong cơ thể con người và các loài động vật có vú. Trong một vài trường hợp, huyết sắc tố trong
Huyết sắc tố trong máu thấp
(Ảnh minh họa)

Định nghĩa

Huyết sắc tố (thường được viết tắt là Hb hoặc Hgb) là một loại protein phức tạp của hồng cầu, chứa chất sắt có khả năng thu thập, lưu giữ và phóng thích oxy trong cơ thể con người và các loài động vật có vú.
Trong một vài trường hợp, huyết sắc tố trong máu chỉ giảm nhẹ, thấp hơn bình thường không đáng kể, và không ảnh hưởng đến cảm giác của bạn. Tuy nhiên, nếu lượng huyết sắc tố giảm xuống nghiêm trọng và gây ra nhiều triệu chứng, thì khi đó bạn đang bị thiếu máu.
Hàm lượng huyết sắc tố được cho là thấp khi dưới mức 13,5 gram /dl (135 gram / lít) đối với nam và dưới 12 gram/dl (120 gram/lít) đối phụ nữ. Ở trẻ em, ngưỡng cao thấp của huyết sắc tố sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính.

Nguyên nhân

Lượng huyết sắc tố trong máu thấp không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng nào đó. Đối với thể trạng của một số người khỏe mạnh, lượng huyết sắc tố có thể ít hơn mức bình thường. Đối với phụ nữ đang mang thai, lượng huyết sắc tố cũng thường duy trì ở mức thấp.
Lượng huyết sắc tố thấp liên quan đến bệnh hoặc các vấn đề y khoa:

  • Cơ thể sản xuất ít hồng cầu hơn bình thường
  • Cơ thể phá hủy các tế bào hồng cầu nhiều hơn số lượng mà nó sản xuất
  • Cơ thể có tiền sử mất máu

Bệnh và các vấn để khiến cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu ít hơn mức bình thường:

  • Chứng thiếu máu không tái tạo
  • Ung thư
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như các loại thuốc kháng virus cho trường hợp nhiễm trùng do HIV, thuốc hóa trị cho bệnh ung thư...
  • Xơ gan
  • U lympho Hodgkin (bệnh Hodgkin)
  • Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
  • Thiếu máu, thiếu sắt
  • Bệnh thận mãn tính
  • Viêm bàng quang (viêm bàng quang)
  • Bệnh bạch cầu
  • Đa u xương tủy
  • Hội chứng rối loạn sinh tủy
  • Viêm dạ dày (viêm niêm mạc dạ dày)
  • Thiếu máu do thiếu vitamin.

Bệnh và vấn đề khiến cơ thể tiêu hủy các tế bào hồng cầu nhanh hơn mức mà nó có thể sản xuất:

  • Lách to
  • Porphyria (còn được gọi là căn bệnh Ma Cà Rồng)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
  • Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia)
  • Viêm mạch (vasculitis)
  • Chứng huyết tan (Hemolysis).

Lượng huyết sắc tố thấp cũng có thể là do mất máu:

  • Chảy máu từ vết thương
  • Xuất huyết trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như từ các vết loét, ung thư hoặc bệnh trĩ
  • Xuất huyết đường tiết niệu
  • Hiến máu thường xuyên
  • Chảy máu kinh nguyệt nặng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ giỏi trên kênh Khám từ xa Wellcare nếu bạn có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi
  • Cơ thể yếu đi
  • Da và nướu răng nhợt nhạt
  • Thở ngắn
  • Hơi thở nhanh và không đều.

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định một vài xét nghiệm lấy máu để kiểm tra xem có chính xác những triệu chứng này là do huyết sắc tố thấp hay do những bệnh lý khác.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ Huyết học, Nội Tổng Quát

Các bước khám từ xa

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ cào, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS Trần Thị Hồng An

Hiện bác sĩ Hồng An đang làm việc tại khoa Nội Tổng Quát, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare TP.HCM.
Bác sĩ có tham gia nhiều khóa học như lớp siêu âm Tim mạch và Mạch máu, khóa học với các chuyên khoa Nội khoa, Hô hấp, Khớp, cấp cứu, lớp siêu âm Tổng quát...

tran-thi-hong-an

BS Võ Hữu Tín

Bác sĩ Tín hiện đang làm việc tại khoa Huyết học - Bệnh viện Chợ Rẫy. Chuyên khám và tư vấn: Chảy máu cam, xuất huyết dưới da, các triệu chứng của bệnh ung thư máu…; Xét nghiệm máu, ADN; Ý nghĩa các chỉ số huyết học; Các vấn đề tăng giảm hồng cầu máu, tăng giảm bạch cầu; Thiếu máu, suy tủy, viêm tủy...

vo-huu-tin

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Cục máu đông là khối máu trông như thạch. Nó có tác dụng làm máu ngừng chảy trong trường hợp bạn bị đứt tay, đứt chân hay một vết xước lớn khiến máu chảy ra ngoài khá nhiều. Một số cục máu đông hình thành bên trong tĩnh mạch không phải do tác động từ
  • 11-06-2018
    Không thể thở được là một trong những cảm giác rất đáng sợ. Hụt hơi, hay còn gọi là khó thở, thường được mô tả là tình trạng thắt chặt trong lồng ngực, thiếu không khí, hoặc cảm giác nghẹt thở. 
  • 21-08-2018
    Viêm khớp là tên gọi chung của bệnh về khớp xương đặc trưng bởi tình trạng viêm một hay nhiều khớp, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
  • 20-08-2018
    Một số đàn ông có dương vật bị cong sang một bên, cong lên hoặc cong xuống khi cương cứng. Dương vật cong là chuyện rất phổ biến trong  giới mày râu, và nó không phải là một vấn đề quá lớn. Nói chung, dương vật cong chỉ trở thành mối bận tâm khi nó mang...
  • 21-08-2018
    Đau mắt có thể xảy ra bên ngoài mắt hoặc sâu bên trong các cấu trúc của mắt. Đau mắt - đặc biệt kèm với triệu chứng giảm thị lực - có thể là một tín hiệu cho thấy bạn đang mắc một căn bệnh nghiêm trọng, cần đến gặp bác sĩ ngay. Biểu hiện đau bên ngoài
  • 20-08-2018
    Triệu chứng đau, nhức, mỏi xương khớp có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau như: chấn thương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh mạch máu hoặc nguy hiểm hơn là các bệnh u ác tính khớp gối.