Đau đầu gối

Đau đầu gối được gây ra bởi các vấn đề về khớp gối, mô mềm - dây chằng, gân hoặc túi hoạt dịch quanh đầu gối. Cơn đau ở đầu gối có nhiều cấp độ. Một số người chỉ cảm thấy đau nhẹ thoáng qua, trong khi những người khác có thể bị đau đầu gối suy nhược,
Đau đầu gối
Đau đầu gối. (Ảnh: Life Force Chiropractice)

Định nghĩa

Đau đầu gối được gây ra bởi các vấn đề về khớp gối, mô mềm - dây chằng, gân hoặc túi hoạt dịch quanh đầu gối.
Cơn đau ở đầu gối có nhiều cấp độ. Một số người chỉ cảm thấy đau nhẹ thoáng qua, trong khi những người khác có thể bị đau đầu gối suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân gây đau đầu gối

Nguyên nhân đau khớp gối bao gồm:

  • Chấn thương ACL (Chấn thương dây chằng trước)
  • Hoại tử vô mạch
  • U nang Baker (U nang bao hoạt dịch khoeo)
  • Gãy chân
  • Trật khớp xương
  • Bệnh Gout (Gút)
  • Hội chứng dải chậu chằng
  • Viêm bao hoạt dịch đầu gối
  • Bệnh Lupus (là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể)
  • Chấn thương dây chằng giữa khớp gối
  • Bệnh Osgood-Schlatter (Viêm lồi củ trước xương chày)
  • Viêm xương khớp
  • Viêm xương sụn bóc tách
  • Viêm xương tủy
  • Viêm gân bánh chè
  • Hội chứng đau bánh chè
  • Chấn thương dây chằng phía sau gối
  • Bệnh giả Gout (Gút)
  • Cơn đau liên quan từ vùng hông
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Viêm gân
  • Rách sụn chêm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu đau đầu gối nhẹ, có thể dùng những phương pháp chăm sóc tại nhà để làm giảm cơn đau:

  • Tránh các hoạt động sử dụng sức. Hãy thử các hoạt động thay thế ít gây đau đớn và khó chịu, ví dụ hãy chọn bơi lội thay vì chạy bộ, đi xe đạp thay vì đánh tennis. Đối với chấn thương cấp tính, bạn phải hạn chế đi lại càng nhiều càng tốt hoặc thậm chí sử dụng nạng trong một thời gian ngắn. Chườm khăn bọc đá lạnh lên đầu gối trong 15 - 20 phút vài lần mỗi ngày.
  • Dùng băng đàn hồi quấn quanh đầu gối để kiểm soát sưng, nhưng không nên quấn quá chặt.
  • Khi nằm, hãy sử dụng một chiếc gối để kê chân, vì kê cao chân có thể giúp giảm đau và sưng
  • Sử dụng những loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để làm giảm đau, sưng và viêm.

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp nếu đầu gối bị chấn thương nghiêm trọng đi kèm với:

  • Sưng và đau dữ dội
  • Đỏ ửng
  • Vùng da thịt quanh chỗ đau ấm và mềm
  • Sốt cao
  • Cơn đau ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và công việc.

Đi bệnh viện ngay nếu:

  • Khớp gối bị biến dạng
  • Nghe được âm thanh “gãy xương” ngay khi bạn bị chấn thương
  • Không thể đứng thẳng
  • Cơn đau trở nên dữ dội
  • Sưng to đột ngột.

Hướng dẫn Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Nội cơ xương khớp

Các bước gọi bác sĩ

  • Bước 1: Chọn bác sĩ và giờ còn trống.
  • Bước 2: Đăng nhập Sổ khám Online (để xác định SĐT sẽ dùng gọi bác sĩ).
  • Bước 3: Thanh toán trước phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tại cửa hàng tiện lợi gần nhà).
  • Bước 4: Kiểm tra tin nhắn & nhận đường link bệnh án điện tử; cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video clip (vết thương, đơn thuốc, x-quang…) từ bệnh án điện tử.
  • Bước 5: Đúng giờ hẹn, nhấp nút gọi màu cam trên bệnh án điện tử để gặp bác sĩ; Xem dặn dò, kê toa sau khi tư vấn xong.

>>> Tổng đài hỗ trợ: (028) 3622 6822.

BS Mai Duy Linh

Bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Lão khoa tại BV Nhân dân 115 TP.HCM; có kinh nghiệm tiếp xúc với các bệnh nhân quốc tế (Pháp, Anh, Ý, Nga...); Giải xuất sắc Hội nghị Khoa học Thầy Thuốc Trẻ Việt Nam 2013; Giải nhất Giải thành tựu năm 2012 của tổ chức HOSREM về nghiên cứu “ Xây dựng giá trị tham chiếu cho chẩn đoán loãng xương ở phụ nữ Việt Nam”; Giảng viên Bộ môn Nội, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch...

mai-duy-linh

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 21-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 24-02-2021
    Giảm bạch cầu là tình trạng giảm số lượng tế bào chống lại bệnh tật trong máu. Triệu chứng này liên quan đến việc giảm số lượng bạch cầu trung tính (một dạng phổ biến của tế bào máu trắng). Đối với người trưởng thành, số lượng bạch cầu dưới 4,000 trên
  • 07-01-2019

    Đau hậu môn là những cơn đau trong và xung quanh hậu môn hoặc trực tràng (vùng quanh hậu môn) - đây là triệu chứng phổ biến gây khó chịu. Mặc dù hầu hết các nguyên nhân gây đau hậu môn là lành tính, nhưng cơn đau có thể rất dữ dội vì có nhiều đầu dây

  • 21-08-2018
    Đau cổ là một triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của một số người trong một khoảng thời gian nhất định. Đau cổ ảnh hưởng đến các vùng như cổ và vai, hoặc thậm chí cơn đau còn có thể lan xuống cánh tay. Cơn đau có thể
  • 28-09-2018

    Vitamin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là đối với bà bầu. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin tăng cao so với bình thường nên cần chú ý bổ sung để cả mẹ và con đều khỏe. Các loại vitamin và các chất như kẽm, sắt, canxi được cơ thể hấp thu theo 2 con đường thực phẩm và dùng viên bổ sung.

  • 21-08-2018
    Đau vai còn được gọi là đau khớp vai, đau xương bả vai, đau vai mãn tính. Cơn đau  ở vai có thể xuất phát từ khớp vai hoặc cơ bắp, dây chằng, và gân xung quanh. Đau khớp vai thường sẽ tệ hơn khi hoạt động và di chuyển cánh tay hoặc vai. Nhiều bệnh và
  • 11-06-2018
    Co giật mí mắt (Eye twitching), co thắt mí mắt (eyelid spasm) và co giật mi tự phát (blepharospasm) là những thuật ngữ được dùng để chỉ ba triệu chứng khác biệt. Ba triệu chứng này được gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau.