Đau hậu môn

Đau hậu môn là những cơn đau trong và xung quanh hậu môn hoặc trực tràng (vùng quanh hậu môn) - đây là triệu chứng phổ biến gây khó chịu. Mặc dù hầu hết các nguyên nhân gây đau hậu môn là lành tính, nhưng cơn đau có thể rất dữ dội vì có nhiều đầu dây

Đau hậu môn
Đau hậu môn. (Hình minh họa)

Định nghĩa

Đau hậu môn là những cơn đau trong và xung quanh hậu môn hoặc trực tràng (vùng quanh hậu môn) - đây là triệu chứng phổ biến gây khó chịu. Mặc dù hầu hết các nguyên nhân gây đau hậu môn là lành tính, nhưng cơn đau có thể rất dữ dội vì có nhiều đầu dây thần kinh nằm quanh hậu môn.
Nhiều vấn đề sinh lý bệnh lý gây đau hậu môn cũng có thể dẫn đến chảy máu trực tràng.  Điều này không hẳn là quá nghiêm trọng, nhưng thường gây ra tâm lý lo lắng và sợ hãi.
Các nguyên nhân gây đau hậu môn có thể được chẩn đoán một cách dễ dàng. Đau hậu môn thường được điều trị ở nhà bằng thuốc giảm đau và ngâm nước nóng.

Nguyên nhân gây đau hậu môn

Nguyên nhân gây đau hậu môn bao gồm:

  • Ung thư hậu môn
  • Nứt hậu môn
  • Ngứa hậu môn
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
  • Rò trực tràng hậu môn
  • Đau xương cụt
  • Táo bón mãn tính
  • Bệnh Crohn (một loại bệnh viêm ruột)
  • Tiêu chảy (gây kích thích hậu môn)
  • Phân đống khối (một khối lượng lớn phân cứng nằm trong trực tràng do táo bón mãn tính)
  • Bệnh trĩ (tĩnh mạch bị sưng và viêm ở hậu môn hoặc trực tràng)
  • Co thắt các cơ bắp xung quanh hậu môn
  • Áp xe hậu môn (mủ trong các mô sâu xung quanh hậu môn)
  • Tụ máu quanh hậu môn (trĩ ngoại)
  • Đau hậu môn vô căn (đau thoáng qua do co thắt cơ hậu môn)
  • Viêm niêm mạc trực tràng
  • Hội chứng loét trực tràng Solitary (loét trực tràng)
  • Trĩ có huyết khối (cục máu đông trong một búi trĩ)
  • Vết thương ở hậu môn
  • Viêm loét đại tràng (một loại bệnh viêm ruột).

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Đến bác sĩ để được cấp cứu kịp thời nếu đau hậu môn có những biến chứng sau:

  • Chảy một lượng máu đáng kể bên trong trực tràng hoặc trực tràng chảy máu không ngừng, đặc biệt nếu kèm theo choáng váng, chóng mặt hoặc cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
  • Đau hậu môn ngày càng dữ dội, đau lan qua những vùng khác, hoặc đi kèm với sốt, ớn lạnh hoặc rò hậu môn.

Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Hậu môn trực tràng nếu: 

  • Cơn đau kéo dài hơn vài ngày mà các biện pháp tự chăm sóc không giúp cải thiện tình hình hoặc nếu cơn đau hậu môn có kèm theo sự thay đổi trong thói quen đi tiêu hay trực tràng bị chảy máu.
  • Khi bạn bị chảy máu trực tràng, đặc biệt nếu bạn lớn hơn 40 tuổi, để loại trừ các trường hợp hiếm gặp nhưng nghiêm trọng như ung thư ruột kết.

Nếu búi trĩ phát triển nhanh chóng hoặc gây đau đớn dữ dội, thì có thể bên trong nó đã hình thành một cục máu đông (thrombosed). Loại bỏ các cục máu đông trong vòng 48 giờ đầu tiên thường đem đến kết quả trị liệu hiệu quả nhất, vì vậy bạn nên đến gặp bác sĩ kịp thời. Các cục máu đông trong búi trĩ, mặc dù đau đớn, nhưng không thể vỡ ra và di căn, nên nó sẽ không gây ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.

Tự chăm sóc tại nhà

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau hậu môn, bạn có thể thử một vài biện pháp ở nhà để làm giảm cơn đau:

  • Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, tập thể dục hàng ngày, và uống thuốc làm mềm phân để giúp giảm căng thẳng và giảm đau.
  • Ngồi trong một bồn tắm nước nóng nhiều lần trong ngày để giảm bớt đau đớn
  • Bôi kem trĩ hoặc kem hydrocortisone cho vết nứt hậu môn
  • Uống thuốc giảm đau như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen.

Gọi thoại - gọi video khám từ xa với bác sĩ Hậu môn trực tràng

BS Mai Phan Tường Anh

Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bác sĩ tại Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare, Cộng tác tại Bệnh viện Quốc tế Columbia Gia Định, Columbia Bình Dương, Giảng dạy Bộ môn Ngoại - Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

mai-phan-tuong-anh

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 07-01-2019 -

Bài viết liên quan

  • 11-06-2018
    Co giật mí mắt (Eye twitching), co thắt mí mắt (eyelid spasm) và co giật mi tự phát (blepharospasm) là những thuật ngữ được dùng để chỉ ba triệu chứng khác biệt. Ba triệu chứng này được gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau.
  • 21-08-2018
    Đau vùng chậu là những cơn đau ở phần dưới bụng và xương chậu. Ở phụ nữ, đau vùng xương chậu có thể là triệu chứng liên quan đến cơ quan sinh dục, hệ tiết niệu, hệ thống tiêu hoá, hoặc từ các cơ xương. Tùy thuộc vào nguồn gốc, đau vùng chậu có thể là
  • 21-08-2018
    Viêm khớp là tên gọi chung của bệnh về khớp xương đặc trưng bởi tình trạng viêm một hay nhiều khớp, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
  • 20-08-2018
    Một số đàn ông có dương vật bị cong sang một bên, cong lên hoặc cong xuống khi cương cứng. Dương vật cong là chuyện rất phổ biến trong  giới mày râu, và nó không phải là một vấn đề quá lớn. Nói chung, dương vật cong chỉ trở thành mối bận tâm khi nó mang...
  • 21-08-2018
    Đốm xuất huyết (Petechiae) là những chấm hay nốt tròn màu đỏ, nâu hoặc tím hiện trên da do xuất huyết. Đốm xuất huyết thường xảy ra trên một vùng da khá rộng và nhìn ban đầu thì có vẻ giống như chứng phát ban. Đốm xuất huyết không biến mất khi bạn dùng
  • 20-08-2018
    Tê liệt là tình trạng mất cảm giác ở một vùng bất kì nào đó trên cơ thể. Đi kèm theo cảm giác tê liệt là cảm giác châm chích như lấy kim đâm nhẹ vào da hoặc ngứa ran. Tê có thể xảy ra dọc theo một dây thần kinh duy nhất, ở một bên cơ thể, hoặc xảy ra