Chứng câm chọn lọc ở trẻ em

Chứng câm chọn lọc là một rối loạn lo âu khiến trẻ không nói được trong một số trường hợp cụ thể, ví dụ như khi đi học hoặc khi ở nơi đông người. Dù vậy, trẻ có thể nói chuyện bình thường với người thân và bạn bè khi không ai chú ý, hoặc khi trẻ ở nhà.

Chứng câm chọn lọc là một rối loạn lo âu khiến trẻ không nói được trong một số trường hợp cụ thể, ví dụ như khi đi học hoặc khi ở nơi đông người. Dù vậy, trẻ vẫn có thể nói chuyện bình thường với người thân và bạn bè, khi không ai chú ý hoặc khi trẻ ở nhà.

Điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần hiểu là khi trẻ có chứng câm chọn lọc, trẻ không tự ý từ chối nói chuyện mà là trẻ thật sự không thể nói được, trẻ có cảm giác như bị “đông cứng” người lại. Sẽ có lúc trẻ nhận ra được những tình huống nào có thể khiến mình không thể nói và cố gắng tránh những tình huống đó.

Các chuyên gia cho rằng, chứng câm chọn là một dạng ám ảnh sợ nói. Đa số trẻ sẽ vượt qua được rối loạn này thông qua sự hỗ trợ và thông cảm của mọi người, mặc dù trong một số tình huống xã hội trẻ vẫn có thể hơi rụt rè và lo lắng.

Chứng câm chọn lọc thường bắt đầu trước 5 tuổi và được phát hiện khi trẻ bắt đầu đi học.

Image result for chứng câm chọn lọc ở trẻ

(Ảnh minh họa)

Triệu chứng của chứng câm chọn lọc

Các triệu chứng thường gặp của chứng câm chọn lọc có thể bao gồm:

  • Không thể nói được trong những tình huống xã hội cụ thể (những nơi có thể yêu cầu trẻ phát biểu, như là trường học) mặc dù trẻ vẫn nói chuyện được trong các tình huống khác.
  • Tình trạng không nói chuyện của trẻ làm cản trở việc giao tiếp ở trường, nơi làm việc hoặc trong bối cảnh xã hội.
  • Kéo dài ít nhất 1 tháng (không phải chỉ xảy ra ở tháng đi học đầu tiên ở trường).
  • Trẻ không thể nói chuyện không phải vì thiếu kiến thức hay cảm thấy không thoải mái với ngôn ngữ nói được yêu cầu trong tình huống xã hội nhất định, cũng không phải do ảnh hưởng của rối loạn giao tiếp (như nói lắp).
  • Tình trạng này không xảy ra đồng thời trong suốt rối loạn phổ tự kỷ, tâm thần phân liệt hay những rối loạn tâm thần khác.

Trẻ có tình trạng câm chọn lọc có thể kèm theo các biểu hiện như:

  • Rối loạn lo âu (như ám sợ xã hội)
  • Sự nhút nhát quá mức
  • Sợ hãi tình huống bị xấu hổ khi ở ngoài xã hội
  • Cô lập và rút khỏi xã hội.

Nguyên nhân của chứng câm chọn lọc

Những nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng câm chọn lọc vẫn chưa được kết luận rõ ràng, dù chúng được biết là có liên quan đến sự lo âu.

Trẻ thường sẽ thừa hưởng khuynh hướng lo âu từ một thành viên nào đó trong gia đình. Nhiều trẻ trở nên rất buồn mỗi khi bị tách rời khỏi cha mẹ của mình và chuyển sự lo lắng đó sang cho những người lớn đang cố gắng giúp trẻ hòa nhập vào môi trường mới. Nếu trẻ mắc rối loạn âm nói và ngôn ngữ hay có vấn đề về thính giác thì việc nói chuyện của trẻ sẽ trở nên căng thẳng hơn.

Một số trẻ gặp khó khăn khi xử lý những thông tin cảm giác như tiếng ồn lớn hay cảm giác bị chen lấn xô đẩy trong đám đông – tình trạng này được gọi là rối loạn chức năng tích hợp cảm giác. Chính điều đó khiến trẻ rơi vào tình trạng khép mình và không thể nói chuyện khi bị choáng ngợp trong một môi trường xô bồ.

Khi chứng câm chọn lọc xảy ra như một triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn thì nó sẽ dẫn đến một số hành vi khác hơn, ví dụ như trẻ sẽ đột ngột dừng nói chuyện trong những tình huống mà trước đây trẻ chưa từng gặp khó khăn gì. Tuy nhiên, tình trạng này có thể dẫn đến chứng câm chọn lọc nếu những yếu tố khởi phát không được giải quyết và trẻ đang phát sinh một nỗi lo lắng về giao tiếp.

Một quan niệm sai lầm phổ biến là khi trẻ im lặng, người lớn thường nghĩ điều đó là do trẻ tự ý không nói chuyện, bị ai đó kiểm soát hoặc mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, không có mối liên hệ nào giữa câm chọn lọc và hội chứng tự kỷ, mặc dù hai tình trạng này có thể xảy ra ở cùng một đứa trẻ.

Chẩn đoán chứng câm chọn lọc

Nếu trẻ bị rối loạn lo âu dẫn đến tình trạng câm chọn lọc, trẻ cần được xem xét kĩ càng bởi các chuyên gia bệnh học ngôn ngữ, bác sĩ nhi khoa, nhà trị liệu tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần. Đội ngũ chuyên gia này sẽ làm việc với giáo viên, gia đình và với cá nhân đang cần điều trị.

Related image

(Ảnh minh họa)

Một số đánh giá ban đầu khá quan trọng bao gồm: thu thập thông tin lịch sử bối cảnh cá nhân, xem xét quá trình giáo dục, kiểm tra thính giác, kiểm tra các cơ miệng, phỏng vấn cha mẹ/người chăm sóc và một đánh giá về âm nói và ngôn ngữ.

  • Xem xét quá trình giáo dục bao gồm những thông tin trên các kết quả học tập của trẻ, nhận xét của phụ huynh và giáo viên, những kiểm tra trước đó và những kiểm tra đã được chuẩn hóa.
  • Kiểm tra thính giác bao gồm khả năng nghe của trẻ và khả năng nhiễm trùng tai giữa.
  • Kiểm tra các cơ miệng bao gồm sự phối hợp và lực của các cơ ở môi, quai hàm và lưỡi
  • Phỏng vấn cha mẹ hoặc người chăm sóc để biết có bất kì vấn đề nghi ngờ nào như tâm thần phân liệt, rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ hay không; xem xét các yếu tố về môi trường; tần số trẻ nói chuyện và những nơi mà trẻ có thể nói chuyện được; triệu chứng của trẻ (khởi phát khi nào, với hành vi gì); gia đình có mắc bệnh gì không (như các vấn đề tâm thần, nhân cách và bệnh cơ thể); sự phát triển lời nói và ngôn ngữ (như trẻ thể hiện bản thân và khả năng hiểu người khác như thế nào).

Sự đánh giá về lời nói và ngôn ngữ bao gồm khả năng diễn đạt, hiểu và giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Theo Mẹ không hoàn hảo

- 23-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Kiểm soát hơi thở có thể làm giảm căng thẳng, tăng sự tỉnh táo và nâng cao hệ thống miễn dịch của bạn. Qua hàng thế kỷ, những người tập yoga đã sử dụng phương pháp thở pranayama để thúc đẩy sự tập trung và cảm thiện sức sống. Đức Phật quan niệm rằng quán niệm hơi thở là một con đường để đạt đến giác ngộ.

  • Mặc dù những nguyên nhân chính xác của tự kỷ chúng ta vẫn chưa biết, tuy nhiên hiểu biết của chúng ta về những cơ chế có thể gây ra rối loạn này ngày càng rõ ràng hơn. Những tiến bộ này là bằng chứng giúp chúng ta xem xét lại quy kết trước đây người ta cho rằng tự kỷ là do cha mẹ lạnh lùng, không yêu thương.

  • Bảng kiểm tra, sàng lọc tự kỉ ở trẻ nhỏ cung cấp thông tin cần thiết trong việc đánh giá mức độ tự kỉ ở trẻ. Trả lời các câu hỏi sau đây theo mức độ trẻ thường xuyên có, cố gắng trả lời từng câu hỏi, nếu hành vi liệt kê dưới đây chỉ xảy ra rất ít (khoảng 1 hay 2 lần) thì trả lời là không.

  • Rối loạn lo âu chia ly (Seperation Anxiety Disorder) là một rối loạn lo âu mà bạn phải trải qua cảm giác lo âu quá mức về việc bị chia cách với gia đình bạn hoặc giữa bạn với người thân thiết của bạn (ba mẹ, người chăm sóc). Hầu hết xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giữa độ tuổi 6-7 tháng tuổi đến 3 tuổi, mặc dù có thể bệnh biểu hiện rõ ở trẻ lớn hơn, trẻ vị thành niên 13-17 tuổi và người trưởng thành. 

  • Rối loạn nhân cách tính được đặc trưng bởi sự đam mê, đóng kịch, hành vi biểu diễn cảm xúc bùng nổ. Họ mất khả năng kiên nhẫn và gắn bó lâu dài với một việc gì đó. Tỷ lệ rối loạn này chiếm 2 - 3% dân số, nữ cao hơn nam, bệnh hay phối hợp với rối loạn dạng cơ thể và sử dụng rượu. 

  • Ngoài những nguyên nhân như nam giới thường chọn cách tự tử bạo lực hơn như dùng súng, treo cổ và nam giới thường bốc đồng (impulsive) hơn nữ giới, thì những định kiến xã hội về nam giới cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ tự tử ở nam giới tăng mạnh trong những năm gần đây. Nam giới đang phải vật lộn trong tuyệt vọng để thể hiện cảm xúc của mình và sự khó khăn này ảnh hưởng mạnh đến chất lượng cuộc sống của họ.