Mối liên hệ giữa tự kỷ và tố chất thiên tài

Tự kỷ không phải là biểu hiện của thiên tài như nhiều người đang hiểu lầm, dù cho giữa chúng có mối liên hệ và nhiều biểu hiện na ná nhau.

Những năm gần đây, người ta thường nhắc đến mối dây liên hệ giữa tự kỷ và tố chất thiên tài. Nó khiến cho một số người có niềm tin lạc quan rằng những đứa trẻ nếu mắc tự kỷ thì có nhiều cơ hội đó là thiên tài. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn khác.

Nhiều người hiểu lầm rằng tự kỷ là biểu hiện của thiên tài. (Ảnh: dailystormer)

Sự hiểu lầm bắt đầu từ khi các nhà khoa học hiện đại công bố nghiên cứu cho thấy, bệnh tự kỷ xuất hiện ở một số thiên tài nổi tiếng tiếng thế giới như Isaac Newton, Albert Einstein, Ludwig van Beethoven, Mozart, Hans Christian Andersen…

Giáo sư tâm thần học Michael Fitzgerald, Đại học Trinity tại Ireland, cho rằng các đặc điểm liên quan tới tự kỷ giống hệt các đặc điểm mà người ta thường thấy ở các thiên tài.

Ông cũng xem xét khoảng 1.600 người tự kỷ và nhiều người nổi tiếng trong lịch sử để khẳng định mối liên hệ giữa tự kỷ, khả năng sáng tạo và thiên tài đều có nguồn gốc từ gene.

Trước đó, Tiến sĩ Hans Asperger, nhà khoa học ghi nhận bệnh tự kỷ những năm 1940, từng viết: "Những người tự kỷ có thể bước lên vị trí nổi bật và thu được thành công vượt trội khiến người ta thậm chí kết luận rằng chỉ những người như vậy mới có khả năng đạt thành tựu lớn vậy."

Nhận định này của Hans Asperger được New York Post đánh giá là khá đúng bởi có minh chứng rằng, những thần đồng như Blaise Pascal và Fanny Mendelssohn có thể đã hưởng lợi từ liên kết ẩn với chứng tự kỷ.

Bài báo trên trang này phân tích thần đồng thường không mắc chứng tự kỷ nhưng những nghiên cứu lại cho thấy một số đặc tính liên quan đến tự kỷ giúp họ vươn lên top đầu trong các lĩnh vực chuyên môn.

Theo đó, bài viết tổng hợp lại nhiều nghiên cứu, lấy các kết quả nghiên cứu này để chứng minh rằng thần đồng và người tự kỷ có rất nhiều điểm chung.

Ví dụ như niềm đam mê dành cho một lĩnh vực đặc biệt nào đó, có trí nhớ phi thường, có con mắt quan sát chi tiết kỳ lạ… Họ khẳng định liên kết ẩn giữa thần đồng và tự kỷ vượt ra ngoài sự trùng lặp về hành vi và nhận thức.

Sự thật về mối liên hệ giữa thiên tài và tự kỷ - Ảnh 1.
Người tự kỷ có nhiều biểu hiện về nhận thức và hành vi tương tự như thần đồng nhưng không phải tất cả người tự kỷ đều trở thành thiên tài xuất chúng. (Ảnh: buddymantra)

Bên cạnh đó, qua một nghiên cứu vào năm 2015, các nhà khoa học xác định một khu vực trên nhiễm sắc thể 1 của thần đồng và thân nhân của họ mắc chứng tự kỷ đều có đột biến gene.

Trong khi đó, nghiên cứu của Đại học Edinburgh tìm ra rằng người trưởng thành không tự kỷ nhưng có liên kết di truyền với nhiều biến thể di truyền tự kỷ thì thường có chức năng nhận thức tốt hơn những người khác.

Tuy nhiên, từ các nghiên cứu trên, nhiều người lại suy diễn rằng tất cả những người tự kỷ đều trở thành thiên tài. Dù đôi khi có những chuyên gia lên tiếng đính chính cho quan niệm sai lầm này thì niềm tin tự kỷ = thiên tài cứ vẫn tồn tại và phát tán.

Ông Amanda Batten, chuyên gia thuộc Hiệp hội Tự kỷ quốc gia Anh, nhắn nhủ: "Không phải tất cả người tự kỷ đều có khả năng trở thành thiên tài xuất chúng".

Ngoài ra, trên thực tế, chỉ có từ 5 - 10% số người tự kỷ có cái gọi là "khả năng khôn ngoan", chẳng hạn như khả năng nghe nhạc và đánh lại không cần biết nhạc phổ hay vẽ được từng chi tiết của tòa nhà dù chỉ nhìn thấy nó một lần. Nhưng hầu hết những người tự kỷ còn lại thì không được như vậy.

Mới đây, nhà tâm lý học Joanne Ruthsatz, tác giả của The Prodigy’s Cousin, đến từ Đại học bang Ohio cũng đã thực hiện một nghiên cứu về thần đồng.

Sau khi xét nghiệm DNA của các thần đồng và những người trong gia đình họ, cô phát hiện ra rằng một nửa số các thần đồng có liên quan đến người thân bị tự kỷ khá gần gũi như mối quan hệ ông bà với cháu gái chẳng hạn: "Hơn 50% trẻ thần đồng có một hoặc hai người họ hàng bị tự kỷ", nhà nữ khoa học nói.

Cô cũng tìm ra bằng chứng cho thấy cả thần đồng và những họ hàng bị tự kỷ chứa gene đột biến hoặc xuất hiện đột biến tại sợi ngắn của nhiễm sắc thể 1. Tuy nhiên, đột biến này không chia sẻ mối liên quan về mặt thần kinh mà chia sẻ chung tính cách.

Cô tiết lộ: "Những gì chúng tôi đang tìm kiếm là dấu hiệu di truyền thần đồng sở hữu còn những người thân tự kỷ của họ lại không". Joanne Ruthsatz trả lời phỏng vấn vừa qua rằng theo cô, nếu tìm ra được thần kinh của hai đối tượng nói trên khác nhau như thế nào thì có thể dẫn đến cách chữa trị tốt hơn cho người tự kỷ.

Phân tích như vậy để thấy rằng tự kỷ không phải là biểu hiện của thiên tài, thần đồng như nhiều người đang hiểu lầm dù cho rằng giữa chúng có mối liên hệ và nhiều biểu hiện na ná nhau. 

Do đó, nếu thấy con bạn có những dấu hiệu của tự kỷ như chậm nói, không có khả năng giao tiếp bằng mắt, thích chơi một mình, không thích ôm bố mẹ, thường xuyên lặp lại những động tác như lắc lư, quay vòng, hoặc vỗ tay... hãy đưa trẻ đi khám hoặc Gọi thoại với bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc Tâm lý trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bệnh.

Theo Soha.vn

- 26-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Đã bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi tại sao mình lại bị người khác ghét hoặc luôn tỏ thái độ không thích thú với bạn và những việc bạn làm? Cuộc sống rất công bằng, có người thương ta thì ắt hẳn sẽ có kẻ ghét, đó là điều không thể tránh khỏi. Đừng hỏi tại sao người ta ghét mình? Có lý do cả đấy! Dưới đây là 15 lí do vì sao bạn luôn bị người khác đố kị, hãy đọc và chiêm nghiệm.

  • Bắt nạt qua mạng là gì? Bắt nạt qua mạng là khi bất cứ một cá nhân nào bị đe dọa, xâm hại, làm nhục, làm mất mặt/xấu hổ hoặc bị tra tấn tinh thần qua tin nhắn, mạng Internet, các trang mạng xã hội và qua các thiết bị điện tử.

  • Trong giao tiếp, có đôi khi do truyền đạt ý không rõ ràng khiến chúng ta hiểu lầm nhau. Khi sự hiểu lầm kéo dài, chúng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, dẫn đến sự rạn nứt, tan vỡ hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý.…

  • Thuật ngữ tự kỷ Autism có gốc từ Hy Lạp: Autos, có nghĩa là “ tự thân”. Tự kỷ nằm trong nhóm các rối loạn phát triển lan toả (PDD: Pervasive Developmental Disorders): Là một nhóm hội chứng được đặc trưng bởi suy kém nặng nề và lan toả trong những lãnh vực phát triển: tương tác xã hội, giao tiếp và sự hiện diện của những hành vi và các ham thích rập khuôn.

  • Thuật ngữ gaslight (nghĩa đen: “Thắp sáng đèn ga”) đến từ vở kịch Gas Light (1983) nói về hành vi bạo hành tâm lý có hệ thống của nhân vật Jack Manningham lên vợ ông là Bella Manningham.Đây là một dạng bạo hành tâm lý rất hiệu quả vì nó khiến nạn nhân tự nghi ngờ cảm xúc, bản năng và sự tỉnh táo của mình. Khi đó, kẻ bạo hành sẽ có rất nhiều quyền lực lên nạn nhân và có thể dễ dàng kiểm soát nạn nhân.