Sơ cứu Vết thương bị đâm thủng

Vết thương bị đâm thủng thường không gây chảy máu quá nhiều. Hầu hết các vết thương thường tự liền lại ngay lập tức nhưng không có nghĩa là bạn không cần phải điều trị. Vết thương thủng, chẳng hạn như do giẫm lên một cây đinh, có thể gây nguy hiểm vì có nguy cơ gây nhiễm trùng.
Sơ cứu Vết thương bị đâm thủng
(Nguồn: songkhoe)

Cách chăm sóc vết thương thủng:

  1. Rửa sạch tay: Việc rửa tay giúp tránh tình trạng nhiễm trùng.
  2. Cầm máu: Băng ép bằng một miếng vải hoặc miếng băng sạch
  3. Rửa vết thương: Rửa vết thương bằng nước sạch. Nếu sau khi rửa, vết thương vẫn còn bẩn hay dính những mảnh vỡ, dùng nhíp đã được sát trùng bằng cồn để gắp bỏ vật. Nếu các mảnh vỡ vẫn còn dính trên vết thương, hãy đến gặp bác sĩ. Sử dụng khăn rửa mặt và xà phòng để rửa sạch vùng xung quanh vết thương.
  4. Bôi kháng sinh: Bôi một lớp mỏng kem hoặc mỡ kháng sinh như Neosporin hoặc Polysporin. Một số thành phần nhất định trong thuốc mỡ có thể gây phát ban nhẹ. Nếu phát ban, ngưng sử dụng thuốc mỡ.
  5. Băng vết thương: Băng vết thương giúp giữ vết thương sạch và tránh các vi khuẩn có hại.
  6. Thay băng: Thay băng ít nhất một lần mỗi ngày hoặc bất cứ khi nào thấy băng ướt hoặc bẩn.
  7. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng: Nếu vết thương vẫn không lành lại hoặc bạn thấy nó đỏ, đau nhiều hơn, chảy dịch, nóng hoặc sưng, hãy đến gặp bác sĩ.

Đến gặp bác sĩ

Đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu vết thương:
  • Vẫn còn chảy máu sau vài phút bịt vết thương.
  • Do động vật hoặc người cắn.
  • Sâu, bẩn hoặc gây ra bởi kim loại.
Nếu người bị thương vẫn chưa tiêm phòng uốn ván trong 5 năm qua và có vết thương sâu hoặc bẩn, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiêm nhắc lại. Người bị thương nên được tiêm trong vòng 48 giờ sau khi bị thương.
Nếu vết thương là do mèo hoặc chó cắn, cố gắng xác nhận xem vắc xin ngừa bệnh dại mới nhất là loại nào. Nếu do động vật hoang dã, hãy xin lời khuyên của bác sĩ về việc những động vật nào có khả năng mang bệnh dại nhất.


(Nguồn: Mayo Clinic)

- 28-05-2018 -