Mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng đã quay lại!

🎯 Mùa cao điểm của tay chân miệng đã quay lại!!!


Mùa hè năm nào cũng vậy, số trẻ đặt hẹn khám từ xa với các bác sĩ nhi trên Wellcare vì bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng luôn tăng cao. Vậy bệnh tay chân miệng có quá đáng sợ hay không? Hãy cùng tìm hiểu.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng do siêu vi gây ra, làm lở loét vùng miệng, tay, chân, mông và đôi khi là ở vùng kín. Bệnh tay chân miệng thường tự hết trong vòng 7-10 ngày.

2. Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Triệu chứng chính là những vết lở loét ở vùng miệng, trên bàn tay, bàn chân, mông và đôi khi là ở vùng mang tã. Các vết lở này có thể nhìn giống y như những đốm màu đỏ, vết sưng hoặc mụn nước. Ở miệng sẽ gây đau đớn khi nuốt, còn ở trên bàn tay và bàn chân không ngứa nhưng có thể gây đau nhức. Không phải tất cả người bệnh đều mọc nốt ở đủ cả 3 vùng tay, chân và miệng. Bệnh đôi khi có kèm sốt.


3. Lây nhiễm bệnh tay chân miệng

Bệnh do virus gây ra, có thể lây nhiễm qua các chất dịch tiết ra từ cơ thể của người nhiễm bệnh như:

- Dịch nhầy ở mũi

- Nước bọt

- Dịch chảy ra từ vết lở loét

- Và chất bài tiết của hệ tiêu hóa

Người mắc bệnh có thể lây cho người khác ngay trong tuần đầu tiên khi vừa bị nhiễm. Kể cả khi các triệu chứng bệnh đã hết, virus gây bệnh vẫn trú ngụ trong cơ thể trong nhiều tuần tiếp theo hoặc có khi là nhiều tháng.

4. Xét nghiệm có giúp chẩn đoán bệnh tay chân miệng?

Có, nhưng không cần thiết. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bệnh khi nắm rõ được các triệu chứng của bé và sẽ chỉ yêu cầu xét nghiệm khi cần thiết.

🔥🔥🔥 Khi nào thì nên gọi bác sĩ?

Ba mẹ nên gọi ngay cho bác sĩ nếu bé uống ít nước hơn bình thường và nhận thấy tã bé vẫn khô sau 4-6 tiếng (đối với bé sơ sinh và trẻ nhỏ) hoặc không đi tiểu sau 6-8 tiếng (với trẻ lớn).

Ba mẹ cũng nên ngay cho bác sĩ nếu tình trạng sức khỏe của bé ngày càng nặng hơn, hoặc không cải thiện sau vài ngày xuất hiện triệu chứng.

Gọi thoại hoặc video với 16 bác sĩ nhi khoa trên Wellcare tại đây: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/nhi

Tổng đài hỗ trợ đặt hẹn 028.3622.6822

6. Điều trị bệnh tay chân miệng

- Bệnh này không cần điều trị, thường sẽ tự khỏi trong vài ngày.

- Nếu bé quá đau, ba mẹ có thể dùng thuốc không kê đơn để hỗ trợ giảm đau, là các thuốc có thành phần acetaminophen hoặc paracetamol (Panadol, Efferalgan) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin). Lưu ý đừng bao giờ dùng thuốc có thành phần aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi (có thể sẽ gây ra hội chứng Reye).

- Vì vết lở trong miệng có thể gây đau khi nuốt, bé có thể ăn uống rất khó khăn, vì vậy ba mẹ hãy bảo đảm là bé uống đủ nước, không được để bé lâm vào tình trạng mất nước. Hãy cho bé ăn các thức ăn lạnh như kem và các thức ăn mềm như bánh dạng pudding và thạch cho dễ nuốt.

7. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

- Rửa tay bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy, tiếp tục duy trì việc rửa tay thường xuyên kể cả sau khi trẻ đã cảm thấy khỏe hơn.

- Tập thói quen rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.

- Giữ nhà cửa sạch sẽ, bao gồm các mặt bàn, đồ chơi và những thứ trẻ chạm vào.

- Nếu trẻ bị tay chân miệng và bị sốt, vết lở loang rộng, chảy nước miếng nhiều, hoặc thấy không khỏe như ngày thường, ba mẹ nên giữ bé ở nhà cho đến khi khỏi hẳn mới cho đi học lại.

Nguồn: Uptodate

✏️Biên Phiên dịch bởi: Khám từ xa Wellcare✏️

- 15-04-2024 -

Bài viết liên quan