Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 44

Bây giờ, bé có thể đòi chơi cùng người thân trong nhà và bắt đầu chơi tương tác qua lại. Có một cách khá hay và thú vị để giúp bé phát triển những kỹ năng xã hội cũng như tạo niềm vui cho bé đó là cho bé chơi cùng những em bé khác cùng trong độ tuổi của mình...

Bé phát triển như thế nào?

Tìm bạn cùng chơi

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 44

Bây giờ, bé có thể đòi chơi cùng người thân trong nhà và bắt đầu chơi tương tác qua lại. Có một cách khá hay và thú vị để giúp bé phát triển những kỹ năng xã hội cũng như tạo niềm vui cho bé đó là cho bé chơi cùng những em bé khác cùng trong độ tuổi của mình. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, hiện tại bé vẫn còn quá nhỏ để hiểu về chuyện kết bạn.
Những suy nghĩ của bé trong quá trình chơi cùng những bé khác sẽ giúp bé hình thành một nền tảng vững chắc trong việc tương tác với mọi người và bé cũng sẽ học hỏi được trò chơi mới từ những bé khác. Hãy kêu gọi sự giúp đỡ, hỗ trợ từ những ông bố bà mẹ khác để tạo điều kiện cho bé phát triển.

Đặt ra những giới hạn

Bé có thể hiểu những chỉ dẫn đơn giản, mặc dù đôi lúc bé sẽ chọn cách lơ đi khi bạn nói “không”.
Mặc dù ngày mai bé không thể nhớ được những gì hôm nay bạn nói, nhưng cũng không phải là quá sớm để bạn thiết lập một ranh giới nhất định cho bé. Dạy cho bé những khác biệt quan trọng như đúng hoặc sai, an toàn hay không an toàn.
Khen chê công bằng và dạy dỗ ngay khi bé làm điều gì đó không đúng. Ví dụ bé túm hay giật mạnh đuôi mèo, khi đó bạn hãy giữ tay bé lại, nhìn thẳng vào mắt bé và nói “Con không được làm vậy, vì em mèo sẽ đau”, sau đó bạn có thể cầm tay bé, chỉ cho bé vuốt ve em mèo một cách nhẹ nhàng. Dạy bé đối xử tốt với động vật ngay từ bây giờ sẽ góp phần làm tâm hồn bé tốt đẹp hơn sau này.
Bé sẽ hứng thú với việc khám phá những thứ mới mẻ hơn là ngồi nghe những lời cảnh báo từ bạn, vì vậy bạn cần luôn để mắt trông chừng và dạy dỗ bé.

Tìm hiểu về: Tính cách của bé

Cụ thể thì tính cách là gì?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 44

Đó là cách bé nghĩ và phản ứng với môi trường xung quanh. Một số bé vui vẻ, hòa đồng, số khác lại nhạy cảm và phản ứng chậm với những hoàn cảnh mới. Tuy nhiên cũng có bé rất mạnh mẽ và giàu năng lượng. Các chuyên gia ngày nay cho rằng phần lớn trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố bên ngoài.

Có thể dự đoán tính cách của bé bằng cách quan sát không?

Ở một mức độ nào đó, thì có thể. Bạn đã bắt đầu phác thảo được chân dung về tính tình của bé vào khoảng 3 hoặc 4 tháng tuổi. Vào tháng thứ 10, tính cách của bé ngày càng xác định - bạn đã có thể hình dung chính xác hơn về tính cách của bé sẽ như thế nào khi bé lớn lên. Về tổng thể thì những hành vi của bé lúc này chưa có gì là chắc chắn và cụ thể, bé sẽ thay đổi liên tục các hành động của mình. Thế nên đừng quá nhanh chóng đi đến kết luận về tính cách của trẻ tại thời điểm này.

Có thể can thiệp vào việc xây dựng tính cách bé?

Nếu bạn thấy trong tính cách bé hiện giờ có những dấu hiệu khiến bạn lo lắng, ví dụ như bé rất nhút nhát, thì điều quan trọng bạn nên làm lúc này vẫn là thấu hiểu hơn là phán xét. Đừng bao giờ “dán nhãn” hay chỉ trích bé (lúc chỉ có bé và bạn cũng như trước ở mặt nhiều người) vì điều này có thể khiến bé nghĩ rằng bé không tốt, không hoàn thiện. Thay vào đó, hãy thông cảm và khuyến khích con cư xử hay hành động theo hướng tốt hơn. Bạn sẽ nhận ra rằng, bạn không thật sự thay đổi được khuynh hướng phát triển tự nhiên của bé, mặc dù bạn có thể khuyến khích hay dạy con cư xử tốt hơn.

Cuộc sống của bạn: Cân bằng giữa công việc và gia đình

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 44

Câu hỏi làm sao để quản lý và cân bằng giữa công việc và chuyện chăm sóc con trẻ dường như đã gây khó khăn cho rất nhiều phụ huynh ngày nay, đặc biệt là khi bạn không nhận được sự giúp đỡ từ gia đình nội ngoại. Trong trường hợp này, dù rất khó được chấp nhận, nhưng bạn hãy thử đàm phán với cấp trên của mình để sắp xếp một lịch làm việc linh hoạt hơn cho bạn. Ví dụ như bạn có thể tăng ca ở nhà, làm bù giờ tại nhà… miễn sao hiệu quả công việc vẫn được đảm bảo.
Sau đó, hãy nghĩ đến việc sử dụng thời gian, tận dụng nó sao cho hiệu quả nhất, để bạn vừa có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình mà không dành quá nhiều thời gian rỗi rãi cho công việc đó. Bạn có thể xin đến sớm để được cho phép về sớm hơn (tùy công việc) hoặc làm việc luôn cả giờ trưa, giảm thiểu các hoạt động cá nhân không cần thiết để có thể về sớm.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 07-06-2018 -

Bài viết liên quan