Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 8

Thời điểm này, bé hoàn toàn có thể mở bàn tay mình - sẵn sàng để vươn ra thế giới. Những ngày đầu sau khi sinh, nắm chặt tay gần như là bản năng của bé và bé không thể thả ra theo ý muốn. Dù chưa thể chụp lấy bất kỳ vật gì nhưng bé có thể giữ chặt những thứ bạn đặt vào tay bé.

Bé phát triển như thế nào?

Với tay

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 8

Thời điểm này, bé hoàn toàn có thể mở bàn tay mình - sẵn sàng để vươn ra thế giới. Những ngày đầu sau khi sinh, nắm chặt tay gần như là bản năng của bé và bé không thể thả ra theo ý muốn. Dù chưa thể chụp lấy bất kỳ vật gì nhưng bé có thể giữ chặt những thứ bạn đặt vào tay bé. Và khi đã nắm thứ gì, bé sẽ không dễ dàng buông bỏ. Tuy nhiên, bé đã bắt đầu biết quơ tay để chạm các vật xung quanh, hãy chú ý đặt những vật nguy hiểm ra khỏi tầm với của bé. Đồng thời không nên vừa ẵm bé vừa cầm đồ nóng hoặc đồ vật có cạnh sắc nhọn.

Bắt đầu quá trình học hỏi

Có những khoảng thời gian ngắn bé yên lặng và tỉnh táo. Đây là thời điểm thích hợp nhất để giúp bé học hỏi. Não bé sẽ tăng khoảng 5cm trong 3 tháng đầu tiên.
Hãy tận dụng những lúc bé yên lặng để trò chuyện, hát hay mô tả bức tranh trên tường cho bé nghe nhằm tạo sự gắn bó giữa bạn và bé. Bé có thể tiếp thu những lời bạn nói mặc dù bé vẫn chưa thể đáp lại.
Để bàn tay bé tiếp xúc với các chất liệu mới (nhám, trơn, gồ ghề…), cho bé nhìn thấy những hình ảnh và nghe thấy những âm thanh mới cũng là cách giúp bé học hỏi. Bạn có thể biến bồn tắm thành nơi để bé trải nghiệm về thế giới xung quanh.

Dõi theo các đồ vật chuyển động

Bé bây giờ đã có thể nhìn theo một vật chuyển động mà không rời mắt.
Các cửa hàng có bán rất nhiều đồ chơi giúp phát triển tư duy nhưng bạn chỉ cần tận dụng các món đồ có sẵn trong nhà. Dùng một đồ vật có phát ra âm thanh hoặc một cái muỗng bằng nhựa màu sáng di chuyển qua lại theo chiều ngang trước mặt bé, sau đó đưa lên đưa xuống theo chiều dọc. Việc này giúp thu hút sự chú ý của bé mặc dù có thể đến 3 tháng sau bé mới nhìn theo một vật di chuyển theo chiều dọc hoặc đến 6 tháng sau mới có thể nhìn theo một vật di chuyển theo đường chéo.
Bạn cũng có thể giao tiếp bằng mắt với bé bằng cách đưa mặt lại gần sát mặt bé rồi từ từ di chuyển đầu bạn từ bên này qua bên kia. Bé sẽ chăm chú nhìn theo mắt bạn.

Chú ý: Nên nhớ, bé của bạn là duy nhất

Không có đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào! Mỗi trẻ có những giai đoạn phát triển khác nhau. Các tài liệu hướng dẫn chỉ đơn giản cho bạn biết những cột mốc phát triển chung và những kỹ năng bé của bạn có khả năng đạt được. Những trẻ sinh non thường cần nhiều thời gian hơn để đạt các mốc phát triển như những bé khác. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về sự phát triển của bé thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ Nhi khoa.

Khả năng nghe

Làm sao biết được bé có nghe tốt không?

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 8

Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ, trẻ sơ sinh nên được tầm soát khiếm thính trước khi xuất viện. (Thống kê cho thấy 2 - 3 trong số 1000 trẻ sinh ra bị mất thính lực).
Các xét nghiệm sàng lọc cho trẻ sơ sinh không thể phát hiện suy giảm thính lực ở mức độ nhẹ, do đó đạt kết quả tốt sau khi đo không có nghĩa là khả năng nghe của bé hoàn toàn tốt. Một số trẻ bị mất khả năng nghe một thời gian sau đó do bệnh tật hoặc chấn thương. Cha mẹ và người thân thường là những người đầu tiên cảm nhận được điều bất thường, do đó cha mẹ nên biết về một vài dấu hiệu mất thính lực ở trẻ.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng bạn không thể phát hiện ra các bất thường. Bé có thể xoay về phía bạn khi bạn nói chuyện hoặc bước vào phòng, nhưng điều này không có nghĩa là thính giác của bé phát triển tốt. Bé có thể nghe một vài âm thanh, nhưng không đủ để bé học nói. Vì vậy, cần phải kiểm tra thính lực của bé thường xuyên khi đi khám sức khỏe định kỳ.

Nguyên nhân gây ra khiếm thính ở trẻ?

Một số trẻ sinh ra đã gặp vấn đề về thính giác do di truyền (tiền sử gia đình có người bị điếc). Các nguyên nhân khác bao gồm tiếp xúc với các bệnh lây nhiễm như rubella (sởi Đức) hoặc CMV (cytomegalovirus - một loại virus thuộc nhóm Herpes) trong tử cung, trẻ bị ngạt trong lúc sinh, viêm màng não, suy giáp hoặc sinh non.
Một số dị tật bẩm sinh cũng gây nên tình trạng khiếm thính. Trong một số trường hợp, cảm lạnh, nhiễm trùng tai giữa, hoặc tích tụ quá nhiều ráy tai cũng ảnh hưởng đến khả năng nghe tạm thời. Hoặc tai trong bị tổn thương bởi các chấn thương, khối u hoặc vi rút.

Làm gì nếu thính lực của bé có vấn đề?

Nếu bạn lo lắng về thính giác của bé, hãy thông báo với bác sĩ Nhi của bé để tiến hành kiểm tra tai, đo thính lực, hoặc giới thiệu bạn đến một chuyên gia thính học hay bác sĩ Nhi chuyên khoa tai mũi họng - những người có thể thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu.
Chẩn đoán sớm là cực kỳ quan trọng. Suy giảm thính lực nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng rất nhiều đến việc học và phát triển ngôn ngữ sau này của trẻ. Trong khi đó, việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ bình thường. Điều trị đi kèm với máy trợ thính, dụng cụ được thiết kế để phù hợp với cả những bé sơ sinh còn rất nhỏ. Sau đó, trẻ bị khiếm thính có thể được cấy ghép ốc tai - một thiết bị sử dụng điện cực để truyền âm thanh, cũng như liệu pháp về ngôn ngữ.

Cuộc sống của bạn: Cảm giác có lỗi vì không thể cho con bú

Dành cho năm đầu đời của bé - Tuần 8

Ngày nay, nhiều mẹ phải đối mặt với áp lực từ xã hội về việc cho con bú. Không thể phủ nhận sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh nhưng có nhiều trường hợp mẹ không thể cho con bú vì lý do sức khỏe. Cảm giác tội lỗi vì bé không được bú sữa mẹ càng trở nên tồi tệ hơn nếu lúc mang thai bạn đã lên kế hoạch cho con bú nhưng rồi hoàn cảnh không cho phép làm như vậy.
Cả sữa mẹ lẫn sữa công thức đều nuôi bé lớn. Nếu vì một lý do nào đó, bạn dự định ngưng cho bé bú, hãy trò chuyện với bác sĩ Nhi khoa hoặc chuyên gia tư vấn. Hãy chia sẻ tâm trạng của bạn và đừng quá khắt khe với bản thân. Điều quan trọng không phải là cho bé bú bằng cách nào mà chính là tình yêu thương và sự quan tâm bạn dành cho bé.

(Nguồn tham khảo: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 06-01-2021 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Tin từ Bộ Y tế, từ tháng 6/2016, một số vắc xin mới sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) thường xuyên miễn phí.
  • 28-05-2018
    Chiều dài và độ dày lông mi được xác định bởi gen. Việc cắt lông mi không làm cho lông mi trẻ dài hơn, vì đơn giản: sự phát triển của số lượng các nang tóc được cố định ở một độ dài cụ thể, khi đạt đến ngưỡng sẽ tự động ngừng phát triển.
  • 28-05-2018
    - Tuổi thai (12+0): Thai 12 tuần tuổi. - Tuổi thai (12+1): Thai 12 tuần một ngày. - Tuổi thai (12+2): Thai 12 tuần hai ngày. - GSD: Đường kính túi thai (Đơn vị: mm) - CRL: Chiều dài đầu-mông (Đơn vị: mm) Nếu các chỉ số trên nằm ngoài giới hạn cho phép
  • 28-05-2018
    - Tuổi thai (37+0): Thai 37 tuần tuổi. - Tuổi thai (37 +1): Thai 37 tuần một ngày. - Tuổi thai (37 +2): Thai 37 tuần hai ngày. - BPD: Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm) - FL: Chiều dài xương đùi (Đơn vị: mm) - AC: Chu vi bụng (Đơn vị: mm) - HC: Chu vi
  • 28-05-2018

    Kháng sinh sử dụng bừa bãi thường gây tác dụng phụ như tiêu chảy, ói, dị ứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong. Nguy hiểm hơn, lạm dụng kháng sinh dễ dẫn đến đề kháng kháng sinh (hay còn gọi là lờn kháng sinh), về sau khi cần sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây bệnh thì nó không còn tác dụng nữa, người bệnh sẽ dễ có nguy cơ bị bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong.